...Câu hỏi của ngày hôm nay: trên những chiếc bánh - TopicsExpress



          

...Câu hỏi của ngày hôm nay: trên những chiếc bánh trung thu của thế kỷ 21 này, có còn thông điệp nào không? Thông điệp về một sự mất trật tự, có. Năm 2013, bánh trung thu gắn với một “cuộc khởi nghĩa” của các nhãn hàng trên vỉa hè Hà Nội. Lộn nhộn khắp nơi là các quầy hàng bán bánh trung thu của nhiều hãng thực phẩm, chiếm sạch vỉa hè, nhiều đến loạn mắt. Mà đến bây giờ cũng chưa biết ai chịu trách nhiệm cấp phép cho cái việc lấn chiếm công khai ấy. Thông điệp về một sự thiếu tin tưởng, cũng có. Bán của các hãng rất đa dạng, rẻ, mẫu mã đẹp, nhưng người dân Hà Nội và Hải Phòng lại sẵn sàng xếp hàng dài cả trăm mét, đội mưa trước những cửa hàng bánh gia truyền để mua được vài cái bánh. Người thì nói đơn giản là hàng gia truyền ngon hơn, người thì lập luận: bánh của các hãng để lâu như thế phải có chất bảo quản, còn bánh của cửa hàng gia đình làm, đến đâu bán đến đấy. Tin đồn về việc những thương hiệu lớn dùng bánh cũ, nguyên liệu cũ, cũng đã râm ran trên mạng. Thông điệp về sự bất minh cũng có luôn. Thật ra là cái văn hóa quà cáp nó gắn với chúng ta quá lâu và quá bền chắc rồi nên chúng ta vô tình không nhận ra rằng việc xuất hiện những hộp bánh trung thu trị giá nhiều triệu đồng, vì bao bì đẹp, mạ vàng mạ bạc, có kèm rượu Tây, nó thể hiện mặt trái của những món quà. Những món quà đắt tiền và nặng tính phô trương như thế, tất nhiên không phục vụ cho việc thân bằng cố hữu tặng nhau miếng bánh ngày lễ, mà cho động cơ xây dựng những mối quan hệ công việc. Nó là những khoản đầu tư. Công việc mà lại tạo dựng bằng quan hệ cá nhân, đấy là một thứ truyền thống không hay ho gì. Còn thông điệp cơ bản nhất của chiếc bánh trung thu, là miếng bánh để những người thân quý chia sẻ với nhau trong ngày đoàn tụ, như quảng cáo ra rả trên truyền hình cả tháng nay, thì không biết là có bao nhiêu người nhớ ra, và thực hiện nó.
Posted on: Mon, 16 Sep 2013 06:25:18 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015