ĐỌC TRUYỆN và XEM PHIM BỐ GIÀ Nguyên tác: Mario - TopicsExpress



          

ĐỌC TRUYỆN và XEM PHIM BỐ GIÀ Nguyên tác: Mario Puzo Dịch giả: Ngọc Thứ Lang (vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n0n3n2n31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1) (Tiếp theo) Sau thành công của tiểu thuyết The Godfather, cuốn sách bước ngay vào lãnh vực điện ảnh và gặt hái 3 giải Oscar năm 1973 về Diễn viên chính xuất sắc nhất (Marlon Brando), Hình ảnh đẹp nhất (Albert S. Ruddy), và Kịch bản phỏng theo tiểu thuyết hay nhất (Mario Puzo, Francis Ford Coppola). Trong buổi lễ trao giải, Marlon Brando không tham dự mà chỉ nhờ một nữ diễn viên không tên tuổi Shasheen Littlefeather đọc thư của ông. Lý do Marlon Brando từ chối giải Oscar là vì Hoa Kỳ đã không giữ lời hứa với người da đỏ khi giành đất của họ. Người Sài Gòn vốn đã mê tiểu thuyết Bố Già nên rất nóng lòng chờ đợi được xem cuốn phim thực hiện phỏng theo tác phẩm này. Thế nhưng, cho đến năm 1975, chưa ai được xem phim The Godfather. Ngay từ đầu năm 1975, cuốn phim The Godfather và The Excorcist (Quỷ ám) đã nhập vào Việt Nam, nhưng vẫn chưa được trình chiếu trước công chúng vì còn chờ đợi “ngày lành tháng tốt”… để hốt bạc. Sự chờ đợi ấy đã không bao giờ đến vì Sài Gòn bị… “đứt phim” ngày 30/4/1975. The Godfather còn xuất hiện trên màn ảnh và DVD qua 3 bộ phim: The Godther, Part I (1972); The Godfather, Part II (1974) và The Godfather, Part III (1990). Rất nhiều tạp chí bình chọn bộ phim đầu, The Godfather (1972), là phim hay nhất của mọi thời đại với đạo diễn Francis Ford Coppola, biên kịch Mario Puzo và dàn diễn viên đa số gốc Ý gồm Marlon Brando, Al Pacino, Robert Duvall, Diane Keaton và James Caan. Những cảnh đầu tiên trong phim The Godfather (Part I), Bố Già xuất hiện với bộ cánh tuxedo lịch lãm, cài thêm một bông hồng đỏ trên ve áo. Đó là dịp duy nhất để ông “đóng bộ” trong ngày cưới của con gái. Người tinh ý sẽ thấy bông hồng cài trên ve áo Marlon Brando có vẻ như ủ rũ, sắp tàn khi ông tiếp khách đến cầu cạnh trong văn phòng nhưng ngay sau đó, ở những cảnh đám cưới ngoài trời, hoa lại tươi tắn, cứng cáp. Điện ảnh là vậy. Không thể nào đòi hỏi sự tuyệt đối trong việc làm phim vốn luôn phải chạy theo thời gian để tiết kiệm chi phí. Trở về với ngày thường, Ông Trùm chỉ là một ông già ăn mặc có phần nhếch nhác trong một văn phòng cũng không lấy gì làm sang trọng của Công ty Nhập khẩu Dầu Olive Genco. Bố Già của ngày thường là một con người bình dị trong cách phục sức, nhỏ nhẹ trong lời ăn tiếng nói, và khiêm tốn trong đối nhân xử thế… hoàn toàn tương phản với những trận thanh toán đẫm máu, những âm mưu tinh khôn và những cuộc vận động hành lang lắt léo mà ông đứng sau lưng. Nếu nhà văn Mario Puzo thành công trong việc tiểu thuyết hóa nhân vật Bố Già thì đạo diễn Francis Ford Coppola (khi đó mới 31 tuổi) cũng thành công không kém trong việc đưa người đọc từ thế giới tưởng tượng trở thành người xem trước màn ảnh lớn của phim hoặc màn ảnh nhỏ của DVD. Cả nhà văn lẫn đạo diễn đã cộng tác chặt chẽ với nhau trong suốt tiến trình làm phim, cộng với sự nỗ lực của dàn diễn viên, kỹ thuật viên trong suốt 77 ngày quay phim. Thời gian quay ngắn hơn lịch quay được dự tính là 83 ngày, giảm được nhiều chi phí xuống còn dưới 2 triệu đôla theo kế hoạch của Paramount Pictures. 175 phút xem The Godfather “đáng đồng tiền bát gạo” đối với cả hãng phim lẫn người xem phim. Khi vào vai Bố Già, Marlon Brando muốn gương mặt của Don Vito Corleone trông giống như một kẻ rất gan lì nên nhét cuộn len vào hai bên má để thử khuôn hình. Đến khi quay thật, ông phải đeo một dụng cụ y tế do một nha sĩ chế tạo để thay cho cuộn len. Chú mèo mà ông bế trong cảnh đầu tiên là tình cờ được thêm vào, tiếng gừ gừ của nó đã át một số câu thoại của Marlon. Thực ra, bản thân Marlon Brando cũng luôn quên lời trong script và phải đọc từ các tấm bảng “nhắc tuồng” bên ngoài suốt các cảnh quay. Nhưng quả thật Marlon đóng vai Bố Già một cách xuất thần. Trong cảnh Michael hứa với cha khi bị ám sát hụt và nằm ở bệnh viện, những giọt nước mắt trào ra trên hai khóe mắt Bố Già hoàn toàn là thật. Khi xem phim, khán giả lại có dịp hình dung Ông Trùm Mafia qua tài diễn xuất của Marlon Brando. Theo tạp chí Playboy, đạo diễn Francis Ford Coppola tiết lộ Frank Sinatra đã từng tiếp cận để được đảm nhận vai Bố già Vito Corleone dù không mặn mà lắm với tác phẩm The Godfather của Mario Puzo. Coppola vẫn khẳng định Marlon Brando mới là lựa chọn cuối cùng. Đây là lần thứ ba Marlon “hớt tay trên” vai diễn mà Frank dòm ngó, hai vai diễn còn lại là Terry Malloy trong On the Waterfront và Sky Masterson trong Guys and Dolls. Chuyện ai vào vai “cậu út” Michael cũng gây ra khá nhiều bất đồng với những ý kiến khác nhau. Giám đốc sản xuất của hãng Paramount đề cử Warrant Beatty, Alain Delon và Burt Reynolds nhưng lần lượt bị đạo diễn Coppola từ chối, ông vẫn tiếp tục gợi ý nên chọn Robert Redford thay cho Al Pacino vì Robert có thể hợp với vai diễn hơn mà cũng có tiếng tăm hơn. Trong khi nội bộ còn đang lục đục, chưa đi đến thống nhất có nên chọn anh chàng vô danh Al Pacino vào vai Michael không thì Pacino sau khi chờ đợi mệt mỏi nên nhận lời vào vai Mario Trantino trong The Gang That Couldn’t Shoot Straight. Khi đoàn làm phim quyết định sẽ chọn Al thì họ phải trả tiền cho tài tử này để phá vỡ hợp đồng với hãng Metro Goldwyn Mayer. Trong phim The Godfather, một trong những cảnh làm người xem phải giật mình là chiếc đầu ngựa thật sự đã bị cắt. Các nhóm cổ xúy “quyền động vật” (animal rights) đã lên tiếng đả phá cảnh này trong phim. Đạo diễn Coppola ra sức thanh minh: chiếc đầu ngựa được mua từ một công ty sản xuất thức ăn cho chó chứ đoàn làm phim không hề giết ngựa để phục vụ cho phim. Đối với đạo diễn Francis Ford Coppola, phim The Godfather có những chuyện bên lề liên quan đến gia đình ông mà ít ai biết. Vai “cô út” Connie Corleone do Talia Shire đảm nhận. Cô chính là em gái của đạo diễn. Trong khi đó, đứa con nới sinh của đạo diễn cũng xuất hiện trong vai con của Connie và Rizzi khi được rửa tội và Michael nhận làm con đỡ đầu ở phần cuối phim. Đạo diễn Coppola còn cho 2 đứa con nhỏ của mình đóng vai con của “ông cố vấn pháp lý” Tom Hagen. Carmine Coppola (cha của đạo diễn) là một nhà soạn nhạc trứ danh đảm nhận vai trò viết nhạc cho phim và cũng xuất hiện chớp nhoáng trong vai trò người chơi đàn piano trong lễ cưới. Cũng trong cảnh đó còn có sự xuất hiện của Italia Coppola (vợ của Carmine Coppola). Ngoài tính chất dàn diễn viên “toàn Ý”, The Godfather còn được Coppola đưa vào một số diễn viên phụ, thuộc dòng họ của ông. Ai dám bảo là giới làm phim phương Tây không có đầu óc… Gia Đình Trị? The Godfather của Mario Puzo đã đưa người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đó chính là lý do khiến cuốn truyện ăn khách và cuốn phim thu hút khán giả đến rạp hoặc mua đĩa DVD để xem tại nhà. Phim The Godfather kéo dài đến 3 phần nhưng người xem vẫn thấy háo hức và như thế là… hãng phim Paramount và tài tử trong phim đều… hốt bạc. Marlon Brando trong vai Bố Già lĩnh 50.000 đô la trong 6 tuần đóng phim, cộng thêm với 1.000 đô “tiền tiêu vặt” hàng tuần. Nhưng quan trọng hơn cả, Brando còn được chia lợi nhuận 5% từ cuốn phim. Cộng chung, tài tử này thu về khoảng 1,5 triệu đô la từ The Godfather. Các tài tử Al Pacino (đóng vai Michael Corleone), James Caan (trong vai Sonny Corleone) và Diane Keaton (vai Kay Adams, người tình của Michael) mỗi người nhận thù lao 35.000 đô la. Bộ phim The Godfather còn nhận được các giải thưởng cao quý bao gồm 3 giải Oscar: dành cho nam tài tử xuất sắc (Marlon Brando), hình ảnh xuất sắc (Albert Ruddy) và biên kịch xuất sắc (Mario Puzo, Francis Ford Coppola). Đối với Giải Qủa cầu vàng (Golden Globe Awards), The Godfather nhận được các giải thưởng dành cho đạo diễn, hình ảnh, tài tử và kịch bản. === Xem thêm: Video giới thiệu The Godfather: thegodfather/ Bài diễn văn của từ chối giải Oscar của Marlon Brando do nữ diễn viên Shasheen Littlefeather đọc trong buổi lễ trao giải năm 1973: nytimes/packages/html/movies/bestpictures/godfather-ar3.html
Posted on: Mon, 18 Nov 2013 07:11:30 +0000

Trending Topics



331191467086157">DO YOU THINK THERE IS A NEED FOR SOMEONE WHO IS ECLECTICALLY -

Recently Viewed Topics




© 2015