CHÍN NGƯỜI MUỜI Ý Thưa Quý vị, Chuyện ngụ - TopicsExpress



          

CHÍN NGƯỜI MUỜI Ý Thưa Quý vị, Chuyện ngụ ngôn về Hai cha con và con lừa kể rằng: Có hai cha con dắt con lừa ra chợ bán. Cha ngồi trên lưng lừa, con đi bộ theo sau. Người đi đường thấy thế bèn nói: Cha gì mà không biết thương con! Ngồi chễm chệ trên lưng lừa, trong khi con phải đi bộ!. Nghe vậy, người cha bèn nhảy xuống khỏi lưng lừa và nhường cho con cưỡi lừa. Ði được một chốc, hai cha con lại nghe người hai bên đường chỉ trích: Ðồ con bất hiếu, ngồi ung dung trên lưng lừa, trong khi cha lại đi cuốc bộ. Nghe như vậy, hai cha con mới bảo nhau: Chỉ còn một cách để cho thiên hạ khỏi nói là hai ta cùng cưỡi lừa.Thế là hai cha con cùng leo lên lưng lừa. Nhưng đi được một quãng, họ lại bắt đầu nghe một lời phê bình khác: Thật là đồ vô nhân đạo! Làm sao con lừa chịu đựng cả một sức nặng như thế. Nghe thế, hai cha con lại vội nhảy xuống khỏi lưng lừa. Lần này thì cũng có người phê bình: Ðồ dại dột, có lừa mà không dám cưỡi lại phải đi bộ. Hai cha con không biết nghĩ sao, đành phải nai lưng khiêng con lừa đến chợ. Ðôi khi chúng ta cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì những lời khen chê của thiên hạ. Dĩ nhiên chúng ta cần phải biết lắng nghe những ý kiến xây dựng của những người có thiện chí muốn giúp đỡ chúng ta. Tuy nhiên chúng ta không nên để mình bị rung động bởi những lời dèm pha thiếu nền tảng của người khác. Trong cộng đồng người Việt ở Na-Uy này cũng có những người mắc phải chứng bệnh thích chỉ trích phê bình người khác. Họ quên rằng mình cũng chỉ là những con người đầy khiếm khuyết. Họ như những chiếc gai nhọn, sự hiện diện của họ thường gây sứt mẻ hơn là góp phần xây dựng trong tình yêu thương và hiệp nhất. José Alberto Mujica Cordano, đương kinh tổng thống Uruguay sống trong một ngôi nhà cũ nát nằm ở ngoại ô thủ đô Montevideo, Uruguay. Ông đã sống ở đó gần hết cuộc đời với người bạn thân thiết là một chú chó còn lại ba chân. Tài sản giá trị nhất của vị tổng thống là chiếc ô tô cũ kỹ giá trị không đến hai ngàn đô la Mỹ. Trước khi đắc cử Tổng thống Uruguay vào năm 2009, ông Mujica đã có một cuộc sống hết sức giản dị và cần kiệm, đến nỗi nhiều người nghĩ rằng chẳng quá lời nếu gọi đó là khắc khổ. Sau khi trở thành tổng thống, ông vẫn tiếp tục duy trì lối sống được cho là đối nghịch hoàn toàn với nhiều vị lãnh đạo trên thế giới. Ông Mujica từ chối căn biệt thự sang trọng nhà nước Uruguay dành cho vị lãnh đạo đất nước, và tiếp tực sống trong căn nhà cũ kỹ của vợ ông ở vùng ngoại ô. Chính bởi ông Mujica có một cuộc sống bình dị chẳng khác nào những người dân bình thường, mà giới truyền thông Uruguay đã gọi ông là vị tổng thống nghèo nhất thế giới. Không chỉ ăn chay và sống cần kiệm, ông Mujica còn tự nguyện quyên góp 90% lương hàng tháng của mình, tương đương khoảng 12.000 đô la Mỹ để làm từ thiện nhằm giúp đỡ những người nghèo và những doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có người chỉ trích cách sống của ông, họ cho rằng ông đang làm nhục quốc thể. Đường đường là vị Quốc trưởng Uruguay, ông không được quyền chọn sống như một người ăn mày... Mẹ Têrêsa thành Calcutta (1910-1997) đã hy sinh cả cuộc đời cho người nghèo đói, đau khổ bên Ấn Độ. Hàng ngày,Mẹ đã cùng với các cộng tác viên tìm kiếm những người bệnh tật, hấp hối thất thểu ngoài đường phố, đem về săn sóc cho đến ngày họ qua đời. Ðối với những người bệnh tật, Mẹ đã tìm kiếm thuốc thang săn sóc cho họ, đối với những người khổ đau, Mẹ là một nguồn ủi an đem bình an và tình yêu của Chúa đến với họ... Năm 1962, Mẹ được giải thưởng đầu tiên về công việc Nhân Ðạo của Mẹ. Năm 1979, được giải thưởng Nobel Hòa Bình. Năm 1985, được trao Huy Chương Tự Do, huy chương dân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ. Mẹ đã dùng tất cả những số tiền giải thưởng này để thiết lập thêm nhiều trung tâm khác. Mẹ Têrêsa đã được cả thế giới kính phục và biết ơn vì những tấm lòng hy sinh tràn đầy yêu thương phục vụ. Mặc dầu vậy, vẫn có những người chỉ trích Mẹ. Người ta nói rằng, khi Mẹ làm việc cho những người nghèo đói, đau khổ,... Mẹ làm vì yêu mến Thiên Chúa, chứ không làm vì Mẹ yêu mến họ, vì Mẹ đã từng nói Tôi nhìn thấy gương mặt Chúa Giêsu trên mặt mọi người. Những người phò phá thai cũng không ưa gì Mẹ, vì Mẹ đã từng tuyên bố: Phá thai là tội lớn nhất, là kẻ thù lớn nhất trong thời bình. Vì nếu người mẹ đang tâm giết chết con mình, vậy thì còn gì ngăn cản được con người ta giết hại nhau? không còn gì hết! Đức Tổng giám mục phó Sài Gòn Bùi Văn Đọc trong bài giảng tại nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành (Roma) quả quyết: Giáo Hội Việt Nam có trách nhiệm phải phúc âm hóa cả người Cộng Sản nữa,... Điều này cũng được nhiều người chống cộng cực đoan chiếu cố tới,họ cho rằng ngài không có lập trường chống cộng rõ ràng. Biện luận theo kiểu của họ, Thiên Chúa chỉ nên dành lòng thương xót cho những người Quốc gia và Phật Từ Bi cũng chỉ nên độ những người cùng ”chí hướng Quốc gia” với họ… Khi cộng đồng người Việt tỵ nạn ở Na-Uy quyết định xây Tượng đài thuyền Nhân, ”bệnh” ”chín người mười ý” cũng trở thành cơn dịch ở xứ sở xa xôi này. Người ca ngợi thì ca ngợi hết mình, kẻ chống đối cũng chống đối hết sức. Những ý kiến ủng hộ UBXDTĐ, ủng hộ việc chọn đất dựng Tượng đài và việc chọn mô hình Hoa Biển: Vì vậy những người đang ngồi ở ghế chủ tọa đoàn không phải là những người trong Ủy Ban và hôm nay sẽ thành lập Ủy Ban, và Ủy ban sắp thành lập này có cái quyền của Ủy Ban, có quyền quyết định mọi việc. (1.5.2010, Phạm Sỹ Việt). Nên tiến hành một UBXDTĐ, là Ủy ban của Cộng đồng được hình thành trên danh nghĩa độc lập, có nghĩa là không lệ thuộc vào một hội đoàn nào hoặc tôn giáo nào, kể cả Hội Người Việt, UB này đại diện cho Cộng đồng để tiến hành công trình XDTĐ. (1.5.2010, Phạm Sỹ Việt). Để không hổ danh với tác phẩm của mình, ông Thor Sandborg diễn tả thêm về ý nghĩa của Hoa Biển: ... Đó là ý tưởng tôi cố gắng thực hiện khi làm môt điêu khắc phẩm có hình giống bông hoa nằm trên mặt nước, nơi mà tấn thảm kịch đã diễn ra. Nhưng cánh hoa có hình cánh buồm tượng trưng tính cơ động trong hoàn cảnh này. Mặt trên của bông hoa được mài nhẵn và xử liệu để nó toát ra mỗi lúc những quang ánh đẹp, ánh sáng của không gian xung quanh sẽ phản chiếu như những cạnh kim cương sống động từ bông hoa, tùy vị trí người nhìn và nguồn sáng.... (2.10.2011, Phạm Sỹ Việt). Buổi công bố kết quả cuộc thi tuyển chọn mô hình Tượng Đài Thuyền Nhân Tỵ Nạn chấm dứt vào lúc 17 giờ 30 trong nỗi tràn trề niềm hy vọng và ai nấy đều nở nụ cười thật mãn nguyện trên môi. (2.10.2011, Phạm Sỹ Việt). Đây là điểm son của TĐTN tại Nauy mà dường như chưa có nơi nào có. Ý nghĩa cao hơn khi Tượng Đài này như là món quà của người Việt chúng ta tặng cho quốc gia Nauy thay cho lòng biết ơn. Tặng một món quà, mà người được tặng hiểu rõ giá trị của nó. Có lẽ đó chính là thành quả cao nhất. (11.10.2011, Phạm Tín An Ninh) Hình ảnh đoá hoa vừa nói lên tri ân, tác giả lại diễn tà thêm ý tưởng gợi nhớ những thuyền nhân đã chết trên hải trình tìm tự do. Bông hoa biểu tượng của những lời cảm ơn, lời chúc tốt đẹp. Chúng ta gửi tặng món quà này đến đất nước Nauy nên không lẽ mình lại chọn thứ mà chỉ nói lên ý thích riêng cho mình? (5.11.2011, Nguyễn Minh Tuấn) Bất kể là hình thức như thế nào, một cuốn sách, con thuyền, mẹ bồng con, thuyền nhân, hoa biển… đều nói lên phần nào cái chứng tích lịch sử “Thảm trạng thuyền nhân trên đường vượt biển” mà Nhà nước Việt cộng luôn tìm cách “đục bỏ”. (5.11.2011, Nguyễn Minh Tuấn) Trách nhiệm đó không khoán trắng cho tượng đài, nhất là cái mục đích quan trọng lại là nói lời tri ân trước khi quá muộn. Cái văn hóa biết ơn của chúng ta không cho phép mình đòi hỏi người Nauy ca ngợi sự gan dạ bất chấp nghịch cảnh của mình. (5.11.2011, Nguyễn Minh Tuấn) Những ý kiến không ủng hộ UBXDTĐ, không ủng hộ việc chọn đất dựng Tượng đài và việc chọn mô hình Hoa Biển: Không có cộng đồng nào ủy thác cho NĐH, với tư cách cá nhân, thành lập UBXDTĐ TNTN. Văn bản nào xác nhận với tư cách cá nhân đây? Chính Hội Người Việt Tị Nạn (HNVTN) đứng ra kêu gọi đóng góp và không có một cộng đồng nào khác. (13.4.2013, Gò Công) CHÚNG TÔI RẤT CÁM ƠN BCH/HNVTN ĐÃ KIÊN NHẪN & CHIỤ ĐỰNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN NẠN TƯỢNG ĐÀI. MẶC DÙ TỪ LÂU CHÚNG TÔI ĐÃ KHÔNG CÒN TIN UB LÁO TRÁ, GIAN MANH,.UB ĐÃ CÓ MƯU ĐỒ ĐÁNH LỪA NHỮNG NGƯỜI TỴ NẠN CỌNG SẢN TỪ 16-12-2010 ĐỂ LÀM ĐẸP LÒNG BỌN VC Ở NAUY. MỘT LẦN NỮA XIN CÁM ƠN SỰ CÔNG MINH CỦA ĐỨC ÔNG & BCH/HNVTN. (14.4.2013, Tuệ Nguyễn) Xin được chia xẻ niềm chua chát này với qúy Ngài. Tôi hứa sẽ làm hết khả năng mình để TĐ Thuyền Nhân Tị Nạn sẽ chỉ là của Cộng Đồng người Việt quốc gia, trong tinh thần đoàn kết và tương trợ bền bỉ, như lòng mong ước và kêu gọi của các vị lãnh đạo tôn giáo. Thân kính, (13.4.2013, Phạm Bá Công) Bất kể lời kêu gọi của hai vị lãnh đạo tôn giáo, cũng là Giám sát cho Dự án XDTĐ và của BCH/HNVTN, anh Nguyễn Đức Hóa và UBXDTĐ đã tiến hành và hoàn tất tượng đài theo ý muốn riêng của mình, đi ngược lại những qui định và thỏa thuận lúc ban đầu. Hành động này đồng nghĩa với sự lừa gạt, lợi dụng danh nghĩa của Hội NVTN kêu gọi bà con đóng tiền để thực hiện mưu đồ riêng. Cho nên BCH/HNVTN buộc lòng phải nhờ tới pháp lý giải quyết (13.9.2013, Trần Hồ Chánh Trung) Với những yếu tố về lập trường của Tượng Đài và Bia Tượng đài tôi vừa nêu trên đã không còn là Tượng Đài Thuyền Nhân Tỵ Nạn Việt Nam, nhưng đã thành Tượng Đài Tri Ân, mà 3 mục tiêu của UBXDTĐ đã không diễn tả được căn cước Người Việt Tỵ Nạn của Tôi (mà chính tôi và con cái tôi rất hãnh diện với căn cước tỵ nạn và lá cờ vàng này). Ngoài ra Bia và Tượng Đài cũng đã không diễn tả được rõ ràng làn ranh Quốc- Cộng, một yếu tố đã ăn sâu trong máu huyết của con người quốc gia của Tôi. (29.4.2013, Phạm Bá Công) Là tù nhân, tôi sẽ bị tướt đoạt hết mọi thứ quyền tự do. Nhưng không, tôi còn cái tự do tối thượng sau cùng, là tự cắn lưỡi mà chết để bảo toàn chính nghĩa của tôi. (11.6.2013, Phạm Sỹ Việt) Ở Các xã hội Tây phương, sau một thời gian đánh đấm nhau, cuối cùng cũng tìm ra được một giải pháp, một hình thức tổ chức xã hội hợp lý, đó chính là xã hội dân chủ. Trước tiên, họ nhất trí với nhau trên nguyên tắc công nhận chuyện “chín người mười ý” là bản chất của xã hội. Họ luật pháp hóa “chuyện chín người mười ý” thành một nguyên tắc ứng xử, và cũng luật pháp hóa những nguyên tắc giải quyết bất đồng, xung đột trong xã hội; họ giáo dục công dân “tôn trọng sự khác biệt”, tôn trọng tự do cá nhân của người khác, biết cách thương lượng, giải quyết các xung đột, xem đó là những giá trị, những chuẩn mực, những kỹ năng của đời sống văn minh. Mọi ý kiến, ý tưởng, lập trường, khuynh hướng của các cá nhân, các nhóm trong xã hội đều được tôn trọng, được tự do tồn tại và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Và để bảo đảm trật tự của một xã hội “chín người mười ý”, người ta phân biệt rõ giữa công và tư. Họ cho rằng, anh theo nhóm nào, đảng nào, tín ngưỡng nào thì cứ việc, đó là quyền của anh, là chuyện riêng tư của anh, chứ không phải chuyện công, chuyện chung của mọi thành phần trong xã hội. Các thiết chế như Nhà nước, quân đội, cảnh sát, tòa án, giáo dục phải là thuộc lĩnh vực công, nhằm đảm bảo trật tự xã hội, bảo vệ và thi hành luật pháp, bảo vệ cho quyền lợi của mọi người, của các nhóm khác nhau. Cuộc đời này nghĩ cũng lạ, khi ta còn nhỏ tuổi, ta ước được làm người lớn; khi lớn lên rồi ta ước được sống lại giây phút tuổi thơ; khi nghèo khổ, lam lũ, ta ước có chút tiền để lo cho tương lai; khi giàu có rồi, lại tự cảm nhận rằng, tiền bạc không phải là nguồn hạnh phúc đích thực,... đến lúc gần chết, vẫn thấy mình chưa một lần sống trong hạnh phúc, cảm giác đã phí phạm thời gian sống trên đời làm ta cay đắng, nghĩ lại thì đã muộn. Về ”bệnh” chín người mười ý, và ”bệnh” hay xét đoán của cộng đồng người Việt tỵ nạn ở Na-Uy, chúng ta nên suy nghĩ câu nói sau đây của Đức đương kim Giáo hoàng: ”Nếu một người đồng tính có thiện ý tìm đến Chúa trời, tôi lấy tư cách gì để phán xét?”.(29.7.2013.Giáo Hoàng Phanxicô).
Posted on: Wed, 23 Oct 2013 22:05:22 +0000

Recently Viewed Topics




© 2015