ÐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH (1959 -1975), CÔNG CỤ XÂM LĂNG - TopicsExpress



          

ÐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH (1959 -1975), CÔNG CỤ XÂM LĂNG VNCH CỦA BẮC VIỆT. Mường Giang (Ảnh trích từ VN Chiến tranh và Lịch sử ). Tháng 11-1997, Võ Nguyên Giáp nhắc lại đường Trường Sơn 559 do Ðinh Đức Thiện và Ðồng Sĩ Nguyên chỉ huy, nối Bắc bộ phủ đến tận các chiến trường Nam ruột thịt, có kèm theo ống dẫn xăng dầu, dùng cho cơ giới và đoàn vận tải xuyên sơn. Theo Nguyên, bắt đầu chỉ huy binh đoàn 559 từ tháng 12-1966 với 750 xe vận tải, bốn binh trạm có nhiệm vụ chuyển tải người, quân dụng vào Nam. Một phần đường mòn chạy trên đất Lào và Kampuchia mà Hà Nội bảo là họ cho phép. Ðường chính thức ra đời vào ngày 19-5-1959 do công lao phác họa của Võ Bẩm, trải qua ba giai đoạn đường bộ, gùi thồ và xa lộ đất từ năm 1964 bằng xe cộ. Từ năm 1971,đường được mở rộng đồng thời với tuyến biển 759 nhưng hoạt động kém hiệu quả vì lực lượng Hải quân/QLVNCH quá hùng hậu. Binh đoàn 559 có quân số trên 120.000 người, gồm 10.000 thanh niên xung phong, 1 sư đoàn cao xạ phòng không tăng phái và tám sư đoàn chiến đấu vận tải. Sau ngày ký hiệp định 1973, Hà Nội bỏ binh trạm và đưa quân thẳng vào Nam một cách công khai mỗi lần từ sư đoàn lên tới quân đoàn, kể cả cơ giới, pháo, tăng chỉ mất 12 ngày, thay vì 4 tháng như trước. Hai sư đoàn quân xa dọc ngang xuôi ngược hết đông qua tây Trường Sơn, trước sự bất lực của VNCH vì không có hỏa lực để bắn hạ, còn Mỹ thì phủi tay khi ôm hết tù binh và cốt lính về nước. Tóm lại trong suốt cuộc chiến, Trường Sơn là bãi chiến trường đẵm máu nhất từ năm 1965 trở về sau. Nhưng hy sinh máu xương để được gì cho đất nước ? hay chỉ là sự tưởng tiếc của những kẻ mắn may sống sót, những cô gái Trường Sơn mỏi ngóng các chàng lính của cả hai bên, cho tới ngày tuổi xuân tháp cánh mà bóng ai vẫn biền biệt theo cái huyền thoại Trường Sơn đã chết héo trong tâm khảm của đồng bào sơn cước bị cướp bốc, khinh rẻ từ lúc có hòa bình. Mấy lúc gần đây thấy đảng quảng cáo rầm rộ về cái địa đạo Củ Chi dài tới 250 km, mà bẽ bàng, dù sao cũng đã ăn ngủ với Củ Chi hơn năm, khi Trung đòan 43 biệt lập tăng phái hành quân cho tỉnh Hậu Nghĩa, mà tiểu đoàn 1/43 lại đóng thường xuyên ở thành đồng vách cát, gần như không sót một chỗ nào. Trước tháng 4/1975, quận Củ Chi mười lăm xã Phú Mỹ Hưng, An Phú, An Nhơn Tây, Nhuận Ðức, Trung Lập, Phú Hòa Ðông, Tân Thạnh Ðông, Trung An, Phước Vĩnh Ninh, Phước Thạnh, Phước Hiệp, Thái Mỹ, Tân Phú Trung và Tân Thông Hội, lính 43 không bỏ sót một chốn nào, nhưng đâu thấy địa đạo. Củ Chi nằm sát nách Sài Gòn, trên lãnh thổ có rất nhiều đường giao thông ngang dọc như quốc lộ 1, tỉnh lộ 15 chạy cặp sông Sài Gòn, tỉnh lộ 7A và 8A nối liền Bầu Trai, tỉnh lỵ Hậu Nghiã, qua Củ Chi, thông với Thủ Dầu Một. Suốt cuộc chiến, Củ Chi là giao điểm của tất cả hỏa lực của VNCH và Hoa Kỳ nhắm vào từ Sư đoàn 25 HK, tới SĐ5, 25 VNCH.. vậy làm sao mà Củ Chi có thể trở thành địa đạo dài tới 250 km ? Ðịa đạo Củ Chi như lời giải thích của các bô lão trong vùng, được thành hình vào thời gian khi chính phủ VNCH tiếp thu từ năm 1955, do các cựu kháng chiến Việt Minh, không đi tập kết mà cũng chẳng về tề đào để phòng thân, cho nên xã nào cũng có. Sau đó tình hình khả quan, số lớn ra hợp tác với chính quyền hoặc trở thành người dân thường nên hầm thành hoang phế. Từ năm 1959 về sau Hà Nội lại gây chiến, lập mặt trận GPMN đóng đô trong địa bàn quanh quẩn Tây Ninh, Hậu Nghĩa sát Củ Chi. Thế là du kích tìm các hầm hố, địa đạo cũ moi đất để làm chỗ trốn khi bị săn đuổi. Vì Củ Chi mưa nhiều, đất sốp, nên hầm hố sau một mùa mưa rừng là xập nếu không tu bổ, trong hầm là hang ổ của các loại rắn, bò cạp, rít, chuột.. nên không mấy ai thích vào, trừ phi giây phút tử thần réo gọi. Số du kích, cán bộ bị rắn rít, bò cạp hạ sát, cũng không thua số thương vong bom đạn là mấy. Ðó là mặt thật của địa đạo 250 km trong tưởng tượng. Ðịa đạo Củ Chi qua cuộc chiến thường được nhắc tới bằng các tên làng xóm quanh vùng như Hố Bò, Bến Ðình, Bến Dưọc.. một vùng đồn điền cao su, giữa các mật khu nổi tiếng như Bời Lời, Trảng Bàng, Dương Minh Châu, Tam Giác Sắt. Mật khu Hố Bò, Củ Chi được Hà Nội gọi là Phân khu Sài Gòn-Chợ Lớn giao cho Mười Cúc và Võ Văn Kiệt cai quản, có Trung đoàn 1012 (Thủ đô) và 2 Tiểu đoàn Quyết Thắng 1,2 nhưng gần như chết hết qua nhiều lần đụng độ triền miên với Hoa Kỳ và SĐ25/VNCH. Từ sau Tết Mậu Thân 1968, quân số các đơn vị trên được bổ sung từ miền Bắc vào. Củ Chi tê liệt từ khi SĐ 25 Mỹ vào đóng tại Ðồng Dù, sau đó là SĐ 101 Không Vận Hoa Kỳ, thường dùng chiến dịch trực thăng bay vào tận ổ, nên sau này cán gộc cở Cúc, Kiệt thường ở dưới hầm cho chắc mạng. Ngoài ra ta còn mở CHIẾN DỊCH ROM-PLOW ỦI XẬP ÐỊA ÐẠO CỦ CHI, sử dụng 12 chiếc xe ủi đất loại lớn, được tướng Wayan, có vấn trưởng của Ðại Tướng Ðổ Cao Trí tư lệnh QÐ3 lúc đó, biệt phái cho TK/Hậu Nghĩa. Chiến dịch ủi quang khu Hố Bò, Củ Chi làm Hà Nội điên tiết . Ðể bảo đảm đoàn xe cơ giới trong lúc khai quang, một thiết đoàn gồm M48 và M113 của Hoa Kỳ yểm trợ, bảo vệ an ninh, xe ủi đưọc bọc bằng lưới chống B40 và bao cát, nên đã hoàn thành nhanh chóng công tác sau 15 ngày làm việc, địa đạo Củ Chi đã biến thành một vùng đất rộng thoáng quang, hầm xập người cũng biến mất. Hết Hố Bò tới Bời Lời, sau đó là đường Trảng Mít, Dầu Tiếng cuối cùng tới các căn cứ lõm của du kích ấp xã trong các quận Củ Chi, Trảng Bàng, Ðức Hòa, Ðức Huệ.. Tình hình an ninh đưọc vãn hồi, huyền thoại địa đạo Củ Chi chỉ còn trong các sách giáo khoa và tài liệu tuyên truyền của đảng mà thôi. Tóm lại địa đạo Củ Chi, Hố Bò, Bời Lời đã bị đoàn cơ giới HoaKỳ hủy diệt năm 1970 như bình địa. Hầu hết cán bộ cán binh vượt trốn qua đất Miên. Vậy mà vẫn có người tin, điều này làm cho thế giới phải nể sợ sự nói láo không ngọng của người CSVN khi mà mọi bí mật của lịch sử và chân tướng của đảng đã bị bật mí và lộ diện. Như Lê Ðức Thọ đã tuyên bố ngày 1-5-1975 “cái gì là Mặt Trận GPMN, tất cả đều là đảng ta đó”. Nên việc CSVN rục rịch chống Tàu nói là để bảo (Dù được trao trả tù binh theo Hiệp định ngưng bắn 1973 nhưng cán binh Bắc Việt vẫn xin Hồi chánh để được ở lại miền Nam - Ảnh sưu tầm trên NET). vệ ngư dân và chủ quyền QG hay gì gì đó, thì cuối cùng cũng “là phe ta cả” nên làm sao mà đánh cho được ? Cuối năm nhìn lại đống rác lịch sử cận đại do CSVN dàn dựng vẽ với, trong đó có chuyện dài “đánh Mỹ cứu nước XHCN” mà thêm đau lòng thương cảm cho thanh niên nam nữ đất Bắc, đã hy sinh oan uổng làm tôi mọi cho bọn chóp bu Hà Nội. Rốt cục vẫn sống kiếp nô lệ tồi tàn còn thua thời Pháp thuộc. Có đọc trường thiên ký sự “Ðường đi không tới” của nhà văn VC hồi chánh Xuân Vũ, hay là người lính VNCH, thì mới cảm nhận được cái ý vị khổ nhục cùng tận của cuộc chiến Ðông Dương lần 2 (1955-1975), do Ðệ tam quốc tế cộng sản chủ xướng, mà Bắc Việt đã nhận lãnh vai trò tiền phương đánh mướn. Suốt cuộc chiến vô nghĩa phi lý này, mặt trận tại Trường Sơn, đã là mồ chôn hằng vạn tử sĩ của cả hai phía. Những địa danh như Dốc pháo cụt, Ðồi không tên, Sông A-Vương, Lũng Giằng, Khe Sanh, Dakto, A-Shau, Ia-Drang, Pleime, Ðức Cơ.. ra tận miền Bắc, càng lúc càng trở nên khốc liệt, vì đây là con đường chiến lược để Bắc Việt xâm lăng VNCH. Bởi vậy trước tháng 5-1975, Võ Nguyên Giáp qua quyền hạn Ðại Tướng tổng tư lệnh bộ đội VC, đã từng tuyên bố với báo chí quốc tế, sẽ đốt rụi Trường Sơn, dù phải đem giết hết thanh niên nam nữ miền Bắc . Cho nên không lạ khi thấy Xuân Vũ nói “mạng người lá rụng”, để viết về thảm kịch Ðường Ði Không Tới, của một số cán binh bộ đội hồi kết năm nào. Tháng 11-1997, Giáp khoe thành tích Bát Quái Ðồ, tức là đường Trường Sơn 559, do Ðinh Ðức Thiện và Ðồng Sĩ Nguyên lần lượt chỉ huy suốt cuộc chiến từ 1960-1975. Ngày xưa thế giới đui mù, vì bị bọn trí thức khoa bảng, cha-sư, no cơm ấm cật tại miền Nam, tuyên truyền lật lọng, nên chẳng bao giờ thấy được hình ảnh bộ đội cộng sản “sinh bắc tử nam”, khi ồ ạt vượt vĩ tuyến 17, bằng đường mòn HCM, để tấn công cưỡng chiếm Miền Nam thanh bình no ấm, như họ đã thấy tại bán đảo Triều Tiên, vào tháng 6-1950, qua cuộc chiến Cao Ly. Nhưng biết sớm hay muộn cũng giống nhau, vì ngày nay trên khắp nẻo đường Trường Sơn năm cũ, từ Bắc Việt vào tới Phước-Bình Long, hằng ngày vẫn có hằng vạn nguời Việt , đói rách bị chĩa súng có gắn mã tấu sau lưng, để bắt họ làm nghĩa vụ lao động. Cũng qua cái hình ảnh đau thương này, đã làm cho mọi người trong cuộc của cả hai phía, chợt nhớ tới những cô gái Trường Sơn năm nào, luôn mỏi mòn ngóng đợi các chàng lính trận có lần đã đi vào con tim của họ. Ðể rồi từ đó tới nay, tuổi xuân tháp cánh lưng trời, mà bóng ai vẫn biền biệt, như cái huyền thoại Trường Sơn, thật sự đã chết trong tâm tư đồng bào sơn cước, khi họ bị VC cướp đất, lừa bịp.. sau khi đất nước đã có hòa bình. Ngày nay, hầu hết những cán binh bộ đội, trước kia từng phục vụ trong hàng ngũ CSQT, tỉnh ngộ mới biết mình đã hy sinh, thật sự đâu phải vì dân tộc hay tổ quốc VN, mà chỉ làm đá gạch lót đường cho HCM và đảng thăng tiến chiếm quyền, cướp nước làm giàu mà thôi. Ðó cũng chỉ vì đồng bào bị kẹt cứng trong sự kềm kẹp của Hồ và đảng, do sự lẫn lộn giữa đạo lý và chính trị. Chẳng những thành phần tham gia cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, trong hàng ngũ Việt Minh bị VC gạt, mà ngay cả giới trí thức đứng ngoài nhìn vào, cũng bị Hồ dùng chiêu bài yêu nước, tuyên truyền lôi kéo, rốt cục đã phải xiêu lòng ủng hộ. Cuối cùng kháng chiến thành công nhưng đó là chiến lợi phẩm của Ðệ Tam Cộng Sản Quốc Tế, vì VN tuy đã tốn cả núi sông xương máu, vẫn bị chia hai đất nước, còn độc lập thật sự của hai miền, chỉ thấy trên giấy tờ mà thôi, đâu có được quyền tự quyết dân tộc như thuở ông cha ta ngày trước. Biết bị gạt nên nhiều người bỏ VC theo quốc gia lúc đầu rất đông, tiếc thay chính quyền Ðệ I VNCH, đã bỏ lở cơ hội chiến thắng, khi trong tay đã nắm được thiên thời, địa lợi nhưng lại không thu phục được lòng người VN lúc đó, ai cũng muốn theo chính nghĩa Quốc Gia, để tiêu diệt thực dân, phong kiến, cộng sản, để kiến tạo đất nước ấm êm thanh bình Trước tình hình nguy ngập đó, Hồ Chí Minh đã phải gọi Lê Duẩn, đang làm xứ bộ trưởng Nam Phần, chỉ huy cán bộ nằm vùng tại miền Nam, trở ra Bắc, để duyệt xét lại kế hoạch cưỡng chiếm VNCH bằng vũ lực, thay vì kỳ vọng vào cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước như Hiệp định Geneve 1954 đã qui định, mà VNCH không chịu thi hành, vì không hề ký vào biên bản hiệp ước trên. Trong phiên họp lần thứ 15 của Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng, khai diễn ở Hà Nội vào tháng 1-1959, quyết định thành lập Lực Lượng Vũ Trang tại Miền Nam. Kế tiếp ngày 5-10-1960, đảng lại họp Ðại Hội 3 cũng tại Hà Nội, để thành lập Ðảng Bộ cộng sản Miền Nam, qua danh xưng “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, làm cánh tay nối dài, vừa là bình phong, vừa tạo công cụ xâm lăng cho Bắc Việt. Ðúng như Lê Duẩn đã tuyên bố “Ðó là chiến lược bảo đảm thắng lợi hoàn toàn cho cuộc cưỡng chiếm miền Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng Mác-Lê và giai cấp công nông”.Tóm lại theo chủ trương của Hà Nội, Ðảng Bộ CS miền Nam, tức MTGPMN, phải hành động theo ba mục tiêu chiến lược : 1- Ly gián đồng bào và chính quyền VNCH 2- Ðánh lừa dư luận thế giới về cuộc xâm lăng của miền Bắc, trở thành cuộc nội chiến tại miền Nam . 3- Tuyệt đối phải tuân theo các chỉ thị của đảng, do miền Bắc lãnh đạo, Mặt trận miền Nam chỉ thừa hành, theo đúng lệnh đảng.
Posted on: Mon, 22 Jul 2013 04:22:53 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015