Tài Liệu Lịch Sử: Nhân dịp tưởng niệm 50 năm - TopicsExpress



          

Tài Liệu Lịch Sử: Nhân dịp tưởng niệm 50 năm tổng thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị Bào Đệ và các Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà đã vị quốc vong thân, xin giới thiệu với các bạn, các anh chị, Video Cuộc Họp Báo Quốc Tế của Bà quả phụ Ngô Đình Nhu vào năm 1982. Bản gốc Anh ngữ và video được lưu trữ ở website của Thư viện tại: openvault.wgbh.org/catalog/vietnam-1a3f8e-interview-with-madame-ngo-dinh-nhu-1982 Bà Ngô Đình Nhu đã chứng minh cho quốc tế thấy lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của dòng họ Ngô Đình. Phần dịch Việt ngữ do Khối Kỹ Thuật, UBTTTADCSVN, thực hiện. Cũng xin nhắc lại từ sau biến cố 1 tháng 11 năm 1963, Bà Ngô Đình Nhu cùng các con đã đi sống lưu vong ở Âu Châu. Có lúc thì ở Ý, và sau cùng Bà định cư tại Pháp cho đến lúc qua đời. Bà sống khép kín và ít giao thiệp bên ngoài hay tiếp xúc với báo chí, truyền thông. Cuộc phỏng vấn này là lần hiếm hoi duy nhất, Bà giành cho các thông tấn viên truyền hình Mỹ. Bà cũng đã xin lỗi đã lâu (gần 20 năm) không dùng tiếng Mỹ, nên có thể thỉnh thoảng Bà phải liếc xem giấy trong tay Bà. Tuy nhiên, chúng ta cũng rất ngạc nhiên là khả năng ngoại ngữ của Bà, đặc biệt là trả lời trực tiếp trước ống kính, rất tự tin so với nhiều nhà lãnh đạo hiện tại của Việt Nam. Mời các bạn, các anh/chị theo dõi 1 trong các phần phỏng vấn dưới đây. ------------------------------ Tóm Tắt Là người em dâu của Tổng Thống Diệm, Madame Ngô Đình Nhu được xem như một đệ nhất phu nhân của Nam Việt Nam vào những năm cuối 1950s cho đến đầu 1960s. Đây là phần bà chứng minh cho thấy chính phủ Diệm là một chính phủ hợp pháp duy nhất ở Nam Việt Nam và rằng họ đã bị Mỹ phá hoại và rằng Mỹ, do đó, đã trả giá. Bà bàn luận về vụ Khủng Hoảng Phật Giáo năm 1963 và những kết quả của các Hòa Ước Paris. Bà nhận định cá tính của ông Ngô Đình Nhu và TT Diệm và danh tiếng của bà là một Dragon Lady của Việt Nam. Cuối cùng, bà mô tả những nổ lực ngoại giao của ông Ngô Đình Nhu đối với Bắc Việt Nam và sự kiêu ngạo của Mỹ trong vấn đề can thiệp vào. Legitimacy of the Diem government I. Tính hợp pháp của Chính phủ Diệm Madame Ngô Đình Nhu [còn được biết là Trần Lệ Xuân] Ngô Đình Nhu: Ah, c’est je commence? [Tiếng Pháp] À, vậy là tôi bắt đầu? Quý vị, quý vị là nhóm truyền thông phương Tây đầu tiên hỏi tôi, gởi đến tôi câu hỏi đó, Chuyện gì đã xảy ra ở VN? Và điều gì đã sai lầm? Quý vị là người đầu tiên. Tôi chấp nhận quý vị ngay vì gần hai thập niên không có ai quan tâm đến chuyện gì đã xảy ra ở VN. Những gì tôi phải nói thì rất quan trọng đối với tôi. Và gần hai mươi năm tôi đã không có cơ hội thực hành Anh ngữ, vì vậy thỉnh thoảng tôi sẽ tham khảo tài liệu đã được soạn sẵn. Trước hết tôi muốn hỏi quý vị, quý vị không nhận thấy rằng số phận khác thường dành cho nước Mỹ sao? Quý vị không nhận thấy rằng Tổng Thống Carter, thí dụ, là vị TT Mỹ xấu số thứ 5 sao? Và quý vị không nhận thấy điều này cũng có nghĩa rằng các chính trị gia thật thông minh, thật tài giỏi ấy lại cho rằng họ đã có thể nói vào 1975, thí dụ, là hãy bỏ quên Việt Nam lại sau lưng sao? Họ đã cho rằng họ có thể nói điều đó với nhân dân Mỹ, hãy quên đi. Mặc dầu với sức mạnh và tài năng của họ, trên thực tế họ lại chính là những người có số phận ấy. Vậy thì đây là điều khác thường mà VN đã có thể tạo ra, đã có thể lôi cuốn số mệnh vào những ai cho rằng họ có thể khinh miệt mình, khinh miệt đất nước của tôi. Và Mỹ không phải là đầu tiên. Đầu tiên, chẳng hạn, là chính phủ Mendès France của Pháp. Ông ta có một tầm vóc chính trị như thế mà không ai hiểu tại vì sao sau việc ký kết phân ranh Việt Nam lại điều chỉnh lời kêu gọi của ông ta. Ông ta muốn loại bỏ VN trong quá khứ - Quá khứ đó dành cho ông ta. Vì vậy nên bây giờ tôi phải nghĩ... số phận ấy bắt đầu từ việc phân ranh VN. Tại sao? Bởi vì thực dân Pháp lúc bấy giờ đã có thể trao trả toàn vẹn đất nước VN lại cho chính quyền hợp pháp nhưng thay vào đó nó đã lợi dụng vào việc thua trận trong khi nó không hề thua trong cuộc chiến. Nó lợi dụng vào việc thua trận để phân chia đất nước nhằm phối hợp với Cộng sản và đặt nhân dân Việt Nam vào một sự việc đã rồi. Đây là sự mưu phản thứ nhất. Bây giờ tôi giải thích sự mưu phản thứ nhất đối với chính quyền hợp pháp nào? Bây giờ tôi phải giải thích tại sao chính quyền hợp pháp quá liên hệ vào và vì tôi nhìn thấy rất rõ rằng đối với người phương Tây, quý vị biết rõ sự quan trọng của chính quyền hợp pháp có nghĩa là gì. Nhưng quý vị đối xử, quý vị hành động, xin lỗi khi tôi nói Quý Vị, nghĩa là quý vị theo cách nói chung. Thực ra, phương Tây đối xử như thể chúng tôi, thế giới thứ ba, không hiểu chút nào về chính quyền hợp pháp. Đấy là cho chúng tôi, cho chúng tôi. Điều đó có nghĩa là không có cái đầu nào tốt. Trên thực tế, ta phải có một cái đầu lành mạnh nếu ta muốn Chúa Thánh Thần thể hiện bản thân thông qua nó. Để có cái đầu lành mạnh - Có nghĩa là gì? Nghĩa là chính quyền đó phải hợp pháp. Hợp pháp có nghĩa là được bầu cử một cách chính đáng. Nghĩa là chính quyền đó phải chấp nhận cuộc đương đầu hòa bình với chính quyền tiền nhiệm và với tất cả những ai chấp nhận để nhân dân bầu chọn mà không dùng đến phương sách bạo động. Ở VN, chính quyền duy nhất đáp ứng những điều kiện này là chính phủ của TT Ngô Đình Diệm bởi vì ông là người duy nhất chấp nhận có cuộc đương đầu hòa bình với Hoàng Đế Bảo Đại, người tiền nhiệm của ông. Và sau khi ông bị giết, không ai dám chấp nhận đương đầu hòa bình với người mà người ấy nên được bầu chọn vào vị trí của ông trong trường hợp ông biến mất, chiếu theo Hiến Pháp của Việt Nam Cộng Hòa được thành lập bởi ông. Vì vậy khi nói Hồ Chí Minh giành được sự thoái vị của Bảo Đại, chẳng hạn, thì nó có nghĩa là ông ta đã giành được toàn bộ sự sai lạc bởi lẽ Bảo Đại đã trở lại 4 năm sau đó để không thừa nhận ông ta. Vì vậy chính quyền hợp pháp duy nhất của VN là chính quyền được đảm đương bởi TT Ngô Đình Diệm và nói một cách chính xác là đã bị chặt đầu bởi Mỹ. Vậy thì giờ đây quý vị, tôi nghĩ quý vị bắt đầu hiểu tại sao có một số phận như thế đặt trên đầu của nước Mỹ, sau khi những gì đã được làm ở VN... Bây giờ tôi cần giải thích tại sao có sự chặt đầu đó. Tôi xin lỗi, để lưu tài liệu... Ký giả: Vous pouvez dire la morte, la morte… [Tiếng Pháp] Bà có thể nói cái chết, cái chết... Ngô Đình Nhu: Không, ý tôi nói Việt Nam bị chặt đầu. Ký giả: À, vâng. Vậy thì có lẽ có thể nói một cách rõ hơn là tại sao có cuộc đảo chánh, hoặc tại sao lãnh đạo chính phủ đã bị... Ngô Đình Nhu: À đúng. Không, nhưng ý tôi muốn nói như thế này -- bởi tôi cho rằng một chính quyền hợp pháp của VN là cái đầu và nếu quý vị phản bội, nếu quý vị ... có thể nói như thế nào, làm cho nó biến mất? Điều đó chính xác như là quý vị chặt đầu VN. Ký giả: Toàn bộ đất nước. Ngô Đình Nhu: Đúng, VN là một cơ thể con người, có thể nói như vậy. Đó là một chính quyền hợp pháp. Đó là cái đầu của nó. Và khi quý vị phản bội nó, quý vị tấn công nó. Đó là khi quý vị chặt đầu nó. Quý vị thấy không. Struggles with statecraft in South Vietnam II. Sự Cố Gắng Trong Việc Điều Hành Quốc Gia tại Nam Việt Nam Ngô Đình Nhu: Bây giờ hãy giải thích tại sao như vậy và, trên thực tế, nó chỉ diễn ra sau vấn đề Vịnh Con Heo, Bức Tường Bá Linh, và Hỏa Tiễn của Cuba. Sau ba vấn đề, mà chúng ta có thể nói, sai lầm thì Chính phủ Mỹ tin rằng phải lấy lại phần nào uy tín ở nước tôi. Đưa vấn đề hỏa tiễn Cuba ra thì có thể khiến cho người ta sửng sốt bởi vì nó luôn đại diện cho uy lực. Nhưng thực sự tôi thì không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ rằng ngay cả CP Mỹ cũng đã hiểu nó không là uy lực gì cả. Tôi tin rằng CP Mỹ đã bị Sô Viết đánh lừa. Sô Viết đã không hề có khả năng bảo vệ Cuba nhưng giờ đây lại thành công trong việc đạt được công ước không tấn công đảo quốc này mà đổi lại là cắt giảm vài hỏa tiễn. Ngô Đình Nhu: Và vì vậy tôi xem việc CP Mỹ vào lúc đó đã bị Sô Viết lừa gạt vì Sô Viết hoàn toàn không có khả năng bảo vệ Cuba mà lại đạt thỏa thuận chỉ bằng cách cắt giảm vài hỏa tiễn... Không ai biết chúng có được làm bằng thiếc hay không vì chỉ có họ sử dụng chúng. Có thể nói đó là một cái giá rẻ mạc cho một công ước không tấn công. Nên tôi nghĩ do tất cả những thất bại, những sai lầm, mà CP Mỹ lúc đó đã không thể kháng cự và dễ mắc lừa... Nó đã quá dễ mắc lừa. Nó không còn sức kháng cự để dùng lá bài thắng cuộc duy nhất là VN. Để nói VN như là sự thắng cuộc -- như là lá bài thắng cuộc, chắc chắn người ta sẽ cảm thấy ngạc nhiên rằng bởi lẽ: Đối với chúng tôi, Việt Nam luôn đại diện điều gì đó thua cuộc. Nó đang ở trong tình trạng hổn độn mà!, vv...vv... Điều này không đúng! Bằng chứng VN là lá bài thắng cuộc là vì, trên thực tế, Mỹ đã nhảy vào đó, muốn có mặt ở đó, phải giết người để xen vào. Vì không thì còn ai có thể, cứ cho rằng duy vật như người Mỹ, mà làm tất cả những chuyện như vậy để nhảy vào một nơi thua cuộc. Vậy thì bằng chứng rất rõ là ở đó. Còn bằng chứng đối với CP Mỹ thì, thực ra, là vì chúng tôi đã bình định toàn bộ miền Nam qua Chương Trình Ấp Chiến Lược và mặc dầu, nhận thấy bị thua trong chiến tranh du kích và chiến tranh lật đổ, người Cộng Sản không dám leo thang và từ đó không dám leo thang. Người Mỹ đã nhìn thấy rất rõ nhưng lại không dám nhìn nhận, chỉ vì sợ hãi. Nên họ đã cân nhắc tất cả các yếu tố cho một sự thắng cuộc chắc chắn ở VN cần được tiến hành. Chỉ có cách duy nhất là gia đình Ngô Đình, tức là TT Ngô Đình Diệm và chồng tôi -- được thay thế bằng những ai chịu chấp nhận sự can thiệp của Mỹ. Vì chúng tôi không muốn sự can thiệp đó, nên TT và chồng tôi đã phải bị giết, chỉ có vậy. Và để thực hiện sự mưu phản đó, giới truyền thông phương Tây theo chân thế giới Mỹ đồn thổi chúng tôi là những kẻ độc tài. Đối với chuyện này thì tôi cần phải đọc, bởi thực sự nó rất là quan trọng đối với tôi. Chúng tôi đã bị đưa ra, thậm chí bây giờ đây, là kẻ độc tài, những kẻ độc tài, nhưng chúng tôi không bao giờ vi phạm hiến pháp chúng tôi, vốn còn dân chủ hơn hiến pháp Mỹ và dân chủ hơn hiến pháp Pháp và Anh. Về mặt nào? Cơ quan lập pháp của chúng tôi, là một thí dụ, được trao cho quyền hạn bởi Tu chánh án hiến pháp 1962, để công khai chất vấn cơ quan hành pháp bất cứ khi nào trong phiên họp đại hội. Điều này thì tương đối với cơ quan hành pháp Mỹ. Cạnh đó, cơ quan hành pháp chúng tôi không có quyền hạn giống như ở Pháp và Anh để quyết định trước khi thông qua cơ quan lập pháp. Không bao giờ. Chúng phải cùng tồn tại cho đến khi mãn nhiệm kỳ của mình. Người dân không thể được triệu tập bởi vì cả hai không thể hòa hợp. Chúng tôi thấy điều đó quá vô ích, quá vô ích. Và, đối với những vấn đề quan trọng, thì có những cuộc trưng cầu dân ý. Vì vậy bằng chứng là ở đó. Tất nhiên, tu chánh án chỉ được thành lập vào năm 1962, nhưng những ai từng nói? Những ai từng thông báo với thế giới để nói rằng hiến pháp chúng ta như thế này thì nghĩa là có dân chủ hơn. Ngô Đình Nhu: Tất nhiên, chúng tôi đã không có nhiều thời gian để áp dụng tu chánh án của chúng tôi nhưng ít nhất nó đã có. Vì vậy, hoàn toàn không trung thực khi đưa chúng tôi ra như những kẻ độc tài trong khi chúng tôi đã không bao giờ vi phạm hiến pháp của chúng tôi. Không có chứng cớ của bất kỳ sự sai trái từ chúng tôi đối với hiến pháp của chúng tôi. Nhưng mà để tạo nên lòng tin tối thiểu đối với giới truyền thông tại thời điểm đó, giới truyền thông phương Tây tại thời điểm đó đã gọi chúng tôi là những kẻ độc tài. Họ phát minh ra chuyện của Phật giáo, để đưa chúng tôi ra ít nhất không những là những kẻ độc tài mà còn bị phản đối bởi một phần lớn nhân dân của chúng tôi. Chuyện của Phật giáo đó. Quý vị biết tại sao họ đã sử dụng nhóm đó không? Đó là bởi vì làm như vậy: Tôi chắc chắc rằng niềm tin vào Phật giáo chân chính: không hành động, không phản ứng. Vì vậy một tín đồ Phật giáo chân chính không bao giờ phản ứng. Họ sẽ không bao giờ đi ra ngoài và công khai tố cáo bất cứ ai. Vì vậy bằng cách sử dụng nghi thức Phật giáo thì họ chắc chắn không thể bị chối bỏ bởi tín đồ Phật giáo thật sự. Tuy nhiên, họ biết rằng đối với phương Tây, đó là sự cuồng tín tôn giáo. Nói chung là coi như là một cái gì đó điển hình cho những người chưa trưởng thành, các nước kém phát triển tinh thần, nên nó không cần phải giải thích để tự biện minh. Nên, vì hai lý do này mà họ đã chọn tín đồ Phật giáo để - bạn gọi nó như thế nào? - Nghi thức? tôi không biết, dùng chiêu bài nghi thức cúng dường sinh mạng của họ để tạo lòng tin khi cáo buộc chúng tôi là những người độc tài không được lòng dân. Nhưng điều này cũng đã đủ để chúng tôi bắt một vài kẻ khuấy động và xem qui est-ce [Tiếng Pháp] họ là ai, yêu cầu Liên Hiệp Quốc gởi nhóm điều tra sang, và chích quả bóng Phật giáo thành ra xẹp. Vì chuyện đó, Chính phủ Mỹ cho rằng họ bị mất mặt và quyết định kết thúc với chính quyền hợp pháp này -- Việt Nam với cái gọi là cuộc nổi dậy, trong đó TT Ngô Đình Diệm và chồng tôi đều bị ám sát. Bây giờ tôi nói sang sự mưu phản thứ hai. Sự mưu phản thứ hai đến vào tháng Giêng, 27.1.1973 tại Paris, 12 quốc gia trong đó có các quốc gia quyền lực nhất thế giới -- Sô Viết, Trung Quốc, và tất nhiên Mỹ là đầu tiên, Sô Viết, Trung Quốc, Pháp, Anh, vv..., 12 quốc gia tập hợp rất long trọng tại Paris để ký cho sự bảo đảm -- quyền của nhân dân Việt Nam lựa chọn chính quyền hợp pháp dưới sự kiểm soát của quốc tế. Mặc dầu vậy, hiệp ước đó, hiệp ước quốc tế đó đã không bao giờ được tôn trọng. Tại sao? Tất cả những người đã ký vào cư xử như thể Tướng Dương Văn Minh, người đã đầu hàng CS năm 1975, đại diện cho Việt Nam. Vì ông ta đại diện cho Việt Nam, ông ta đầu hàng. Vụ việc được đóng lại. Nhưng thật là hoàn toàn đạo đức giả bởi lẽ Tướng Minh chỉ đại diện cho chính mình và các tòng phạm với Mỹ trong việc chặt đầu VN. Diems regime in relation to the American Mission in Vietnam III. Chế Độ Diệm trong quan hệ với Sứ Mạng của Mỹ tại Việt Nam Ngô Đình Nhu Kể từ lúc hiệp ước quốc tế Paris không có mục đích gì khác hơn là được sử dụng để bảo đảm cho Việt Nam - miền bắc cũng như miền nam - quyền có được chính quyền hợp pháp dưới các khoản bảo trợ của quốc tế, thì hiệp ước Paris không thể phục vụ như là một bằng chứng ngoại phạm cho một sự mưu phản khác. Sự mưu phản đó là đặt Tướng Minh làm đại diện của chúng tôi trong khi ông ta không phải. Và sự mưu phản gấp đôi này được che đậy bằng một cuộc trình diễn phức tạp đầy tội lỗi. Cuộc trình diễn này cho phép Mỹ không bị chất vấn và đồng thời ngăn việc người CS bị chất vấn. Ngăn người CS không bị chất vấn mà, thực ra, tuân theo việc tạo ra cuộc trình diễn phức tạp đầy tội lỗi này. Mỹ giả vờ bị bắt phải giữ lời hứa trước những người không biết sự thật trong khi, trên thực tế thì quá phức tạp, lại không hề được giải thích thì chỉ giúp để che đậy tội lỗi gấp đôi của nó cho đến tận bây giờ -- tức là chống lại sự xác nhận Việt Nam. Hậu quả là sự cuồng tín tôn giáo năm 1965 khi chuyện Phật giáo vượt quá tầm tay Mỹ, thì một trong những chàng trai vàng của Mỹ đã dùng máy bay Mỹ, bom và tất cả những thứ đó nghiền nát các ngôi chùa. Sau đó, tất nhiên, Mỹ đã bị thuyết phục rằng sự cuồng tín của bất kỳ quốc gia nào cũng có thể được giải quyết theo cách đó. Hậu quả thứ hai là Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đã bị lạm dụng như một trung tâm dùng cho chiến tranh lật đổ và tuyên bố chiến tranh chống lại Việt Nam để làm mất ổn định đất nước này, trong đó có vụ sát hại vị nguyên thủ hợp pháp. Tôi không biết những gì đã được thực hiện ở Iran, nhưng cho rằng vai trò của các nhà ngoại giao không phải là để kiểm soát và tuyên bố chiến tranh lật đổ bởi sẽ quá bất công cho họ có cuộc sống của họ gặp nguy hiểm vì làm chuyện như vậy. Đó là lý do tại sao. Tôi nghĩ rằng những gì tôi nghe hiện nay là... không bao giờ lập lại nữa. Không bao giờ lập lại chuyện gì? Tức là từ nay các đại sứ quán không thể bị chuyển đổi như ở Việt Nam. Đừng nghĩ rằng có thể làm thay đổi bằng cách trả đũa, nhanh chóng và ác liệt, bởi vì trong trường hợp đó chúng ta có thể đẩy bản thân mình đến nỗi lo sợ về chiến tranh toàn cầu, chiến tranh thế giới. Chưa từng ai có thể làm chuyện đó - sử dụng một đại sứ quán làm trung tâm cho cuộc chiến tranh phá hoại, ngoại trừ Mỹ. Bởi vì quý vị đã hiến dâng đồng đô la của quý vị với Đức Chúa, In God we trust [Đức Chúa, chúng con tin tưởng]. Vì vậy, ngay sau khi Mỹ không mạch lạc với chính mình, nó sẽ ngay lập tức nhận hậu quả. Bây giờ, quý vị có thể đặt câu hỏi của quý vị. Ký giả: Madame Nhu, bà hiện diện vào khoảng thời gian 1954 đến 1963 trong khi Ngô Đình Diệm làm lãnh đạo của chính phủ. Bà có thể cho chúng tôi biết một tí về ông như thế nào không? Bà có thể mô tả cá tính ông, và cho biết ông có thay đổi gì trong suốt giai đoạn 9 năm đó không? Ngô Đình Nhu: Ồ, ông chưa bao giờ thay đổi. Để mô tả cá tính của ông, tôi có thể nói rằng ông là một người đạo đức - như trong Kinh Thánh. Nghĩa là có thể phạm sai lầm, nhưng ông luôn luôn muốn phục thiện ngay lập tức. Đó là lý do tại sao tôi cho rằng thật là một tội ác từ phương Tây khi lên án ông, giết ông mà không cho ông cơ hội để thậm chí trả lời, để nói chuyện bởi lẽ lúc đó quý vị không biết chuyện. Ông đã hỏi, nhưng có chuyện gì sai vậy? Các ông muốn tôi làm gì vậy? Và quý vị có biết điều gì đã được nói với ông không? (Vị đại sứ đầu tiên, Đại sứ Nolting, đã bị sa thải một cách phi lý bởi vì ông đã không đồng tình với những việc phá hoại của Đại sứ quán Mỹ thời điểm đó. Ông được thay thế bằng người khác.) Vì vậy câu hỏi của Tổng thống Diệm, chuyện gì vậy? Tôi phải nói gì, tôi phải làm gì? Chỉ cần nói, không có gì. Chỉ giữ im lặng. Không nói bất cứ điều gì. Tất cả chuyện này được dựng lên bởi báo chí, bởi các hãng truyền thông. Để cho chúng tôi; chúng tôi sẽ sắp xếp nó. Còn phần của ông chỉ việc giữ im lặng và bị giết, bị đâm từ phía sau mà không nói gì! Ký giả: Còn về những ấn tượng đầu tiên của bà về người Mỹ? Khi lần đầu tiên bà ở đó, bà có cảm thấy họ đã biết họ dự định làm gì không? Ngô Đình Nhu: Những ấn tượng đầu tiên của tôi về người Mỹ? Lúc đầu chúng tôi - tôi đã rất, bạn nói như thế nào, bien intentionée [Tiếng Pháp], có nghĩa là tôi đã có những thiên kiến tốt nhất về họ. Tôi đã cho rằng họ là những người chân thành và là người mà người ta có thể hòa đồng rất tốt. Không có vấn đề chi, nhưng... Ký giả: Những người như Đại tá Lansdale người đã đưa ra lời khuyên cho TT Diệm vào thời điểm đó, thí dụ... Ngô Đình Nhu: Đúng, Đại Tá Lansdale. Tôi phải nói rằng tôi không biết ông ta rõ lắm. Tôi không biết ông ta rõ lắm. Tôi đã gặp ông ta vài lần, nhưng tôi nghĩ rằng thực sự đối với Tổng Thống, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì đã gặp người Mỹ và thực sự ông thích họ. Ông cho rằng ông có thể hòa đồng với họ. Đối với chúng tôi, chúng tôi đã không có nhiều cơ hội để gặp họ. Nhưng tôi tin rằng Đại Tá Lansdale - bây giờ ông là một vị tướng - là một người bạn tốt như nhiều người, như Đại Sứ Nolting. Nhưng những người, những người bạn tốt của chúng tôi đều đã bị sa thải. The character of Madame Nhu and her husband IV. Cá Tính của Madame Nhu và Chồng của bà Ký giả: Madame Nhu, trong giai đoạn đầu này, bà đã được biết đến như là Đệ Nhất Phu Nhân của Việt Nam. Bà có thể xác định vai trò của bà nếu được? Ngô Đình Nhu: Ồ không, chuyện này quá rắc rối, và nếu tôi, à, nó sẽ làm thành nhiều tập để nói về việc tôi đã bị túm cổ như một chú mèo con và quẳng vào đấu trường. Đấu trường, bạn có nói không? Đúng, và đó là... Ký giả: Madame Nhu, trong suốt giai đoạn của Chính phủ Diệm, bà đã được biết đến như là Đệ Nhất Phu Nhân của Việt Nam. Bà có thể xác định vai trò của bà cho chúng tôi? Ngô Đình Nhu: Vai trò của tôi. Không, thật là quá khó để mà xác định. Tôi chỉ có thể nói rằng tôi đã bị túm cổ bởi Chúa và như một chú mèo con, quẳng vào một đấu trường có những con sư tử. Nhưng tôi tin rằng chỉ vì tôi được sinh ra dưới biểu hiện của sư tử, nên tôi phải tin mình có thể hòa đồng với chúng. Mà thực sự, đó là một câu chuyện rất dài để nói. Tôi đã viết ít nhất 3 tập về nó vì vậy tôi xin chọn để dành phần này. Ký giả: Còn về báo chí phương Tây đã phản bội bà như thế nào? Thí dụ, có sự việc gọi bà là Dragon Lady. Xin bà vui lòng bình luận về sự việc đó? Ngô Đình Nhu: Tôi tin rằng khi họ gọi tôi như thế chỉ vì họ thấy rằng tôi có vẻ không sợ hãi, và đó là sự thật. Chồng tôi, ông rất không hài lòng với một bên, anh trai của ông, còn một bên, vợ ông. Ông xem cả hai chúng tôi là những người quá ngây thơ, những người mà hoàn toàn, bạn nói như thế nào? comme ça, inconscient (Tiếng Pháp) như là, vô thức - nghĩa là chúng tôi không có ý thức được một thực tế rằng để nhảy vào trận đấu mà lại không, lại chẳng có cảm giác rằng mình đang chiến đấu với những con thú hung dữ. Và ông nói đi nói lại với anh của mình: Anh, anh chỉ nên làm một thầy tu và em (nói với tôi), em chỉ nên ở nhà và làm một người vợ nội trợ trầm lặng. Ngô Đình Nhu: Nhưng tôi nói, tất nhiên, nếu tôi được trở về với vai trò của chính mình, tôi sẽ theo lời khuyên của chồng tôi ngay lập tức là chỉ quay về nhà để đan, vá, và nấu nướng. Đó là những điều duy nhất mà tôi thích trong cuộc đời. Tuy nhiên khi tôi ở đất nước của tôi, người ta tìm đến tôi và yêu cầu tôi nên làm chuyện này, nên làm chuyện kia. Rồi tôi nhận thấy rất rõ rằng nếu tôi không làm, thì sẽ không có ai làm những chuyện đó. Đó là lý do tôi tổ chức các thứ để có thể giao lại ngay vì tôi đã không muốn và không thích cuộc sống mà tôi trãi qua lúc đó chút nào cả. Rồi báo chí cho là, gọi tôi là Dragon Lady do họ nhìn thấy rằng hoàn toàn không có điều gì có thể ngừng tôi lại. Duy nhất một điều họ có thể ngừng tôi lại là phải giải thích cho tôi về điều tôi đã làm sai như thế nào. Nếu họ không giải thích, tôi không quan tâm. Cho nên, họ nhìn thấy rất rõ rằng tôi không e sợ điều chi hết. Vậy bạn thấy tại sao mà tên gọi đó có rồi chứ? Họ, giới báo chí, đã mời tôi đi. Đầu tiên họ nói, Ông Nhu, Gia đình Nhu, không có ông bà Nhu, tin tốt lành. Họ phải rời khỏi nước tôi, nên họ đã mời tôi đi để giải thích vị trí của tôi ngay tại các bục diễn thuyết của Mỹ. Quý vị thấy đó, với giới báo chí. Khi tôi rời nước tôi, tôi đến Belgrade một cách khó khăn vào thời điểm đó, rồi tôi được Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết rằng tôi không nên đến Mỹ vì họ sẽ không bảo đảm cho sự an toàn của tôi. Thì ra họ mời tôi để cho tôi rời khỏi nước tôi. Nhưng ngay sau khi tôi rời nước tôi, thì đừng có đến. Tôi nói tôi đã rời khỏi nước tôi chỉ để đi đến đó và Chính phủ Mỹ sẽ chứng minh cho thế giới thấy họ có khả năng bảo vệ cho một người phụ nữ yếu đuối ngay trên lãnh thổ của họ hay không. Và... Ký giả: Vậy vào thời điểm này - vậy là tháng Mười, 1963... Ngô Đình Nhu: Đúng, chính xác. Ký giả: Bà đã thất vọng với người Mỹ? Ngô Đình Nhu: Vào lúc đó họ đã mời tôi và sau khi tôi rời nước của tôi thì họ nói với tôi như vậy. Tất nhiên, tôi đã bị lừa gạt, bị lừa gạt. Ký giả: Bị thất vọng. Ngô Đình Nhu: Bị thất vọng, thất vọng. Và vì vậy mà mọi người đã cho tôi là Dragon Lady - có lẽ vì tôi đã thách thức họ. Ký giả: Madame Nhu, còn về chồng của bà. Bà có thể - xác định vai trò của ông như thế nào không? Ngô Đình Nhu: Ông là tất cả ở Việt Nam. Ông đã tổ chức đất nước khi Tổng Thống đi xa. Và khi Tổng Thống trở lại tất cả mọi thứ ở đó để chào đón. Và nếu không có ông thì Tổng Thống sẽ không... - Tôi không nghĩ rằng sẽ dễ dàng cho TT để cai trị đất nước, điều hành đất nước. Đó là lý do tại sao khi được đề nghị đuổi chồng tôi đi, TT nói đó là một sự đòi hỏi hoàn toàn ngu ngốc. Vì ông hiểu rất rõ rằng chồng tôi có thể làm việc mà không có ông nhưng ông không thể làm việc mà không có chồng tôi. Còn chồng tôi thì, tôi tin rằng ông đã có tầm nhìn rất xa so với tuổi đời của ông, của dân tộc ông. Một ngày nào đó mọi người sẽ hiểu. Bây giờ tôi không thể giải thích ở đây như thế này. The Buddhist Crisis V. i. Cuộc Khủng Hoảng Phật Giáo Ký giả: Madame Nhu, bà đã nói một chút về cuộc khủng hoảng Phật Giáo năm 1963, trong thời gian đó đã có một trích dẫn được cho là của bà rằng bà vui lòng khi những nhà sư đem nướng chính họ. Bà có thể bình luận về trích dẫn đó? Ngô Đình Nhu: Ồ, tôi đã phải bình luận những gì tôi nói về các tín đồ PG. Tôi đã có cơ hội để làm điều đó vài lần và điều duy nhất mà tôi có thể nói rằng tất cả mọi người nếu phải đối mặt với những việc như thế, rồi thì họ phải đi đến cùng một giải pháp. Điều đó có nghĩa là: Đối với những người điên rồ vì hào quang, hào quang giả tạo, họ chấp nhận bị đánh thuốc mê và để bị đốt cháy đến chết. Họ có quyền không bao giờ bị ai đặt vấn đề. Vậy phải làm gì để ngăn chặn việc họ chấp nhận bị sát hại bởi các cuộc biểu tình? Điều duy nhất tôi có thể làm vào lúc đó là chế giễu họ bởi vì ngay khi nó được tô vẻ như một cái gì đó hoàn toàn xứng đáng được khen ngợi, thì tất nhiên, sẽ luôn luôn có người điên rồ vì hào quang giả tạo chấp nhận nó. Tôi phải làm ngược lại. Ký giả: Madame Nhu, ai đứng đằng sau cuộc khủng hoảng PG? Ngô Đình Nhu: Tôi tin rằng trước hết là CS nhưng nó sẽ không bao giờ có khả năng gây ra đến mức độ đó mà không cần sự giúp đỡ, không cần sự trợ giúp của truyền thông Mỹ, truyền thông phương Tây. Vì vậy, sau khi nó hoàn toàn trở thành chuyện của Mỹ và sau việc sát hại gia đình Ngô Đình thì nó đi quá xa, ngoài tầm kiểm soát, và họ phải đánh bom nó. The 1963 Coup of the Diem Regime V. ii. Cuộc Đảo Chánh Chế Độ Diệm năm 1963 Ký giả: Từ khoảng tháng Tám năm 1963 thì đã có những tin đồn về các cuộc đảo chánh và phản công chống đảo chánh. Madame Nhu, bà có thể giải thích tại sao bà cảm thấy tình hình đủ an toàn vào thời điểm đó để rời khỏi đất nước? Ngô Đình Nhu: Năm 1963 tôi đã phải rời khỏi đất nước. Như tôi đã nói với quý vị rằng tôi luôn luôn tổ chức tất cả mọi việc để cho mọi người làm mà không cần có tôi. Vì vậy, đối với công việc của riêng tôi, đối với phong trào phụ nữ của tôi, thì tôi có thể rời đất nước. Tất cả mọi việc đã được tổ chức theo cách đó. Tôi có một sứ mạng là ngăn cản họ. Nếu tôi không thể ngăn cản họ thực hiện tội ác, thì ít ra là sứ mạng của tôi là làm bằng cách mà tội ác đó không thể được hoàn hảo. Vì vậy, tôi đã phải đi nói chuyện trước. Mọi chuyện là như vậy nên nếu chuyện xảy ra sau đó thì bạn biết rằng tất cả được tính toán trước. Ký giả: Theo bà, ai chịu trách nhiệm cho cuộc đảo chánh 1963? Ngô Đình Nhu: Thật ra, tôi tin rằng Chính phủ Mỹ vào thời điểm đó, nếu, nếu nó không phạm quá nhiều sai lầm, quá nhiều lỗi - Vịnh Con Heo, Bức Tường Bá Linh, Hỏa Tiễn Cuba - thì nó sẽ không, nó sẽ không bao giờ thực hiện cuộc đảo chánh. Nhưng sau ba sai lầm như những cái tôi vừa trích dẫn, nó phải làm một cái gì đó ở Việt Nam - bạn nói như thế nào? - để sở hữu Việt Nam. Và đối với họ, tất cả các yếu tố để thành công là ở đây. Họ cho rằng họ không thể rời bỏ nó cho chúng tôi nhưng những gì họ đã làm thì chính xác là cướp của người nghèo. Đó là nguyên nhân có số phận đó dành cho họ bây giờ. Ký giả: Ai chịu trách nhiệm cho cái chết của chồng bà và...? Ngô Đình Nhu: Quý vị đã thực hiện rất nhiều cuộc điều tra, sách và sách và điều đó có nghĩa là Mỹ đã làm chuyện đó và họ không thể tìm ra. Điều đó có nghĩa, theo tôi, rằng họ chỉ thực hiện những cuộc điều tra để dổ dành mọi người bởi vì nếu thực sự họ muốn biết ai là người chịu trách nhiệm thì họ sẽ tìm thấy... Tôi không muốn buộc tội bất cứ ai. Ngô Đình Nhu: Tôi không muốn buộc tội bất cứ ai. Tôi không muốn đi vào chi tiết, nhưng bằng chứng thì ở đó. Chịu trách nhiệm là Chính phủ Kennedy và chắc chắn rằng việc sát hại vị nguyên thủ quốc gia và em trai của ông, một việc chặt đầu Việt Nam, không thể được thực hiện nếu đích thân Tổng Thống không bật đèn xanh. Chuyện này nhìn từ bên ngoài là như thế. Rõ ràng, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Tổng Thống Kennedy, nhưng thực tế - Tôi không biết. Sự thật - Tôi không biết. Tôi muốn được biết. Ngo Dinh Nhus diplomacy VI. i. Vấn Đề Ngoại Giao của Ngô Đình Nhu Ký giả: Madame Nhu, năm 1963 đã có một số tin đồn rằng chồng của bà là điên rồ, rằng ông điên rồ quyền lực, và rằng ông là một người nghiện heroin. Bây giờ, bà có thể bình luận về điều đó? Ngô Đình Nhu: Vâng, họ đã nói rất nhiều, rất nhiều điều chống lại chồng tôi. Họ thậm chí còn nói, họ nói rằng ông là một con quỷ thuốc phiện và đại loại như vậy. Và quý vị thấy họ luôn có thể nói bất cứ điều gì chống lại tôi. Tôi không quan tâm. Nhưng tôi biết chồng tôi và để nghe tất cả những điều chống lại ông, tôi thực sự, tôi không thể chịu đựng được. Tôi không thể chịu đựng vì tôi biết ông. Ông có một ý thức trách nhiệm rất cao và ông nhìn thấy rất rõ rằng ông đã không được hiểu, ông đã phục vụ dựa trên một niềm tin vào Chúa và vào chính mình, bị xem điên rồ vì ông đã đương đầu với Mỹ. Nhưng đối với một đức tin như vậy, điều đó có nghĩa là gì? Là năng lực của con người. Nhưng không ai hiểu, nên họ nói rất nhiều điều. Từ nhiều năm trôi qua, cái chết của chồng tôi - tôi đã có thể chấp nhận nó, nhưng làm hạ nhân cách của ông thì tôi không thể chịu đựng nổi. Bây giờ sự báo thù đang đến đó. Sự báo thù đang đến rằng tất cả những người đã tấn công ông, đã nói tất cả những điều đó, khi mà sự thật về ông được tìm thấy và sự điên rồ của ông thực ra là cái gì? thì tất cả những người đó sẽ phải xấu hổ. Sẽ phải xấu hổ. Họ sẽ muốn nuốt lại tất cả những gì họ đã nói bởi nó sẽ chứng tỏ họ ngốc như thế nào khi đã không hiểu con người này... Giờ đó đang đến. Ký giả: Um, cũng có tin đồn rằng bởi vì chồng của bà cảm thấy bị phản bội bởi người Mỹ nên ông đã thực hiện những cuộc thương lượng với CS Bắc Việt. Bà cũng có thể bình luận về điều này? Ngô Đình Nhu: Những cuộc thương lượng với CS? Thực ra, như tôi đã giải thích, chúng tôi đã thắng cuộc chiến. Nếu chúng tôi không thắng cuộc chiến, thì không bao giờ Chính phủ Mỹ nhảy vào Việt Nam. Chúng tôi đã thắng cuộc chiến. Những người CS đã không dám leo thang. Họ chỉ có một sự lựa chọn duy nhất, họ chỉ có một sự lựa chọn duy nhất: hoặc leo thang - họ không dám - hoặc đàm phán. Vì vậy, chính họ là người gửi người đến chúng tôi bởi vì chồng tôi đã tìm thấy một giải pháp chống lại cuộc chiến tranh phá hoại. Giải pháp đó cho phép người dân của ông sống trong chiến tranh, phòng thủ từ xa mặc dù có chiến tranh. Và do đó những người Cộng sản không thể làm bất cứ điều gì. Vì vậy, thay vì leo thang chiến tranh, họ đã không làm, mà họ gửi người của họ đến nói chuyện với chồng tôi và chuyện này đã được xoay, xoay trở ngược chống lại chồng tôi như thể ông đã thực hiện những bước đầu tiên đó. Không, không đúng một chút nào. Đây là một sự dối trá. Không đúng một chút nào. Chính là họ là những người CS đã thực hiện những bước đầu tiên đó. Ký giả: Ông đã nói gì với họ? Ngô Đình Nhu: Tại thời điểm đó, ông chỉ, chúng tôi chỉ mới bắt đầu nói chuyện với họ, để biết, các ông đề nghị gì? Và họ đến, để cho họ khỏi bị mất mặt vì chúng tôi làm hết, chúng tôi đã làm mọi thứ lúc đó để tạo tình huống dễ dàng cho họ. Vì vậy, họ đến, và họ chỉ hỏi điều kiện cho Open Arms Program của các vị là gì? Có nghĩa được dịch từ chữ Chương Trình Chiêu Hồi, mà thực ra, Chiêu Hồi Minh nói là người hồi chánh, là sự trở về của người anh em phiêu bạt. Vì vậy, chúng tôi đã nói với họ chúng tôi sẽ kill the, bạn nói như thế nào, le veau gras [Tiếng Pháp]... anh em phiêu bạt, đứa con phiêu bạt. [*Chú thích của người dịch: le veau gras có nghĩa là fat calf (bê béo) trong tiếng Anh. Madame Nhu đang cố gắng giải thích Chương Trình Chiêu Hồi bằng thành ngữ tiếng Anh to kill the fatted calf for tức có nghĩa bóng là đón nhận đứa con hoang đàng trở về, nhưng có nghĩa đen là làm thịt con bê béo.] Họ làm thịt the veal [thịt bê], quý vị gọi the fat [con bê béo] như thế nào, nhưng chúng tôi nói với họ we shall kill the fat veal [làm thịt con bê béo]. Tôi nghĩ rằng Mỹ nghe được câu trả lời đó và họ cho rằng họ sẽ là con bê béo. Có lẽ vậy, bằng không tôi sẽ không thể giải thích được lý do tại sao họ đã làm những gì... những gì họ đã làm, tại sao họ đã làm những gì họ đã làm. Madame Nhu on the U.S. as arrogant force VI. ii. Madame Nhu Nhận Định Chính Phủ Mỹ như một Quyền Lực Kiêu Ngạo Ký giả: Bà nghĩ điều gì đã đi sai? Tại sao, tại sao, tại sao đã xảy ra một kết thúc bất hạnh vào năm 1963? Ngô Đình Nhu: Tất cả là, quý vị nói như thế nào, tính kiêu ngạo, xuất phát từ tính kiêu ngạo. Chính phủ Mỹ đã bị thuyết phục rằng nó sở hữu chân lý và đầy khinh miệt đối với... thật quá duy vật để hiểu. Tôi thậm chí không thể buộc tội họ hay là cay đắng với họ bởi vì tôi phải nói rằng ngay cả người dân của chúng tôi cũng đã không hiểu bất cứ điều gì. Rất nhiều người đã không hiểu bất cứ điều gì. Họ duy vật, họ thừa nhận rằng chồng tôi là hoàn toàn điên rồ vì ông coi thường tất cả những sức mạnh vật chất và bám víu vào giải pháp của mình. Nhưng đó chỉ là một sự hiểu lầm bởi tính kiêu ngạo của một bên và một phần nào sự thiếu hiểu biết của bên còn lại. Bởi vì đối với những người Mỹ, tôi tin rằng đó là sự kiêu ngạo. Nhưng đối với người dân của chúng tôi, tôi tin rằng nó chỉ là một sự thiếu hiểu biết - chưa trưởng thành. Ký giả: Um, bà có điều gì muốn nói về việc này? Ngô Đình Nhu: Có, lời cuối cùng của tôi, thông điệp thực sự tôi muốn chuyển đến cho người dân Mỹ chỉ là thế này: Đừng bắt người của quý vị thực hiện những màn trình diễn đu bay mà không cho họ một mạng lưới. Đó là để nói, đừng cố gắng lấy lại uy tín đã mất từ chuyện Việt Nam... bằng việc xây dựng một quyền lực đáng sợ nhằm thuyết phục trong khi bỏ qua những điều luật và lời giáo huấn của Chúa Kitô. Vì vậy, Mỹ phải thực sự chấp nhận sự thật về Việt Nam trước và đền bù. (Hết phần 6 & HẾT)
Posted on: Fri, 01 Nov 2013 05:44:28 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015