CÙNG LÝ GIẢI TẠI SAO DẦU DỪA TỐT CHO DA BẠN! 1. - TopicsExpress



          

CÙNG LÝ GIẢI TẠI SAO DẦU DỪA TỐT CHO DA BẠN! 1. Khả năng chống ôxi hóa mạnh Dầu dừa chứa 3 loại chất chống ôxi hóa: Vitamin E: có 2 nhóm vitamin E là tocopherol và tocotrienol, trong đó tocotrienol có khả năng chống ôxi hóa gấp 50 lần tocopherol (tocopherol là loại vitamin E thường gặp trong các loại mỹ phẩm và thực phẩm chức năng). Dầu dừa là một trong số ít dầu thực vật chứa vitamin E loại tocotrienol. Phenol Phytosterol Nhờ các chất trên, dầu dừa có khả năng tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể. Gốc tự do chính là những phân tử thiếu electron và chúng sẽ phá hủy các phân tử lành lặn để “cướp” electron, làm tổn hại đến các mô và tế bào. Gốc tự do là nguyên nhân gây nên lão hóa da, bệnh tật, kể cả ung thư. Xem thêm về tác hại của gốc tự do. Chúng ta không thể ngăn chặn gốc tự do vì chúng sinh ra trong quá trình trao đổi chất như hít thở, ăn uống, hút thuốc, stress v.v. Điều chúng ta có thể làm là hạn chế chúng càng ít càng tốt? Bằng cách nào? Bằng cách bổ sung thật nhiều chất chống ôxi hóa. Dầu dừa là một trong những nguồn như vậy. 2. Khả năng kháng và diệt khuẩn Dầu dừa chứa chủ yếu là các axit béo chuỗi trung bình (ABCTB) như: - Axit Lauric (48-53%) - Axit capric (7%) - Axit Caprylic (8%) - Axit caproic (0.5%) Các axit béo này giúp diệt khuẩn và tăng cường sức đề kháng. Nếu biết cách sử dụng hợp lý, dầu dừa có thể giúp ngăn ngừa mụn, chữa trị bệnh chàm (eczema), phát ban, vẩy nến v.v NHỮNG TÁC DỤNG PHỔ BIẾN CỦA DẦU DỪA VỚI LÀN DA 1. Chất dưỡng da tự nhiên Có lẽ nhiều chị (nhất là những chị da nhờn) rất bực mình với chất nhờn và ước gì da đừng bao giờ tiết ra chất phiền toái đó. Tuy nhiên chất nhờn lại rất cần thiết, không chỉ giúp giữ ẩm mà quan trọng hơn còn giúp tạo nên một lớp màng bảo vệ vi khuẩn xâm nhập vào da hoặc tiêu diệt các loại nấm. Trên 50% axit béo chuỗi trung bình (ABCTB) trong dầu dừa rất tương đồng với chất nhờn của da. Nhờ vậy dầu dừa có thể tăng cường khả năng giữ ẩm và kháng khuẩn của làn da, rất hữu ích với chị nào da khô, hoặc cho những vùng da dễ bị khô nứt như môi, khóe miệng, gót chân, cùi chỏ (khuỷu tay…). 2. Trẻ hóa làn da Nhờ khả năng tiêu diệt các gốc tự do, dầu dừa giúp chống lão hóa, ngừa vết nhăn, vết chân chim, vết bầm tím cho da rất tốt đồng thời tăng cường loại bỏ tế bào chết. 3. Làm da mềm mại Vì ABCTB trong dầu dừa rất tương đồng với chất nhờn do da tiết ra nên dầu dừa thẩm thấu vào da rất nhanh, giúp dưỡng ẩm và làm cho da mềm mại. Thường sau khi thoa dầu dừa lên da vài phút là Hà đã không còn cảm thấy nhờn rít nữa. Mùi thơm đặc trưng của dầu dừa còn rất kích thích khướu giác và giúp các chị trở nên hấp dẫn như một viên kẹo đấy ạ. 4. Ngăn ngừa nám da, tàn nhang Tia tử ngoại trong ánh nắng là một nguyên nhân gây nám da và các vết tàn nhang. Khả năng kháng khuẩn và chống ôxi hóa của dầu dừa giúp ngăn ngừa những tổn hại của da do ánh nắng mặt trời. 5. Làm dịu da cháy nắng Nếu da bị cháy nắng do tắm biển, các chị có thể thoa một lớp mỏng dầu dừa lên da. Dầu dừa giúp giảm cảm giác bỏng rát và ngăn vi khuẩn thâm nhập vào da. 6. Dưỡng môi, trị khô nứt Dầu dừa là một loại son dưỡng tự nhiên vô cùng tốt. Các axit béo trong dầu dừa giúp giữ ẩm và làm mềm môi, còn vitamin E giúp trẻ hóa làn môi. Đặc biệt vào mùa đông ở miền bắc, các chị sẽ thấy công dụng của dầu dừa đối với đôi môi của mình. Hà vẫn chiết dầu dừa vào một chai nhỏ mang theo để dưỡng môi vì phải làm việc trong phòng lạnh. 7. Giảm ngứa và sưng tấy do côn trùng cắn Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống ôxi hóa, dầu dừa có thể làm dịu vết cắn và giảm tấy đỏ. Các chị thoa dầu dừa lên vết cắn và xoa nhẹ vài phút sẽ thấy dầu dừa phát huy tác dụng. DẦU DỪA NGUYÊN CHẤT 100%........ Giá: 85k/ lọ 100ml, 160k/lọ 200ml Để mua hàng nhanh nhất, vui lòng liên hệ: Kim Cúc 0976321628 Địa chỉ: 92 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội. Dầu dừa mình tự làm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, các nàng có thể ăn, uống, làm đẹp,.... tùy thích nhé ^^ https://facebook/pages/Dầu-dừa-thiên-nhiên/190789857712389
Posted on: Fri, 06 Sep 2013 04:55:49 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015