Tướng Giáp: Từ Napoleon đỏ đến Ngọn núi - TopicsExpress



          

Tướng Giáp: Từ Napoleon đỏ đến Ngọn núi lửa Đại tướng Võ Nguyên Giáp được phương Tây gọi bằng nhiều cái tên khác nhau Tướng Giáp: Từ Napoleon đỏ đến Ngọn núi lửa Thứ Hai, ngày 07/10/2013 13:00 PM (GMT+7) Sự kiện: Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời Tài năng và đạo đức Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong mắt các học giả phương Tây được thể hiện qua những cái tên mà họ đặt cho ông. Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày Đối với mỗi người dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một chỉ huy quân sự, người “anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người bằng những chiến thắng quân sự lừng lẫy của mình đã đưa đất nước Việt Nam đến với độc lập. Còn đối với lịch sử quân sự thế giới, Võ Nguyên Giáp là vị tướng châu Á được nhắc đến nhiều nhất sau Thế Chiến II, là một hiện tượng đặc biệt nhận được sự quan tâm của đông đảo các sử gia và nhà bình luận quân sự phương Tây, và điều đó được thể hiện rất rõ nét qua những cái tên mà các nhà nghiên cứu và học giả phương Tây đặt cho Đại tướng. Tướng Giáp: Từ Napoleon đỏ đến Ngọn núi lửa - 1 Các học giả phương Tây đặt cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều cái tên khác nhau Nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người phương Tây đều xem ông là một đối thủ lợi hại, người đã đánh bại tham vọng tại Đông Dương của hai thế lực quân sự hùng cường nhất thế giới lúc bấy giờ là Pháp và Mỹ từ năm 1945-1975. Napoleon Đỏ Không giống như những vị tướng khác trên thế giới được đào tạo chính quy, bài bản qua các trường lớp quân đội, tất cả những kiến thức quân sự và tài năng chỉ huy của Võ Nguyên Giáp đều do tự học, tự rèn luyện, tự đúc rút kinh nghiệm mà nên. Tướng Peter Mac Donald, một nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh, nhận định: “Trong giai đoạn 1944-1975, cuộc đời của ông Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái vĩ đại nhất mọi thời đại… Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông Giáp trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui.” Đó chính là lý do mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn được gọi bằng một cái tên khác là “Napoleon Đỏ”, nhằm nói lên tài năng quân sự kiệt xuất của ông giống như thiên tài quân sự Napoleon Bonaparte, nhà quân sự và nhà chính trị kiệt xuất người Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu. Cái tên “Napoleon Đỏ” xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Time của Mỹ trong số ra ngày 9/2/1968, khi tạp chí này đăng bức ảnh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở ngay trang bìa cùng bài viết dài với dòng tít lớn: “Bắc Việt Nam: Napoleon Đỏ” để nói về Võ Nguyên Giáp, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thiên tài quân sự kiệt xuất với câu nói nổi tiếng: “Đã đánh là phải thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, không chắc thắng thì không đánh.” Tướng Giáp: Từ Napoleon đỏ đến Ngọn núi lửa - 2 Hình ảnh "Napoleon Đỏ" Võ Nguyên Giáp xuất hiện trên trang bìa tạp chí Time Tuy nhiên, khác với vị hoàng đế của nước Pháp, “Napoleon đỏ” của Việt Nam là vị tư lệnh của những người du kích đi dép lốp, kéo từng khẩu pháo qua địa hình đồi núi hiểm trở để dội xuống thung lũng và nghiền nát quân đội viễn chinh Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954. Đến nay, nhiều trường quân sự trên thế giới vẫn giảng dạy, nghiên cứu về những chiến lược mà tướng Giáp đã áp dụng để giành chiến thắng trong trận chiến quyết định đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương và nhiều thuộc địa khác trên thế giới. Chính bản thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng rất tâm đắc với một câu nói nổi tiếng của Napoleon Bonaparte trong chiến dịch tấn công ở Ý: “Nơi nào mà một con dê lọt qua thì một người có thể lọt qua; nơi một người lọt qua thì một tiểu đoàn cũng có thể lọt qua”. Quyết đoán, sắc bén và có tư duy quân sự chiến lược hơn người, đó chính là điểm chung giữa hai vị tướng lừng danh này. Đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trí tuệ và bản lĩnh khác thường đó được thể hiện rất rõ nét trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch này, kế hoạch do các cố vấn Trung Quốc và ban tham mưu của ta đề ra là “đánh nhanh, thắng nhanh”, tranh thủ thời gian quân Pháp chưa đứng chân vững chắc ở Điện Biên Phủ để giải quyết nhanh gọn chiến trường. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, thực dân Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm khổng lồ, một “pháo đài bất khả xâm phạm” với rất nhiều những vũ khí, trang bị tối tân cùng hệ thống hầm hào, công sự vững chắc. Với tư duy chiến lược nhạy bén của mình, tướng Giáp biết rằng phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sẽ không khác nào tự sát, tự chui vào chiếc bẫy do quân Pháp giăng ra. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại: “Toàn bộ ban tham mưu và các cố vấn đều đều nhất trí với kế hoạch tấn công “đánh nhanh thắng nhanh” và ngày tấn công đã được dự kiến là 25/1". Khi chỉ còn vài giờ nữa sẽ phát lệnh khai hỏa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng sự nhạy bén của mình đã quyết định thay đổi kế hoạch và rút quân về tuyến sau vài cây số sau khi phát hiện nhiều điểm bất lợi trong kế hoạch tác chiến. Để ra được quyết định này, Đại tướng đã vận dụng những chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đây là một trận đánh cực kỳ quan trọng, chỉ được phép đánh thắng, chúng ta phải chắc thắng mới đánh, nếu không chắc thắng chúng ta sẽ không đánh” để thuyết phục ban tham mưu đồng ý với kế hoạch “đánh chắc, thắng chắc” của mình. Với quyết định đầy khó khăn này, tướng Giáp đã xoay chuyển cục diện chiến trường bằng kế hoạch “đánh chắc, thắng chắc”, bày ra một chiếc thòng lọng từ từ siết chặt quân viễn chinh Pháp trong lòng chảo Điện Biên Phủ, dẫn đến thắng lợi “long trời lở đất” vào ngày 7/5/1954, đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Không những thế, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn được các học giả và các nhà nghiên cứu phương Tây so sánh với những thiên tài quân sự nổi tiếng trên thế giới. Trong cuốn sách “Những vị tướng lừng danh”, nhà nghiên cứu Ducan Towson đã viết: "Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới mọi thời đại, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Jukov..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh". Cuốn Bách khoa toàn thư quân sự do Bộ Quốc phòng Mỹ xuất bản năm 1993 viết: "Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử". Ngọn núi lửa ẩn dưới tuyết Quả thật, ở một con người với tài thao lược và nghệ thuật cầm quân xuất chúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn toát lên một vẻ bình dị, trầm tĩnh, sâu sắc của một người thầy giáo. Cũng chính vì điều đó mà trong một tác phẩm của mình, tác giả John Colvin, một nhà ngoại giao người Anh từng hoạt động tại Hà Nội những năm 1960 đã gọi tướng Giáp là “Ngọn núi lửa ẩn dưới tuyết” (Volcano Under Snow), trình bày những nhận định của Đại tướng về việc Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt Nam. Tướng Giáp: Từ Napoleon đỏ đến Ngọn núi lửa - 3 Bìa cuốn sách "Tướng Giáp: Ngọn núi lửa ẩn dưới tuyết" Không chỉ nói đến tài thao lược và nghệ thuật cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều tướng lĩnh và học giả phương Tây còn nhắc đến ông như một vị tướng rất “người”. Trong cuốn hồi ký Hồi ức I của mình, viên đại tướng nổi tiếng của Pháp Raoul Albin Louis Salan, người từng giữ chức Tổng tư lệnh chiến trường Bắc Đông Dương đấu sức, đấu trí với Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhắc đến những kỷ niệm tốt đẹp với tướng Giáp trong quá trình đàm phán Việt Pháp 1946. Tướng Salan xúc động kể rằng trong một cuộc họp căng thẳng, khi ông được thông báo rằng vợ mình mới sinh con gái, tướng Giáp đã chúc mừng ông và sau đó gửi tặng vợ ông một bức bình phong sơn mài rất đẹp tả cảnh nông thôn miền Bắc. Năm 1985, khi đại tướng Salan qua đời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cử người đến viếng và chia buồn cùng với thân quyến. Giờ đây, “ngọn núi lửa” vĩ đại ấy đã tắt, nhưng hình ảnh về một vị Đại tướng, một anh Văn đôn hâu, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam thì vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Chắc hẳn trong tương lai các nhà nghiên cứu lịch sử, các chuyên gia quân sự và các học giả nước ngoài sẽ còn tiếp tục nhắc đến những cái tên rất đỗi hào hùng này của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những vị tướng vĩ đại nhất nhân loại của thế kỷ 20. Học giả và tướng lĩnh Pháp gọi Đại tướng là "Giáp" Từ lâu người phương Tây, đặc biệt là người Pháp vẫn gọi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “Giáp”, đơn giản là vì cái tên này rất ngắn gọn, dễ nhớ, dễ viết, dễ đọc đối với người phương Tây. Ngoài ra, các tướng Pháp như Sainteny, Salan vẫn quen dùng cái tên này từ khi ông còn là một người chỉ huy chưa có quân hàm, bởi trước khi trở thành một vị tướng, ông xuất thân là một giáo viên sử học, và bài học quân sự đầu tiên của ông là một đoạn trong cuốn bách khoa toàn thư cũ về cơ chế hoạt động của lựu đạn cầm tay. Thế nhưng chính cái tên đơn giản ấy đã vang lên như sấm động trên báo chí phương Tây sau chiến thắng lẫy lừng của “ông Giáp” ở Điện Biên Phủ, một chiến thắng được coi là không tưởng vào thời kỳ đó, và sau đó là cuộc chiến đấu trường kỳ khiến đế quốc Mỹ phải cúi đầu khuất phục ở miền Nam Việt Nam. Trong cuốn hồi ký “Một chút vinh quang” của mình, tướng Marcel Bigeard, người từng tham chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ và chịu khuất phục dưới tài cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: "Trong 25 cầm quân của mình, Giáp có những lúc đã thua, nhưng ông luôn luôn rút ra bài học, giành lại ưu thế để cuối cùng trở thành một tướng lãnh không ai bì kịp... Xin ngả mũ chào ông, ông Giáp." Tướng Giáp: Từ Napoleon đỏ đến Ngọn núi lửa - 4 Cuốn "Giáp, người chiến thắng ở Việt Nam" của Peter Macdonald Dần dần, cái tên “Giáp” thành cách gọi thông dụng của sách báo phương Tây, kể cả những tác phẩm của các tướng lĩnh hay sử gia kinh viện. Đối với nhiều người phương Tây, cái tên “Giáp” nhiều khi đồng nghĩa với Việt Minh, thậm chí với quân đội và sức mạnh Việt Nam. Vào năm 1977, sử gia người Pháp Georges Boudarel, người đã từng đứng về phía Việt Minh cầm súng chống lại thực dân Pháp đã xuất bản tại Paris một cuốn sách với tựa đề vỏn vẹn một chữ "Giáp" chiếm trọn bìa sách trên nền hình vị tướng huyền thoại này.
Posted on: Mon, 07 Oct 2013 08:04:13 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015