CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - LẦN 4 1. Nói về khung chậu: - TopicsExpress



          

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - LẦN 4 1. Nói về khung chậu: (chọn nhiều câu) a. Là 1 yếu tố để tiên lượng cuộc sanh. b. Phần khung chậu trong quan trọng hơn khung chậu ngoài. c. Theo CALDWELL – MOLOY khung chậu có 4 dạng. d. Chụp XQ bụng đứng có thể đánh giá được khung chậu có giới hạn hay không Đáp án: A, B, C. a. Đúng. Các yếu tố để tiên lượng cuộc sanh là: (1) Power: cơn co tử cung và sức rặn của mẹ; (2) Passenger: thai (ngôi thai, kiểu thế, tim thai); (3) Pelvis: khung chậu của mẹ. b. Đúng. c. Đúng. Bốn dạng: (1) dạng phụ; (2) dạng hầu; (3) dạng nam; (4) dạng dẹt. d. Sai. Muốn đo được các đường kính trong khung chậu cần phải chụp “kích quang chậu” không phải là XQ bụng đứng. 2. Những dấu hiệu nào sau đây giúp anh (chị) nghĩ khung chậu bất thường: (chọn nhiều câu) a. Sản phụ cao 1m35. b. Có dấu hiệu đầu chồm vệ. c. Sờ chạm mỏm nhô. d. Sờ chạm 2 gai hông. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. Các yếu tố khác: (1) 2 gai hông nhọn; (2) góc vòm vệ nhọn; (3) đầu thai lọt không đối xứng; (4) đầu thai nhi bị chồng xương, uốn khuôn; (5) mẹ bị bại liệt, gù vẹo cột sống . . . 3. Khung chậu hẹp có thể gây: (chọn nhiều câu) a. Ối vỡ sớm. b. Chuyển dạ kéo dài. c. Sa dây rốn. d. Ngôi bất thường. Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng. 4. Nói về 2 gai hông: (chọn nhiều câu) a. Khoảng cách giữa 2 gai hông bình thường là 10 cm. b. Thường sờ được 2 gai hông ở vị trí 3 giờ và 9 giờ. c. Hai gai hông nhọn thì có khả năng eo giữa bị giới hạn. d. Hai gai hông là điểm mốc để đánh giá độ lọt của ngôi chẩm. Đáp án: C, D. a. Sai. Bình thường là 11 cm. b. Sai. Thường ở vị trí 4 giờ và 8 giờ. c. Đúng. d. Đúng. 5. Khi khám khung chậu, “góc vòm vệ” dùng để đánh giá: a. Đường kính ngang của eo trên. b. Đường kính chéo của eo trên. c. Đường kính ngang của eo giữa. d. Đường kính ngang của eo dưới. Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng. 6. Đường kính nào của khung chậu có thể khám trên lâm sàng: (chọn nhiều câu) a. Đường kính trước sau eo trên. b. Đường kính ngang eo trên. c. Đường kính ngang eo giữa. d. Đường kính trước sau eo dưới. Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. 7. Nói về khám khung chậu: (chọn nhiều câu) a. Rất khó sờ chạm mỏm nhô. b. Nếu sờ chạm mỏm nhô thì chắc chắn khung chậu bị hẹp. c. Eo trên thường được đánh giá thông qua đường kính mỏm nhô – hậu vệ. d. Hình dạng của xương cùng ảnh hưởng đến đường kính trước – sau của eo giữa. Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng. 8. Nói về “kiểu thế”: (chọn nhiều câu) a. Là mối tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai và các điểm mốc của người mẹ. b. Không thể xác định kiểu thế bằng thủ thuật Leopold. c. Không thể xác định kiểu thế khi ối chưa vỡ. d. Trong ngôi chẩm, kiểu thế chẩm chậu trái trước thường gặp nhất. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. Thủ thuật Leopold không thể xác định được điểm mốc của ngôi thai. c. Sai. d. Đúng. 9. Các yếu tố sau đây có thể gây khó khăn trong việc xác định kiểu thế: (chọn nhiều câu) a. Bướu huyết thanh to. b. Cổ tử cung mở 1cm. c. Ối phồng. d. Cổ tử cung phù nề. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. 10. So với kiểu thế “chẩm chậu trái trước” kiểu thế “chẩm chậu trái sau” :(chọn nhiều câu) a. Thường ít gặp hơn. b. Thường gây chuyển dạ kéo dài. c. Không có cơ chế sanh cho kiểu thế “chẩm chậu trái sau”. d. Không thể dùng forceps để giúp sanh. Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. Có thể giúp sanh bằng forceps hoặc giác hút. 11. Khi ối vỡ, cổ tử cung 3 cm. Trường hợp nào sau đây có thể sanh ngả âm đạo: (chọn nhiều câu) a. Sờ thấy thóp sau ở vị trí 2 giờ. b. Sờ thấy gốc mũi ở vị trí 4 giờ. c. Sờ thấy đỉnh xương cùng ở vị trí 5 giờ. d. Sờ thấy cằm ở vị trí 6 giờ. Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. 12. Trên lâm sàng để phân biệt “thóp trước”và “thóp sau” thường dựa vào yếu tố: a. Thóp trước to hơn thóp sau. b. Thóp trước gần gốc mũi hơn thóp sau. c. Thóp trước được tạo bởi 4 xương, thóp sau được tạo bởi 3 xương. d. Thóp trước hình thoi (◊), thóp sau hình lamda (λ). Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
Posted on: Mon, 22 Jul 2013 00:22:16 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015