AL-QAEDA TRONG BỐI CẢNH ĐỊA CHIẾN LƯỢC MỚI Liên - TopicsExpress



          

AL-QAEDA TRONG BỐI CẢNH ĐỊA CHIẾN LƯỢC MỚI Liên minh cưỡng lại suy tàn Al-Qaeda chỉ là một hiện tượng truyền thông bị các nước phương Tây và Arab khai thác một cách quá mức và tuyên truyền quá độ để thực hiện mục đích chính trị của mình. Đó là nhận xét của ông Mohamed Sarif, chuyên gia người Maroc về các nhóm Hồi giáo, khi nói về tổ chức khủng bố lớn nhất thế giới này trong bối cảnh hiện nay. Lý giải vấn đề này trên tạp chí “Focus ”, ông khẳng định từ sau vụ đánh bom tòa tháp đôi ở New York, al- Qaeda suy sụp nhanh chóng, từ đó phải tính tới liên minh với trào lưu thánh chiến và các nước phương Tây, như những gì diễn ra ở Lybia, Tunisia và Ai Cập đã và đang cho thấy. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 dẫn đến nhiều thay đổi trong hơn mười năm qua. Thế giới chứng kiến một loạt thay đổi lớn tại các chế độ phương Tây tự do, từ đó tác động đến các đối tác của họ trong thế giới Arab. Trong đó phải kể đến bốn thay đổi cơ bản. Thứ nhất, khái niệm nhà nước, vốn rất hạn chế ở các nước phương Tây trước khi xảy ra vụ 11/9, xuất hiện trở lại trong việc bảo vệ quyền và tự do cá nhân. Thứ hai, các nước phương Tây quay lại với nguyên lý giữ gìn an ninh và ổn định bất chấp quyền và quyền tự do cá nhân. Thứ ba, phương Tây nhắm mắt làm ngơ trước nhiều hành vi quá đà về nhân quyền. Thứ tư và cuối cùng là khái niệm chủ quyền an ninh của các nhà nước không còn nữa vì các cơ quan an ninh buộc phải hợp tác với các cơ quan an ninh phương Tây, cụ thể là Mỹ, để tiến hành cuộc chiến quốc tế chống khủng bố, từ đó minh chứng cho việc khái niệm chủ quyền quốc gia không còn tồn tại. Cụ thể hơn, bước chuyển biến thứ ba thể hiện ở việc phương Tây cố tình nhầm lẫn giữa khủng bố và kháng cự, như trường hợp các vấn đề liên quan đến cuộc kháng chiến của người Palestine và Chesnia. Thay đổi cuối cùng cho thấy các nước phương Tây có rất nhiều cố gắng để không nhầm lẫn giữa hai trào lưu tôn giáo: một bên là trào lưu chính thống với hai phái cực đoan và truyền thống và một bên là trào lưu Hồi giáo chính trị ôn hòa và thông thái. Hai trường phái này được phương Tây ủng hộ và khi kết hợp với nhau, muốn vươn tới một đạo Hồi tự do như một khái niệm mới. Tuy nhiên, phương Tây cũng qua đó khai thác mặt mạnh và mặt yếu của hai trào lưu này theo hướng có lợi cho mình, đặc biệt là tác động của phái cực đoan, với hiện thân là al-Qaeda và các nhóm khủng bố hay Hồi giáo thánh chiến khác, đối với các khu vực khác nhau với tư cách là một tổ chức. Điều đó có thể nhận thấy được qua nhiều dấu hiệu, chẳng hạn như kết quả các chiến dịch của al-Qaeda từ khi ra đời đến nay. Có thể kể ra vụ khủng bố nhằm vào Đại sứ quán Mỹ tại Dar Es Salam (Tanzania) và nhiều vụ khác ở Saudi Arabia trước khi nổ ra vụ đỉnh điểm ngày 11/9/2001 và tiếp đó là các vụ đánh bom ở Madrid và Paris. Tất cả các vụ khủng bố đó vẫn là hạn chế so với những lời kêu gọi của Bin Laden phải tấn công phương Tây. Nhưng al-Qaeda bắt đầu suy sụp kể từ khi Bin Laden bị tiêu diệt, tiếp đó là cái chết của Abderrahmane E1 Misrati, rồi Younes E1 Mauritani bị bắt. Tình thế của al-Qaeda lúc đó được giải thích là do tình báo Mỹ và Pakistan hoàn toàn làm chủ cuộc chơi với biêu hiện rõ ràng nhất là lịch trình được hai nước này quyết định để tiêu diệt Bin Laden. Đến lúc này, Al-Qaeda vẫn sẽ tồn tại với tư cách là ý tưởng để đối phó với phương Tây và các chế độ đế quốc, nhưng không còn là al-Qaeda với tư cách là tổ chức khủng bố. Người ta thấy xuất hiện một sự đồng cảm giữa trào lưu thánh chiến và phương Tây và những gì diễn ra ở Lybia của Gaddafi là một dấu hiệu cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Trong một khoảng thời gian nhất định, al-Qaeda đã định gắn mình với các cuộc biểu tình trong “Mùa Xuân Arab” nhằm lợi dụng tình trạng bất ổn chính trị diễn ra sau khi một số chế độ sụp đổ, như ở Tunisia và Ai Cập, hay các cuộc đối đầu đẫm máu giữa người biểu tình và lực lượng an ninh như ở Lybia, Syria và Yemen. Mưu đồ muộn màng thâm nhập phong trào cách mạng này nảy sinh từ việc ý đồ phản kháng hòa bình ở các nước Arab dường như khiến al-Qaeda và các chế độ trong khu vực bị bất ngờ. Cả al- Qaeda lẫn chính phủ các nước này đều không nghĩ rằng bộ máy hùng hậu của các nhà nước nắm giữ quyền lực từ nhiều thập kỷ nay lại sụp đổ sau khi người biểu tình đưa ra yêu sách một cách hòa bình, xuống đường và chiếm các chốn công cộng. Mặt khác, sự thức tỉnh muộn màng của al-Qaeda trước các sự kiện nổ ra trong thế giới Arab đã diễn ra trong lúc có thay đổi đáng kể trong cấp lãnh đạo của tổ chức này sau khi Bin Laden chết. Ayman al-Zawahiri, người thay thế Bin Laden, phải tìm kiếm các giải pháp có thể được để thoát khỏi thế bế tắc khiến al-Qaeda trở thành một tác nhân bị gạt ra rìa trong các cuộc biểu tình của “Mùa xuân Arab”. Y cũng cần phải xây dựng lại một tổ chức đã bị phân rã thành nhiều mảng. Trước khi chết, Bin Laden dường như cũng từng tuyên bố rằng mình không biết ai là chỉ huy trên thực địa của tổ chức này nữa vì họ lần lượt bị tiêu diệt chỉ một thời gian ngắn sau khi được chỉ định. Có lần al-Zawahiri nói đến tình hình ở một số nước Arab và khẳng định tổ chức của y quyết tâm tiếp tục cuộc thánh chiến, nghĩa là các vụ đánh bom khủng bố. Tuy nhiên, thông điệp của thủ lĩnh al-Qaeda bị các phương tiện truyền thông phần nào bỏ qua. Điều này ít khi xảy ra trong quá khứ khi Bin Laden đưa ra thông điệp của tổ chức khủng bố này. Có thể đó là do báo chí, truyền thông quan tâm hơn đến những gì xảy ra ở các nước Arab, song cũng có thể xuất phát từ một việc mà bây giờ những người ủng hộ al-Qaeda dường như cũng phải thừa nhận. Đó là lối nói và những lời kêu gọi của al-Qaeda cũng như các thủ lĩnh của tổ chức khủng bố này đã trở nên lạc lõng và gần như không phản ánh nguyện vọng của đa số người Arab đứng lên chống lại chế độ ở nước họ nữa. Giới chuyên gia cho rằng lời lẽ của al-Zawahiri dường như mang tính hòa giải đối với các phong trào Hồi giáo chính trị, kể cả phái cực đoan thánh chiến, với ý định thiết lập lại cầu nối đã bị cắt đứt giữa các phái với nhau. Al-Zawahiri chắc chắn biết một trong những lý do hàng đầu khiến al- Qaeda bị gạt ra khỏi các phong trào Hồi giáo chính trị, kể cả các trào lưu tin vào hoạt động vũ trang lẫn các trào lưu ủng hộ chính trị đa nguyên và hoạt động hòa bình. Trong cuốn sách nổi tiếng của mình có tựa đề “Mùa gặt cay đắng”, Al-Zawahiri phê phán với lời lẽ cay nghiệt tình anh em Hồi giáo của Ai Cập trong những năm 1980 và 1990. Y cũng mở một chiến dịch tiến công các thủ lĩnh Hồi giáo thánh chiến Ai Cập thuộc Nhóm Hồi giáo vì đã công bố một số báo cáo lên án việc sử dụng vũ lực chống các chế độ trong thế giới Hồi giáo cũng như những hành động thái quá của al- Qaeda trong các chiến dịch đánh bom khủng bố; Bức thông điệp mới của al-Zawahiri cho thấy một nỗ lực tuyệt vọng muốn lợi dụng các sự kiện chính trị đang diễn ra trong thế giới Arab, sau khi các ý định nhằm cùng những mục tiêu trước đó đã thất bại. Al-Zawahiri cũng định nhảy vào cuộc khủng hoảng Lybia khi cảnh báo phương Tây “chiếm đóng” nước Hồi giáo này. Hội đồng dân tộc chuvển tiếp Lybia (NTC), đại diện cho lực lượng nổi dậy và được quốc tế công nhận, lúc đó đã gián tiếp đáp lại bằng cách tiếp tục tìm kiếm sự giúp đỡ cần thiết của các tổ chức quốc tế như NATO để bảo vệ dân chúng trước các cuộc tấn công của chế độ Gaddafi, Thủ lĩnh al-Qaeda cũng bày tỏ sự ủng hộ đổi với người biểu tình ở Syria chống chế độ Bashar al-Assad, từ đó đẩy nhửng người phản kháng Al-Zawahiri tới chỗ nhanh chóng xa rời tuyên bố của y bằng cách khẳng định sự ủng hộ đối với các cuộc biểu tình trong hòa bình, từ chối biến các cuộc biểu tình đó thành xung đột vũ trang. Điều đó có thể trở thành sự thật nếu al-Qaeda gia nhập phong trào này. Tại Ai Cập, al-Zawahiri muốn gia nhập phong trào nổi dậy khi kêu gọi thiết lập một hệ thống lãnh đạo dựa trên luật Hồi giáo, nhưng ý định đó không nhận được sự đồng thuận giữa các nhóm khác nhau trên thực địa trong cuộc cách mạng này. Cũng có lần al-Zawahiri định nhắc lại với phái thánh chiến rằng Nhà tiên tri Mohamed Ali mất đi, song đạo Hồi không chết và al-Qaeda sẽ không mất đi khi Bin Laden chết. Y nói đến tầm quan trọng của “cuộc chiến thuyết phục” nhằm giành giật con tim và khối óc của các tín đồ Hồi giáo, và nhấn mạnh rằng một chiến dịch thuyết phục, về tầm quan trọng, tương ứng với một trận chiến. Y kêu gọi phong trào thánh chiến nỗ lực theo hướng đó vì phái này hiểu rõ bản chất của kẻ thù và biết làm thế nào để đáp lại những gì là “nói dối và sai trái” chống lại mình. Theo al-Zawahiri, phải thánh chiến phải khai thác các quyền tự do mới trong truyền thông để tuyên truyền tư tưởng thuận lợi cho cuộc thánh chiến vì cơ hội xuất hiện nhiều hơn sau khi các chế độ độc tài sụp đổ ở Tunisia và Ai Cập. Thủ lĩnh al-Qaeda còn nhắc đến một số cá nhân mà y coi là “những người lính vô danh” và là những người tiến hành các chiến dịch tuyên truyền vì thánh chiến mà y gọi là “kỵ sĩ của cuộc thánh chiến”. Y yêu cầu những người làm việc tại các diễn đàn truyền thông ủng hộ sự nghiệp của al-Qaeda, cùng nhau cố gắng theo hướng đó. Đây rõ ràng là cách nói nhằm vào các phần tử ôn hòa và những người thường xuyên trao đổi trên Internet và tự cho mình là người ủng hộ thánh chiến và truyền tải nhiều thông điệp do các nhánh của al-Qaeda công bố. Al-Zawahiri còn kêu gọi những người ủng hộ al-Qaeđa chống lại và chiến thắng Mỹ. Điều đó khẳng định y đi theo đường lối của Bin Laden trong cuộc chiến chống lại Mỹ và phương Tây nói chung. Chính lối nói đó góp phần làm tan rã al-Qaeda, một cái tên gắn với nhiều vụ giết người nhằm vào dân thường, dù đó là trên máy bay dân dụng, trong các tòa nhà thương mại, trên tàu hỏa, trong cửa hàng ăn, trong quán bar hay chỉ là những du khách bình thường đến thăm các nước Hồi giáo. Al-Zawahiri biết chắc chắn rằng những hành động theo hướng đó không những khiến al-Qaeda phải trả cái giá là không nhận được sự ủng hộ và thiện cảm của dư luận châu Âu, mà còn góp phần đáng kể vào việc làm mất đi sự ủng hộ của dân chúng các nước Arab. Nhiều báo cáo được công bố đã cho thấy rằng, tổ chức khủng bố này thậm chí không thể trông cậy vào giới thánh chiến được vì nhiều nhóm coi những hành động không có kết quả của al-Qaeda là vô nghĩa. Khai thác thất bại kép của Mỹ Được khích lệ bởi ngọn lửa của làn sóng nổi dậy làm rung chuyển thế giới Arab, thế hệ khủng bố thứ tư đang hình thành, hiện hữu và nguy hiểm hơn. Các sự kiện diễn ra ở Tunisia, Lybia, Yemen và bây giờ ở Syria, Ai Cập, là những yếu tố khích lệ đối với các mạng lưới của Al-Qaeda. Các sự kiện đó cũng lay chuyển chiến lược chống khủng bố của Mỹ với hoạt động tập trung vào vùng Trung Đông, Sahel và Yemen. Xuất phát từ những yếu tố trên, tạp chí “Afrique ” cho rằng al-Qaeda có thể được hưởng lợi từ thất bại kép của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Khi đáp trả vụ khủng bố 11/9, Mỹ không những không khôi phục được sức mạnh đã mất của mình mà còn góp phần làm nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính vài năm sau đó. Từ đó, Chính quyền Bush rơi vào chiếc bẫy mà Bin Laden vô tình giương ra, mắc không ít sai lầm nghiêm trọng về kinh tế cũng như an ninh, góp phần làm cho nước Mỹ suy yếu. Từ những năm 2000, người ta nói nhiều đến sự suy tàn của Đế chế Mỹ. Vụ khủng bố 11/9 chắc chắn không làm bộc lộ sự suy tàn của Mỹ, nhưng đóng vai trò quan trọng trong đó do cách thức mà George W. Bush muốn đáp trả. Không có gì buộc ông phải can dự vào cuộc chiến tranh Iraq trong khi đất nước này dĩ nhiên không chứa chấp cũng không giúp đỡ Bin Laden. Mỹ cũng không nhất thiết phải thực hiện chính sách an ninh ở trong nước và xóa bỏ một phần bảo trợ xã hội. Khi đáp trả các vụ khủng bố đó, Chính quyền Bush có ý định khôi phục sức mạnh của Mỹ chủ yếu bằng sức mạnh. Nhưng thất bại là quá rõ ràng. Trước hết là về phương diện an ninh. Có thể nói rằng rốt cuộc, Mỹ đã thành công trong việc ổn định Iraq, mặc dù rất không hoàn chỉnh. Nhưng Mỹ không có khả năng đưa ra giải pháp cho Trung Đông, tái tạo lại không gian bên ngoài bằng sức mạnh. Tiếp đó là thất bại về kinh tế. Cái giá phái trả cho các cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan đã đào sâu thêm chiếc hố thâm hụt ngân sách và làm nảy sinh chu trình nợ chưa từng thấy trong các hộ gia đình Mỹ. Chính các yếu tố đó đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế thời kỳ 2007-2008 và cho đến nay phương Tây vẫn chưa thoát được ra hẳn. Đô đốc Mike Mullen, một trong những quan chức quân sự cấp cao nhất của Mỹ, đã có lý khi cho rằng “mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với Mỹ là món nợ”. Mỹ không thể tiếp tục có được bộ máy quân sự như hiện nay, mặc dù đã yếu hơn cách đây 10 năm, nếu nền kinh tế nước này vẫn dựa vào các cơ sở thiếu lành mạnh. Như vậy, đó là một thất bại kép. Liệu Mỹ có lâm vào thế yếu không? Trả lời câu hỏi này, nhà sử học và kinh tế học Laurent Samit, chuyên gia về các vấn đề chiến lược và Nga, đánh giá rằng chính trong những năm 1990-1992, khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ lúc đó là nước duy nhất kết hợp được sức mạnh quân sự và kinh tế, ảnh hưởng chính trị và văn hóa. Từ đó Mỹ được gọi là siêu cường, nhưng vì không có ai hơn. Bởi lẽ ai cũng biết rằng Mỹ gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng về kinh tế và một ngày nào đó sẽ bị Trung Quốc vượt qua và sức mạnh quân sự của họ không còn đi liền với khả năng đưa ra giải pháp chính trị cho các cuộc xung đột nữa. Trong thời kỳ 1992-2000, sức mạnh siêu đẳng đó đã tan biến. Bill Clinton nhiều lần định làm đúng những gì W.G. Bush đã từng làm: đe dọa Iraq, nói đến trường hợp Afghanistan… Nhưng ông đã dừng lại đúng lúc, chắc chắn vì êkíp giúp việc cho ông có trình độ. Các nhà dân chủ hiểu ra rằng Mỹ một mình không thể đưa ra giải pháp cả quân sự lẫn chính trị được nữa. Và đặc biệt là phải trả giá về kinh tế cho điều đó. Về phần mình, Barack Obama được bầu trước hết là để giải quyết cuộc khủng hoảng ngân hàng. Nhưng ông cũng là ứng cử viên của phái “quốc tế hóa” gắn việc bảo vệ các nguyên tắc của Mỹ với vấn đề công nhận giá trị của các xã hội khác. Ngoài ra, chính sách của ông đúng ra có thể được coi là một thất bại nửa vời, thậm chí là thất bại hoàn toàn nếu nói về khủng hoảng kinh tế. Trong lúc đó, Trung Quốc đang ghi điểm. Điều đó không có nghĩa là trong tăng trưởng của Trung Quốc không có điểm yếu, nhưng lúc này, Trung Quốc cho thấy họ có khả năng phát hiện, đánh giá và sửa chữa sai lầm trước khi xảy ra thảm họa. Bắc Kinh hoàn toàn hiểu được sự cần thiết phải tập trung vào phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh tiêu thụ ở trong nước. Muốn thế kỷ 21 là thế kỷ của mình và thế chân Mỹ, Trung Quốc phải có một kế hoạch bá quyền thế giới, nhưng điều này dường như không diễn ra. Rõ ràng là Trung Quốc muốn được công nhận như những gì mình đang có, cường quốc hàng đầu thế giới và chấm dứt “thế kỷ tủi nhục” (1890-1949). Nhưng dường như một khi đã vượt qua được mặc cảm đó, Trung Quốc lại trở lại với những gì là sức ì lịch sử của nước này: đó là một nước không tin vào nước khác, không muốn can dự vào công việc của nước khác, cũng không muốn nước khác can thiệp vào công việc của mình. Điều đó đặt ra một vấn đề rất lớn: một trong những cường quốc chính trên thế giới lại không muốn gánh vác trách nhiệm ở cấp độ thế giới. Vậy Tổng thống Barack Obama có giải pháp nào không? Chuyên gia Laurent Samit, tác giả của nhiều cuốn sách trong đó có cuốn “Thế kỷ 21 mới” (Nhà xuất bản Seuil, năm 2008) và “Phi toàn cầu hóa” (cùng nhà xuất bản, năm 2011), cho biết khi ông Obama được bầu đã nổ ra tranh luận giữa các cố vấn của ông: nên cứu các ngân hàng hay tái tạo khả năng chi trả cho các hộ gia đình Mỹ? Ông Obama đã chọn giải pháp đầu tiên. Kết quả là cầu trong nước hiện nay vẫn ở mức cực kỳ thấp, sản xuất giảm sút và Mỹ phải đối mặt với vấn đề đầu tư rất lớn. Ngân hàng và các công ty lớn của Mỹ chủ yếu đầu tư ra nước ngoài. Một phần lớn hạ tầng công lúc này lại rất cần được đàu tư. Nhưng món nợ lại trở thành một vấn đề lớn, tác động tiêu cực vào chính sách an ninh của Mỹ. Nhìn chung, tuy Mỹ thắng trong cuộc chiến chống khủng bố, Al- Qaeda đã yếu đi…, song giới chuyên gia cho rằng vấn đề an ninh tổng thể của các châu lục vẫn không được giải quyết. Các biện pháp kiểm soát tại các sân bay từ sau vụ 11/9 vẫn chưa được dỡ bỏ… Ông Laurent Samit, đồng thời là Giám đốc nghiên cứu thuộc Trường khoa học xã hội cao cấp Paris, than phiền rằng khi coi al-Qaeda là quỷ Satăng, người ta đã không nhận ra một số vấn đề khác. Rõ ràng hiện tượng khủng bố là hệ quả của các vấn đề không được giải quyết, như vấn đề Israel và Nhà nước Palestine tương lai. Đó cũng là hậu quả của quá trình toàn cầu hóa kinh tế tạo ra những điểm nghèo khổ trong lúc lối sống của phương Tây trở nên ngày càng lấn lướt. Chính từ sự khác biệt giữa một bên là cách sống của đa số người và bên kia là nguyện vọng của họ mới nảy sinh tâm lý bực tức có thể phát triển xấu đi thành khủng bố. Đó chính là thứ cần phải loại bỏ. Song cả Chính quyền Bush lẫn nhân dân Mỹ đều không sằn sàng làm điều đó. Người ta thấy rõ rằng tại Afghanistan, chính quyền rơi vào tay Taliban vốn chỉ có ưu điểm duy nhất là không công khai nói mình chống lại Mỹ. Vấn đề Israel-Palestine không được giải quyết. Mỹ do quá bận bịu với Iraq, Afehanistan và, ở một mức độ thấp hơn, là Yemen, nên không dự báo được làn gió phán kháng xuất hiện ở Tunisia rồi quét sang một số nước khác. Ý thức được điều đó, tuy muộn màng, Mỹ tìm mọi cách để lấy lại quãng thời gian đã mất bằng cách tạo cho mình lối thoát hiểm trong các phong trào phản kháng trong thế giới Arab, vấn đề nảy sinh ở đây và liên quan đến các cuộc “cách mạng Arab” là lập trường của Mỹ rất mập mờ. Washington ủng hộ phong trào khi có lợi cho mình, như ở Lybia. Trong cuộc xung đột Lybia, Mỹ đứng ở tuyến sau, nhưng lại là sức mạnh có tính động lực của NATO. Cho dù không làm phần lớn các công việc ở Lybia, song Mỹ góp phần đáng kể vào đó, bằng cách cung cấp đạn dược cho Pháp và Anh và hy vọng được lợi từ đó về ảnh hưởng. Nhưng ở các nước khác, như Ai Cập, họ theo đuổi đường lối bảo thủ. Ông Laurent Samit cho rằng đó là đánh lộn sòng và Mỹ sẽ phải trả giá cho điều đó. Thủ lĩnh al-Qaeda, Ayman al-Zawahiri, có thể dễ dàng tiếp tục làm suy yếu nước Mỹ. Dù Chính quyền Obama giúp Ai Cập nhiều để loại trừ Mubarak và lực lượng Mỹ tham gia loại bỏ trực tiếp Gaddafi ở Lybia, song Mỹ vẫn rất không được lòng dân chúng trong thế giới Arab. Dù lính Mỹ chính thức được cho là đã rút khỏi Iraq, song vẫn còn một số lớn ở lại với danh nghĩa này hay danh nghĩa khác. Lực lượng đó đóng vai trò khiêm tốn hơn trong việc bảo vệ nước này và kín tiếng hơn, nhưng sự có mặt của họ vẫn khiến không ít người dân trong khu vực tức giận. Dĩ nhiên, Mỹ vẫn ở lại Afghanistan trong những năm tới. Mỹ cũng không dự định chấm dứt mối quan hệ hữu hảo giữa mình với một số nước trong khu vực trong một tương lai gần. Vả lại, Washington bị kẹt giữa ý muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với một số nhà độc tài thân thiện, như vua Jordan Abdullah, và sự cần thiết phải làm việc với phái dân chủ mới mẻ. Mỹ và Israel dĩ nhiên vẫn sẽ là những người bạn tốt của nhau. Tiết mục thăng bằng trên dây này không làm ai vừa lòng và khiến al-Qaeda phải tính toán kỹ lưỡng hơn trong mối quan hệ của mình. Trong bối cảnh đó, Mỹ cũng như châu Âu phải đối phó với mối đe dọa lớn hơn. Các cơ quan tình báo Mỹ phải điều chỉnh lại toàn bộ lịch trình của mình. Hợp tác giữa Mỹ và Cơ quan tình báo các nước đồng minh và bạn bè được tăng cường, nhưng Mỹ không phụ thuộc hoàn toàn vào vấn đề này trong cuộc chiến chống al-Qaeda. Tổ chức khủng bố toàn cầu này lợi dụng tình hình hỗn loạn ở các nước Trung Đông và Bắc Phi để khôi phục chỗ đứng và hoạt động của mình. Ý thức được tình thế chính trị và xã hội mới, các nhóm khủng bố thuộc và tách ra từ al-Qaeda chắc chắn sẽ tìm cách thích nghi với tình hình mới và đó là điều khiến Mỹ lo ngại, đặc biệt là khi tình thế mới đó vẫn chưa rõ ràng đối với các chiến lược gia Mỹ. Liệu có xảy ra cuộc đối đầu mới giữa Mỹ và al-Qaeda không? Nếu có thì sẽ là hình thức nào và ở mức ‘độ nào? Theo ông Michael Doche, giáo sư khoa học chính trị tại trường Đại học Thiên chúa giáo Notre-Dame (Mỹ), các sự kiện chưa từng thấy ở Trung Đông đánh dấu bước khởi đầu của một kỷ nguyên mới đối với cường quốc Mỹ trong khu vực và hạn chế ảnh hưởng của các cơ quan tình báo. Mỹ phải xác định những hạn chế trong ảnh hưởng của mình. Một cựu nhân viên CIA cho rằng hậu quả đầu tiên là một số mối quan hệ mà Mỹ xây dựng được trong thời gian qua để chống al-Qaeda và khủng bố đã không còn nữa. Tại Yemen, Cơ quan tình báo không quá quan tâm đến al-Qaeda mà đến sự sống còn của mình. Do đó, dù chế độ tại vị là như thế nào, một khi trật tự được thiết lập trở lại, al-Qaeda sẽ mạnh hơn, hang ổ của chúng sẽ lớn hơn, an toàn hơn. Thách thức và cơ hội Ayman al-Zawahiri thừa hưởng từ Bin Laden một tổ chức bị tấn công từ mọi phía. Y và các chỉ huy khác của tổ chức khủng bố lớn nhất thế giới này lo sợ phải chịu chung số phận như Bin Laden. Tệ hơn thế, cách hành xử quá mức của al-Zawahiri khiến al-Qaeda có thể bị một số giới Hồi giáo chính trị lên án và gạt ra rìa trong khuôn khổ “Mùa xuân Arab”. Theo tạp chí “Maghreb“, tình thế chính trị mới trên thế giới và bối cảnh mới trong thế giới Arab đặt al-Qaeda nói chung và al-Zawahiri trước những thách thức và cơ hội mới. Thách thức lớn nhất đối với Zawahiri là vấn đề nội bộ. Tuy al- Zawahiri được công nhận là người được Bin Laden ưu ái từ lâu và nhánh al-Qaeda tại bán đảo Arab cam kết trung thành với y, song thống nhất được một cộng đồng thánh chiến rạn nứt sâu rộng là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn đối với thủ lĩnh al-Qaeda. Dẫu sao, al-Qaeda cũng phải vật lộn để chứng minh mình vẫn tồn tại. Nhiệm vụ đó là cực kỳ khó khăn đối với al- Zawahiri vì y không có được uy tín như Bin Laden để gây ảnh hưởng, ngoài số thành viên trung thành ít ỏi với mình. Hơn nữa dư luận có ý kiến khác nhau về con người y. Điều đặc biệt khó là làm sao đạt được sự thống nhất và huy động được sự hợp tác khi mưa tên lửa từ máy bay không người lái của Mỹ khiến việc tập hợp nhau hay liên lạc giữa các chỉ huy khủng bố với nhau trở nên cực kỳ khó khăn. Dẫu sao, al-Zawahiri có thể yên tâm phần nào khi nghĩ rằng ít nhất tư tưởng và mục tiêu của al-Qaeda hiện nay được đưa vào thảo luận trong các nhóm Hồi giáo cực đoan, cho dù không được chấp nhận một cách rộng rãi. Al-Zawahiri tìm cách lấp đầy khoảng trống do Bin Laden để lại bằng cách tổ chức các vụ khủng bố ngoạn mục hơn để tăng thêm tính hợp pháp của mình. Tài liệu do Mỹ thu thập được ở Pakistan cho thấy tất cả các chỉ huy của al-Qaeda đều thống nhất tăng cường cuộc thánh chiến. Một số muốn ưu tiên đánh vào các mục tiêu Mỹ, một số khác quan tâm đến các nước nơi al-Qaeda sẵn có cơ sở. Al-Qaeda cũng đang phải đối mặt với cơn chấn động chính trị đang làm rung chuyển Trung Đông. Các sự kiện ở Tunisia, Ai Cập, Yemen, Lybia và một số nước Arab khác khiến thông điệp của al-Qaeda, theo đó chỉ có bạo lực chống Mỹ mới có thể mang lại sự thay đổi cho khu vực này, bị nghi ngờ. Các cuộc cách mạng Arab là cơ hội quá tốt để Chính phủ Mỹ khai thác về phương diện chính trị. Sự trùng khớp giữa các cuộc nổi dậy trong thế giới Arab với cái chết của thủ lĩnh al-Qaeda Bin Laden dường như tuyệt vời đến mức có thể khiến người khác phải đặt câu hỏi và nghi ngờ. Sau khi bị đe dọa bởi các cuộc cách mạng của giới trẻ trong thế giới Arab nhằm thiết lập dân chủ và quyền tự do cá nhân và tập thể, phái Hồi giáo cực đoan phải chịu một áp lực khác sau khi Bin Laden chết. Sự thiếu vắng phản ứng mạnh mẽ và ồ ạt sau vụ thủ lĩnh al-Qaeda bị tiêu diệt cho thấy cuộc chiến của Hồi giáo cực đoan chống nước Mỹ và phương Tây đã lỗi thời, thậm chí bị bác bỏ bởi dân chúng các nước Arab và Hồi giáo như thế nào. Người dân ở các nước đó không còn ủng hộ tư tưởng từng loại trừ họ và làm họ mất uy tín. Hiện nay, chính những người dân đó sử dụng các hình thức đấu tranh khác không mang tính tư tưởng có thể cho phép họ có được tương lai không bị ràng buộc. Số thành viên nòng cốt của tổ chức khủng bố al-Qaeda cũng cần chứng minh được tính hữu hiệu của mình đối với các tín đồ Hồi giáo ở châu Âu và Mỹ, và bảo đảm các nhánh như al-Qaeda tại bán đảo Arab không lấn át tổ chức mẹ. Năm 2001, Bin Laden thành công trong việc quy tụ quanh sự nghiệp của mình một bộ phận lớn trong thế giới Arab và Hồi giáo vì lúc đó y là một “biêu tượng”, là người bảo vệ tôn giáo bị tấn công, bị chà đạp, bị làm nhục. Bị thúc ẻp bởi phương Tây lợi dụng phái Hồi giáo cực đoan suy yếu, bị loại trừ và cô lập, Hồi giáo cực đoan trên thực tế phải đối mặt với nhiều thế bế tắc. Chẳng hạn, làm sao có thể có được phản ứng thích hợp đối với vụ Bin Laden bị tiêu diệt mà không đoạn tuyệt với giới trẻ và toàn bộ dân chúng Arab và Hồi giáo vốn cáo buộc Hồi giáo cực đoan là người gây ra một phần nỗi tuyệt vọng của họ về kinh tế? Trái lại, thành công của Hồi giáo chính trị trong thế giới Arab rốt cuộc cũng tạo cho al-Qaeda môi trường thuận lợi hơn cho việc tuyển mộ người. Tại Ai Cập, Hồi giáo chính trị lập thành tích kỷ lục trong bầu cử tổng thống và Quốc hội. Ở Tunisia, Hồi giáo chính trị từ chỗ phải sống chui lủi và trốn tránh nay đàng hoàng ngồi ở ghế lãnh đạo đất nước. Maroc cũng nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Hồi giáo. Nhưng không ai chờ đợi Hồi giáo chính trị xóa bỏ hiệp ước hòa bình với Israel hay áp đặt một tiến trình Hồi giáo hóa cưỡng bức đối với xã hội. Một chính sách thực dụng, nếu được cộng đồng quốc tế chấp thuận, cũng có thể sẽ khiến các thành viên cực đoan và duy tâm nhất trong các nhóm này tức giận. Lãnh đạo Hồi giáo chính trị ôn hòa rốt cuộc sẽ bị cáo buộc là bán mình, điều mà al- Zawahiri đã từng nói và sẽ tiếp tục nói. Một vấn đề hóc búa khác đối với al-Qaeda là kiểm soát Pakistan như thế nào vì đây là một việc cực kỳ khó đối với tổ chức khủng bố này. Dân chúng xa lánh khủng bố khi chúng định giành chính quyền ở một số vùng của Iraq. Tại Pakistan, al-Qaeda xoay xở được dễ dàng hơn bằng cách hướng dẫn các phần tử thánh chiến Pakistan chiến đấu và hướng họ một cách có hệ thống vào cương lĩnh cực đoan và quốc tế hơn là trực tiếp chỉ huy họ. Còn Chính phủ Pakistan chao đảo từ cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác. Tuy nhiên, vị thế của al-Qaeda ở Pakistan là tế nhị. Chính phủ nước này hay thay đổi lập trường, lúc hợp tác, lúc bỏ qua, lúc chống lại phái thánh chiến, nhưng thường là áp dụng cả ba thái độ này cùng một lúc. Cũng như vậy, tình hình quá hỗn loạn ở Pakistan có nguy cơ buộc al-Qaeda phải chăm lo đến việc bảo vệ vị thế của mình ở nước này mà bỏ qua các mục tiêu khác. Bắc Phi nói chung, Algeria nói riêng, là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của khủng bố quốc tế. Ưu tiên đánh vào Algeria có nghĩa là tấn công vào mặt trận tiền tiêu chống al-Qaeda ở Bắc Phi. Luận thuyết của al-Qaeda là nếu vô hiệu hóa được Algeria sẽ kiểm soát được toàn bộ vùng Bắc Phi đối diện với châu Âu? Ngược lại, mất Algeria có nghĩa là mất toàn bộ các vị trí đã giành được ở Bắc Phi và Sahel. Theo giới chuyên gia, do khủng bố không đứng chân được lâu dài ở Algeria nên các nước láng giềng như Tunisia, Ai Cập, Maroc, vốn có ít kinh nghiệm hơn trong đấu tranh chống khủng bố, trở thành mục tiêu tạm thời của khủng bố. Al-Qaeda có lý do chính đáng để nhằm vào mắt xích mạnh nhất trong cuộc chiến chống khủng bố ở vùng Sahel và Bắc Phi. Từ hai thập kỷ nay, al-Qaeda tại Bắc Phi (AQIM) định thiết lập căn cứ chính tại Algeria, nhưng hoặc bị tiêu diệt hoặc phải rút lui. Thủ lĩnh nhóm này, Mokhtar Belmokhtar, vẫn chưa từ bỏ hy vọng thực hiện giấc mơ của mình ở vùng Địa Trung Hải là đứng chân ở miền Bắc Algeria. Sự lựa chọn đó dường như được ưu tiên hơn các hành động khủng bố không tạo ra được tác động địa chiến lược. AQIM hiện diện ở Sahel, nhưng vùng sa mạc rộng 42 triệu cây số vuông đó chỉ được sử dụng làm trạm trung chuyển và nơi rút lui trong trường hợp cần thiết. Tình hình bất ổn ở Bắc Phi tạo thuận lợi cho kế hoạch của al-Qaeda. Điều quan trọng hơn là một số không ít tín đồ Hồi giáo cực đoan từ châu Âu và Mỹ đến tăng viện cho các chiến hữu ở Yemen và Somalia thậm chí cả ở Pakistan. Biến các chiến binh người nước ngoài thành phần tử khủng bố quốc tế là chuyên môn của al-Qaeda và sự gần gũi giữa các phần tử này với Mỹ khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn. Sự phân rã của al-Qaeda và sự xuất hiện một số nhóm mới có liên hệ với al-Qaeda hay hoạt động độc lập tạo ra một tình thế mới được giới chuyên gia chống khủng bố gọi là “dân chủ hóa khủng bố”. Không cần mệnh lệnh từ trên xuống, không cần chỉ thị, không cần chuẩn bị, không cần thù lao. Kiểu khủng bố mới đó còn khó chống hơn khủng bố của al-Qaeda. Tổ chức này tuy đã phân quyền, hoạt động bí mật và xuyên quốc gia, song vẫn chỉ tạo thành một kẻ thù quốc tế duy nhất mà thế giới phải đối mặt. Dẫu sao, có thể sẽ là sai lầm nếu không tính tới al-Qaeda và thủ lĩnh của nó là al-Zawahiri. Quá khứ hoạt động lâu dài của trùm khủng bố này đáng được quan tâm. Quả thực là việc gây áp lực liên tục có thể đẩy al- Qaeda đến chỗ dễ bị sụp đổ hơn và không có được bất kỳ cơ hội nào trong tương lai. Nhưng kiểu chiến dịch đó sẽ không giúp giành được chiến thắng trong thời gian trước mắt. *** TTXVN (Algiers 9/9) Mỹ tạm thời đóng cửa trong ít ngày Cơ quan đại diện ngoại giao của mình ở khoảng hai mươi nước và kêu gọi công dân nước này ngay lập tức rời khỏi Yemen. Quyết định trên được đưa ra sau khi tình báo Mỹ dường như thu được một số cuộc trao đổi thông tin giữa thủ lĩnh Al-Qaeda, Ayman al-Zawahiri, và kẻ phụ trách nhánh của tổ chức này tại Yemen. Chân dung một tổ chức không còn như trước nữa, nhưng sẽ là sai lầm nếu bị đánh giá thấp, được phác thảo trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí “Đại Tây Dương ” dưới đây của các chuyên gia Francois Bernard Huyghe, Tiến sĩ Nhà nước về khoa học chính trị, giảng dạy tại trường Đại học Limoges, Celsa Paris 4, Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược (IRIS) và Viện nghiên cứu cao cấp quốc tế; nhà sử học Francois Géré, chuyên gia địa chiến lược, Chủ tịch sáng lập Viện phân tích chiến lược Pháp (IFAS), phái viên bên cạnh Viện nghiên cứu cao cấp quốc phòng (IHEDN), giám đốc nghiên cứu thuộc trường Đại học Paris 3; và Alain Rodier, Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu tình báo Pháp (CR2R), phụ trách các vấn đề khủng bố Hồi giáo và tội phạm có tổ chức, tác giả các cuốn sách “Iran: sắp chiến tranh chăng?” và “Al-Qaeda: Hệ thống chân rết khủng bố thế giới” (Nhà xuất bản Elipses, năm 2006). Hỏi: Mỹ, Canada và châu Âu được đặt trong tình trạng báo động sau khi Hồi giáo cực đoan tung ra lời đe dọa nhằm vào lợi ích của phương Tây. Đại sứ quán Pháp tại Yemen và khoảng hai mươi cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ bị đóng cửa tạm thời. Tuy nhiên, al-Qaeda được cho là đã suy yếu trong những năm qua. Hơn 10 năm sau vụ khủng bố 11/9, tiềm lực gây rối thực sự của tổ chức khủng bố này là như thế nào? Al-Qaeda đe dọa phương Tây được đến mức độ nào? Alain Rodier: Nhìn chung, có ba thực thể chính. Thứ nhất là al- Qaeda “trung tâm” đặt căn cứ tại vùng Afpak nằm vắt ngang biên giới Afghanistan-Pakistan. Thực thể này là cấp lãnh đạo về tư tưởng của tổ chức khủng bố, nằm dưới sự chỉ huy của Ayman al-Zawahiri, vốn là người của nhóm Thánh chiến Hồi giáo Ai Cập và là cấp phó của Bin Laden từ đầu những năm 1990. Giúp việc cho y là một nhóm người trung thành, trong đó có một số trở về từ Iran sau một thời gian bị quản thúc tại đây kể từ khi chạy sang vào tháng 12/2001 trong cuộc xâm lược của Mỹ vào Afghanistan. Thực thể này liên lạc với các nơi khác trên thế giới qua Internet và phái viên. Ngoài ra còn một số nhóm quy phục Bin Laden rồi al-Zawahiri. Đó là Al-Qaeda tại bán đảo Arập (AQAP) hoạt động rất mạnh ở Yemen, song cũng có lúc ở nước khác thông qua một số phần tử thánh chiến quốc tế; rồi al-Qaeda tại Bắc Phi (AQIM) trong đó có một phần lực lượng tản mác tại Bắc Phi, đặc biệt là ở miền Nam Lybia và Tunisia (ban chỉ huy AQIM vẫn nằm ở miền Đông Algeria); al-Qaeda Iraq (hay còn gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq và phương Đông) về sau gia nhập các nhóm thánh chiến Syria; và cuối cùng là lực lượng Shebab ở Somalia, cần nói thêm rằng những “con sói đơn độc” hay các nhóm nhỏ giống như vậy và hoạt động ở phương Tây, có thể trực thuộc “Al-Qaeda trung tâm”, là thực thể đảm nhiệm công tác tuyên truyền và đào tạo, chủ yếu thông qua Internet cho dù một số phần tử thành công trong việc sống một thời gian ngắn ở Pakistan hay Yemen, thậm chí cả Somalia. Hỏi: Phương thức hoạt động của al-Qaeda đã thay đổi. Vì sao? Khi gương mặt biểu tượng là Bin Laden bị tiêu diệt, ai là thủ lĩnh chính của tổ chức này? Liệu al-Qaeda có còn hệ thống tổ chức không? Alain Rodier: Các nhóm có liên hệ với al-Qaeda và các nhóm độc lập đều rất tự chủ. “Al-Qaeda trung tâm” chỉ vạch ra đường lối chung. Hoạt động khủng bố được tiến hành chủ yếu ở cấp địa phương mặc dù cuộc thánh chiến thế giới vẫn là một mục tiêu cần được thực hiện, nhưng phải sau một thời gian nữa. Lúc đó, vấn đề ở đây là thế hệ. Al-Zawahiri có ảnh hưởng lớn hơn Bin Laden. Các thủ lĩnh chính luôn di chuyển và một số trong đó hiện không để lại dấu vết, nhưng có thể vẫn hoạt động, như Saif al-Adel, cựu đại tá lực lượng đặc biệt Ai Cập trong một thời gian dài lánh sang Iran. Ahmed Godane với biệt danh Abou Zubeyyr, thủ lĩnh lực lượng Shebab ở Somalia, trở thành nhân vật quan trọng hơn sau khi cho người ám sát hai kẻ sáng lập phong trào vì “đi lệch hướng” vào mùa Hè năm 2013. Y có ý định quốc tế hóa cuộc thánh chiến và có thể thực hiện mục tiêu này vì trong tay có một số phần tử quốc tế, trong đó có cả người Mỹ. Cuối cùng là Nasir Abdel Karim al Wuhayshi, thủ lĩnh hiện nay của AQAP và cựu thư ký của Bin Laden. Mùa Hè năm 2013, dường như al-Wuhayshi được al-Zawahiri chỉ định làm “nhân vật số hai” thay Abou Yahia al Liby bị tiêu diệt vào tháng 6/2012 trong một Vụ không kích của Mỹ ở Pakistan. Francois-Bernard Huyghe: Al-Qaeda không còn là một tổ chức trung tâm với thủ lĩnh sống lẩn lút trong núi nữa. Không còn các vụ đánh bom khủng bố ngoạn mục cần phải chuẩn bị trong nhiều tháng nữa, Al- Qaeda dường như cũng không còn khả năng cho nổ những quả bom lớn như ở Madrid hay Paris nữa. Trường hợp AQIM là đáng lưu ý. Thoạt đầu, nhóm khủng bố này hoạt động bí mật và tiến hành đánh bom khủng bố. Nhưng nhóm này ra công khai sau khi phái Hồi giáo cực đoan kiểm soát được một số thành phố và định giành chính quyền. Chúng cũng chấm dứt các vụ đánh bom là chính kể từ lúc trở thành lực lượng du kích với các đội quân và xe bọc thép hẳn hoi. AQIM hoạt động giống lực lượng nổi dậy hơn là một nhóm khủng bố truyền thống. Francois Géré: Được thành lập vào cuối những năm 1980 bởi một nhân vật rất được kính trọng là giáo sĩ người Jordan-Palestine Abdul Azzam tại Peshawar (Pakistan), “trung tâm” của thủ lĩnh al-Qaeda vẫn nắm trong tay công tác tư tưởng, nhưng phân quyền về hoạt động. Bin Laden đã chết, al-Zawahiri trở thành thủ lĩnh tinh thần và chỉ thị của y được chấp hành nghiêm. Y “phong tước” cho các nhóm khủng bố luôn luôn đổi mới và muốn nhận được cái “mác” uy tín đó. Hành động này cũng có nghĩa là al-Zawahiri cũng có khả năng thâm nhập các mạng lưới tài trợ quốc tế. Hỏi: Các đối thủ tiềm tàng của al-Qaeđa là ai? Các tổ chức được ủy quyền như AQIM, liệu có hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của tổ chức này không? Francois-Bernard Huyghe: Không, các nhóm này không nằm dưới sự kiểm soát của bất kỳ một trung tâm nào. Ví dụ AQIM là đặc biệt đáng lưu ý vì đó vốn là Nhóm cực đoan truyền giáo và thánh chiến (GSCPC), một tổ chức trăm phần trăm Algeria hoạt động rất rộng trong vùng, rồi quyết định quy phục al-Qaeda một cách hoàn toàn tự nhiên. Francois Géré: Al-Qaeda giống như một con quái vật trăm đầu, cứ mọc ra sau mỗi lần bị chặt. Trong thời kỳ 2001-2003, tổ chức này chịu nhiều thiệt hại rất nghiêm trọng, từ đó suy giảm năng lực hành động ở cấp độ thế giới và tại các nước phương Tây. Ở một số nước châu Âu có các cộng đồng tín đồ Hồi giáo đông đảo, chính quyền nỗ lực “phi cực đoan hóa” dẫn đến việc các nhân vật truyền giáo có uy tín bị tiêu diệt và những người kế nhiệm ngay sau đó bị phát hiện và loại trừ. Điều đó là rất quan trọng. Nhưng không phải ở tất cả các nước Hồi giáo đều như vậy. Ở nước nào vẫn chưa có biện pháp loại trừ truyền giáo bạo lực bằng luật pháp, al- Qaeda còn nhận được sự ủng hộ của không ít người. Chừng nào các Nhà nước Hồi giáo còn chưa kiểm soát được các trường đạo truyền bá tư tưởng hẹp hòi nguy hiểm, al-Qaeda còn tuyển mộ được nhiều người. Hỏi: Liệu al-Qaeda có lợi dụng “Mùa Xuân Arab” để tái tạo một phần lực lượng mình không? Tình hình ở Syria là như thế nào? Alain Rodier: Cũng giống như tất cả các tác nhân khác, al-Qaeda bị bất ngờ trước các cuộc cách mạng Arab. Phải mất một thời gian tổ chức khủng bố này mới bừng tỉnh. Al-Qaeda hiện chống lại Anh em Hồi giáo bị coi là “kẻ phản bội sự nghiệp” vì chấp nhận chơi trò chơi dân chủ. Niềm hy vọng được đặt vào phái chính thống-thánh chiến như nhóm Ansar al-Charia hoạt động ở Ai Cập, Lybia và Tunisia. Al-Qaeda-đợi dân chúng bất bình vùng lên trong tình hình khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng ở Bắc Phi để tận dụng cơ hội chống lại chính phủ các nước đi theo phương Tây. Francoỉs Gér: Chắc chắn là các cuộc cách mạng Arập trong hai năm trở lại đây đã mở ra một không gian hành động mới cho Hồi giáo cực đoan. “Nghề” làm thủ lĩnh chính trị-quân sự của một nhánh al-Qaeda có những rủi ro của nó. Thông thường, thời gian tồn tại ở vị trí này là rất ngắn, chỉ khoảng từ 6 tháng đến một năm. Hơn nữa, kình địch trong nội bộ là rất quyết liệt. Điều đó giải thích tại sao các nhóm khủng bố là tương đối yếu cho dù luôn có “thủ lĩnh” thay thế. Lúc đầu, phong trào nổi dậy nổ ra ở Tunisia, Lybia, Ai Cập, Yemen, nhưng không phải chống Mỹ, cũng không chống Israel. Lúc đầu bị bất ngờ và không thể ngăn chặn nổi, Anh em Hồi giáo đã nhảy lên con tàu đang chạy, rồi nắm quyền kiểm soát nhờ có tổ chức tốt. Nhưng bản thân Anh em Hồi giáo cũng không kiểm soát được các phần tử cực đoan nhất và các phần tử muốn áp dụng tư tưởng của al-Qaeda sớm nhất trong hàng ngũ của mình. Nhận thấy al-Qaeda ở vùng Mésopotamie bị đè bẹp dưới tác động phối hợp của Mỹ, người Kurd và đặc biệt là phái Shiite chiếm đa số, các phần tử thánh chiến còn lại chuyển về các chiến trường khác, cụ thể là châu Phi. Nhưng do nội chiến ở Somalia nên các phần tử này tìm cách trở lại Irắc với các vụ đánh bom khủng bố gia tăng nhằm làm mất ổn định chính phủ liên bang của al- Maliki, đẩy căng thẳng sắc tộc lên cao và kích động đối đầu giữa phái Shiite và phái Sunni. Hơn nữa, việc Mỹ và NATO rút quân khỏi Afghanistan được coi là một thắng lợi mới của Hồi giáo cực đoan. Hỏi: Mục tiêu của Al-Qaeda từ nay về sau là gì? Từ khi can thiệp vào Lybia rồi Mali, Pháp liệu có trở thành mục tiêu không? Các nước tự bảo vệ mình như thế nào? Alain Rodier: Ngoài Mỹ, Israel và Pháp, các kẻ thù chính khác của al-Qaeda là phái Shiite như Iran, Iraq, Hezbollah, phái Allawite ở Syria. Tất cả đều bị coi là những kẻ đảo ngũ. Francois-Bernard Huyghe: Việc lựa chọn mục tiêu cho thấy al- Qaeda tỏ ra linh hoạt trong hình thức mới. Tổ chức này có xu hướng ít tấn công hơn vào các mục tiêu khó như các đại sứ quán mà nhằm vào các mục tiêu dễ đánh hơn. Chúng cho là không hữu ích nếu tiến hành một vụ khủng bố mất nhiều thời gian và phức tạp đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ càng và chứa đựng nhiều rủi ro trong khi các vụ đánh bom đơn giản cần ít thời gian chuẩn bị và người được đào tạo hơn, nhưng gây tác động tuyên truyền và tâm lý không thua kém. Đó là một vấn đề thực sự đối với các cơ quan tình báo vì mục tiêu càng loãng bao nhiêu càng khó được bảo vệ bấy nhiêu. Liên quan đến Pháp, nước này do chính sách đối với châu Phi, có mặt ở Afghanistan hay đạo luật về đeo mạng và áo choàng Hồi giáo, nên vẫn luôn đứng ở vị trí đầu trong danh sách các mục tiêu tiềm tàng của al- Qaeda. Cuộc can thiệp quân sự vào Mali dĩ nhiên cũng khiến Pháp nằm trong số các mục tiêu phương Tây ưu tiên của khủng bố. Hơn nữa là vì đã có truyền thống đánh bom ở Pháp vào những năm 1990. Frangois Géré: Trong tình hình đảo lộn như vậy, mục tiêu có rất nhiều ở Trung và Cận Đông. Nhưng khả năng của khủng bố suy giảm khiến chúng phải hạn chế, chỉ đánh vào các vùng lãnh thổ Hồi giáo có các mạng lưới đồng lõa mạnh. Khả năng đánh ở bên ngoài bị suy giảm. Hỏi: Ngoài al-Qaeda còn có mối đe dọa tiềm tàng nào khác nguy hiểm đối với phương Tây không? Nếu có là mối đe dọa nào? Alain Rodier: Tội phạm có tổ chức là mối đe dọa tiềm tàng ở ngay trong nền kinh tế phương Tây. Sự khác biệt là ở chỗ trong trường hợp này, sẽ là cực kỳ khó xác định chính xác đối thủ là ai: có gì khác giữa một doanh nhân năng động đùa giỡn với ranh giới của luật pháp và một doanh nhân sặc mùi maphia không? Francois-Bernard Huyghe: Tổ chức thánh chiến nói chung, dù có hay không có liên hệ với al-Qaeda, đều có khả năng gây rối. Nói như vậy, song khả năng đánh bom khủng bố lớn ở châu Âu là ít. Từ sau vụ ở London năm 2005 không có thêm vụ nào khác, ngoài một số trường hợp đơn lẻ như vụ do Mohammed Merah tiến hành. Francois Géré: Pháp là một kẻ thù công khai, cần phải tính tới mối đe dọa đó, song không có nghĩa là al-Qaeda có năng lực hành động, về ngắn hạn, mối đe dọa tiềm tàng là hạn chế và liên quan đến những kẻ thù có phương tiện gây rối làm chết người. Trước mắt cũng không có mối đe dọa nào lớn đối với lợi ích sống còn của Pháp, Mỹ cũng như Liên minh châu Âu. Căng thẳng là có, nhưng cũng chỉ đến vậy thôi./.
Posted on: Mon, 16 Sep 2013 15:43:14 +0000

Recently Viewed Topics




© 2015