BỔ DƯỠNG TỪ GẠO HUYẾT RỒNG Gạo huyết rồng - TopicsExpress



          

BỔ DƯỠNG TỪ GẠO HUYẾT RỒNG Gạo huyết rồng (red rice) là giống lúa sạ được trồng ở vùng nước ngập sâu, hạt lúa mẩy, màu đỏ nâu, bẻ đôi hạt gạo vẫn còn màu đỏ bên trong, gạo nấu cơm thơm ngậy, cơm gạo huyết rồng càng nhai càng có vị ngọt và béo bùi. Đây là loại gạo có giá trị dinh dưỡng cao, hay được dùng làm bột dinh dưỡng cho trẻ em. Giới thiệu về công dụng của gạo lứt, gạo huyết rồng Gạo huyết rồng bổ sung rất nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể, giúp điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Gạo huyết rồng có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền, có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Cháo gạo huyết rồng giúp phòng ngừa và trừ bệnh tả, lỵ, cầm mồ hôi; Gạo huyết rồng đặc biệt tốt đối với phụ nữ: làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Gạo huyết rồng giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường. gạo huyết rồng: Gạo huyết rồng là thứ gạo rất dương có lớp cám rất dày, giúp chống ung thư rất có giá trị, đặc biệt là ung thư phổi và đại tràng. Gạo Huyết Rồng tạo kiềm dương, khử axít cho máu, phòng trị các bệnh: ho, cảm cúm, chống loãng xương, đặc trị viêm khớp, trĩ, béo phì... Gạo huyết rồng điều hòa 5 tạng, bổ tỳ vị, làm cứng gân xương, béo tốt thân thể, khỏi chứng phiền khát, chỉ được chứng tiết lỵ, mạnh được tâm trí, ích được thân tinh, bổ phế khí. Gạo huyết rồng rất tốt cho những sản phụ và trẻ con vì huyết rồng rất giầu sắt, canxi...tính chất bổ xương và giữ răng người mẹ không bị hư hao trong lúc có thai và thời kỳ cho con bú, còn trẻ con thì gạo huyết rồng giúp cho việc hóa cốt nhanh chóng nhờ vào sự hấp thụ chất cal-ci được tăng gia nên xương cốt cứng cáp. gaoanbinh/gao-dinh-duong/gao-huyet-rong-s5-i6.html
Posted on: Sat, 07 Sep 2013 02:40:07 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015