Con mỏi tay quá nên viết nhiu đây thôi nha sư fụ - TopicsExpress



          

Con mỏi tay quá nên viết nhiu đây thôi nha sư fụ ^^! ..................... Active mode: VCV SIMV( Volume Control Ventilation vs Synchronized Intermittent Mandatory Ventilation) Thông khí ngắt quãng đồng bộ: là mode thở mà máy chỉ cung cấp thể tích khí lưu thông hoặc áp lựv hít vào (ở đây là thể tích) đã cái đặt ở các nhịp thở bắt buộc (tần số cài đặt) nhưng đồng bộ với bệnh nhân, nghĩa là giữa các nhịp thở bắt buộc, bệnh nhân được thở tự do với dòng khí được cung cấp bởi van theo yêu cầu vì thế thể tích khí lưu thông sẽ thay đổi tùy vào mức gắng sức thở của bệnh nhân. Mode này dùng cho những bệnh nhân còn tương đối khỏe, có thể tự thở nhưng cơ hô hấp không thể thực hiện toàn bộ công thở hoặc bệnh nhân trong giai đoạn tập cai máy thở. Mode này ít gây kiềm hô hấp, ít gây teo cơ hô hấp và ít có bất thường về huyết động so với 1 số mode khác. Ở màng hình em thấy người ta chia 2 khung, 1 của bác sĩ cài đặt (dựa trên bệnh của bệnh nhân và tình trạng hiện tại cũng như tính đáp ứng với máy thở), 1 là những thông số thật mà bệnh nhân có đc khi thở máy (do đây là SIMV nên các thông số ít nhiều sẽ bị thay đổi so với cài đặt chuẩn như đã giải thik ở trên) RATE: tần số thở (thường cài 12-16 l/ph): nếu bệnh nhân có tần số thở tự nhiên lớn hơn cài đặt, ta nên nâng tần số thở lên gần vs nhịp của bệnh nhân để đạt I/E như mong muốn. Cài R cao trong trường hợp Vt thấp hoặc khí máu động mạch có PaCO2 cao, nhưng phải theo dõi AutoPEEP chặc chẽ. Tỉ lệ I/E (tỉ lệ giữa thời gian hít vào và thở ra, nhiều BS gọi là Thời gian hít vào), thường là 1:2, ở màng hình này phải chuyển sang phần khác mới thấy đc cài đặt này. Tidal Volume (Vt – Thể tích khí lưu thông): Thường 8-10 ml/kg. tăng Vt nếu PaCO2 cao. Tuy nhiên khuynh hướng ngày nay không xài Vt cao %O2 hay FiO2: Nồng độ oxi trong khí lưu thông. Thường duy trì Oxi thấp nhưng vẫn giữ đc SpO2 mức chấp nhận đc, để tránh biến chứng do dùng oxi liều cao và tạo tiền đề cai máy sau này dễ dàng hơn PEEP (Positive end-expiratory pressure- áp lực dương cuối kì thở ra): Cài PEEP thấp 5-7 cmH2O để ngăn ngừa xẹp phổi; trong trường hợp có PEEP nội sinh, cài PEEP để giảm công thở (lúc này PEEP thường bằng 75% PEEP nội sinh. PSV (pressure supported ventilation- Thông khí hỗ trợ áp lực): Trong mode thở này, tất cả các nhịp thở đều do bệnh nhân trigger máy, mỗi nhịp thở máy sẽ duy trì áp lực hít vào ở mức ta cài đặt trong suốt kì hít vào.Thể tích lưu thông sẽ thay đổi ở từng nhịp thở, tùy thuộc sự gắng sức hút vào của bệnh nhân, mức hỗ trợ áp lực cài đặt, sức cản của đường hô hấp và độ dãn nở của hệ hô hấp. Chỉ định trên những bệnh nhân đang cai máy thở hoặc những bệnh nhân có thở tự nhiên tốt. Tuy nhiên có bất lợi là tất cả đểu do bệnh nhân kích (trigger) máy nên phải cài báo động nếu bệnh nhân ngưng thở (Apnea Interval khoảng 15-20 giây). Một số máy xịn sẽ có thể tự chuển sang chế độ thông khí kiểm soát (A/C) Peak Flow- Tốc dộ dòng (dòng khí): Có nhiều dạng tốc độ dòng khhác nhau với những ưu và nhược nhất định, ví dụ như làm tăng hoặc giảm áp lực đường thở PIP- Peak inspiratory pressure (áp lực đỉnh đường thở): Ý nghĩa như cái tên. ^^!
Posted on: Fri, 18 Oct 2013 11:53:31 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015