BẬC TRÍ KHÔNG SAI LẦM, BẬC NHÂN KHÔNG BUỒN LO, BẬC - TopicsExpress



          

BẬC TRÍ KHÔNG SAI LẦM, BẬC NHÂN KHÔNG BUỒN LO, BẬC DŨNG KHÔNG SỢ SỆT (Khổng Tử) Trong cuộc sống thường ngày, bất chợt chúng ta ngộ ra được triết lý sống nào đó, hay chúng ta vô tình nghe đâu đó một câu nói mang đậm tính chất giáo dục hướng con người đi đến chân thiện mỹ và giá trị của cuộc sống tốt đẹp, thanh cao…Lúc bấy giờ chúng ta bắt đầu tư duy và thực hành câu nói đó xem có đúng như vậy không… Sau một thời gian tư duy và trải nghiệm thực hành, chúng ta thấy được kết quả như mong muốn, lúc đó sự cảm nhận của nội tâm thúc đẩy chúng ta đi đến gần hơn nữa với chính giá trị cao nhứt của triết lý sống. Và đó cũng chính là lời nhắn nhủ của tác giả (thầy Phu Tử) muốn gửi đến tất cả mọi người rằng; cho dù có là ai, giàu, nghèo, xấu, đẹp…thì con người ai cũng có trí (trí tuệ), biết vận dụng trí tuệ vào cuộc sống mà không bị mắc phải sai lầm. Cũng như câu nói đầu “BẬC TRÍ KHÔNG SAI LẦM”. Bởi vì trí tuệ là ngọn đuốc soi sáng giữa màn đêm u tối của vô minh hắc ám… Khi trí tuệ được khai mở, chúng ta sẽ có một cuộc sống an lành, không buồn lo, không tranh cao thấp, không gay phiền hà….Bởi vì trí tuệ của con người nếu được khai mở + giác ngộ chân lý cuộc sống đúng với chánh kiến(nói đúng sự thật), đúng với chánh tư duy(suy nghĩ đúng với bản chất sự việc) và đúng với chánh đạo(con đường thiện) thì chúng ta đâu mắc lỗi gì mà phải buồn lo. Cũng giống như câu nói thứ hai “BẬC NHÂN KHÔNG BUỒN LO”. Từ hai yếu tố TRÍ và NHÂN sẽ hình thành nên con người dũng cảm, để trở thành con người dũng cảm như những gì thầy Phu Tử đã dạy thì phải hội tụ đủ TAM CƯƠNG, NGŨ THƯỜNG. Người dũng cảm ta thường thấy họ có đủ những đức tính như vậy! Và họ lấy những đức tính đó làm nền tảng để cân nhắc chính bản thân mình cho dù bất cứ thế nào, hoàn cảnh nào cũng không vượt ra khỏi tư tưởng đó… Chính vì trong tư tưởng của người dũng cảm lúc nào cũng hiện hữu và đặt vị trí của TAM CƯƠNG, NGŨ THƯỜNG làm đầu, cho dù có gặp bất điều gì đi chăng nữa thì đối với họ vẫn không lui sụt ý chí và sợ sệt. Cũng giống như câu nói thứ ba “BẬC DŨNG KHÔNG SỢ SỆT” Tam Cương: +Ơn Ông bà tổ tiên TRÍ +ƠnCha mẹ sinh thành +Tôn sư trọng đạo Ngũ Thường: NHÂN +Nhân +Lễ +Nghĩa +Trí DŨNG Với kiến thức nông cạn và mạo muội dựa trên ba câu kệ của thầy Phu Tử để viết nói về TRÍ, NHÂN, DŨNG của con người khi đã tham thấu được lý đạo, việc đời… Tuy trong bài viết có sử dụng từ ngữ chuyện môn của Phật Giáo và đó cũng là từ vay mượn để giải thích cho dễ hiểu… Nếu có gì sai sót xin hoan hỷ bỏ lỗi và Tôi xin một bình luận góp ý cho người sơ cơ mới học đạo… Xin trân trọng cảm ơn!
Posted on: Sun, 23 Jun 2013 09:16:53 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015