Cảm xúc về Nhật Bản! - Cảm nhận của anh Giám - TopicsExpress



          

Cảm xúc về Nhật Bản! - Cảm nhận của anh Giám Đốc Phạm Quang Hùng sau 2 lần công tác Nhật Bản Lần thứ 2 đến thăm đất nước Nhật Bản nhưng những cảm xúc về sự ngưỡng mộ và khâm phục người Nhật trong tôi không hề thay đổi. Vừa xuống sân bay cùng 12 bạn học sinh, tôi vô cùng xúc động khi thế sự tận tâm đến nhẫn nại, sự ân cần đến rung động lòng người khi nhìn họ chỉ bảo các sinh viên của tôi điền thông tin nhập cảnh. Một công việc tưởng chừng đơn giản nhưng khó mà thấy tại các sân bay nước khác chứ chưa nói gì đến bộ phận “hành là chính của Việt Nam” Đến Nhật Bản lần thứ 2 nhưng giờ tôi mới để ý, toàn bộ hệ thống đường, nhất là đường cao tốc, phẳng và êm như sân tennis cao cấp nhà mình! Mỗi thiết bị dù chỉ là nơi công cộng, vì hè hay đường xá, văn phòng hay khách sạn đều cực kỳ xịn. Và hệ thống tàu điện của họ thì vô cùng tiện lợi… Con tàu Shikansen giúp chúng tôi đi 300km chỉ mất 1 tiếng đồng hồ. Tôi chép miệng, giá mà những chuyến đi công tác tại Nghệ An của mình cũng chỉ mất 1 giờ đồng hồ chứ không phải 7 đến 8 tiếng như hiện nay… Toàn bộ bờ biển, những ngọn đồi bên đường cao tốc, những con sông đều được kè đẹp như sông Sein của Pháp… trên toàn nước Nhật… Trên đường phố Tokyo, xe cộ không quá đông đúc như tôi nghĩ, trái lại nos rất thanh bình. Một thủ đô hiện đại nhưng nhiều cây xanh và đẹp đến kỳ lạ. Đối lập với trên mặt đường, đi xuống da điện ngầm, dòng người hối hả đi rất nhanh hoặc chạy. Họ đan chéo nhau tấp nập. Tàu điện chật ních người nhưng im phăng phắc, họ trật tự, đọc tin trên điện thoại, nghe nhạc, không có ai nói chuyện và ăn uống trên tàu. Một đất nước văn minh, hiện đại, giàu có nhưng lại vô cùng lễ nghĩa, trọng tín hơn tài. Những học sinh mà chúng tôi đưa sang, các bạn có biết không, muốn tồn tại, trưởng thành và thành công tại Nhật, họ phải học lại tất cả từ đầu như thời mẫu giáo. Các thầy cô tận tụy dạy sinh viên chúng ta cách chào hỏi, cách ngồi học, nề nếp trong lớp, ký túc xá, trong nhà vệ sinh. Họ kiên nhẫn dạy sinh viên Việt Nam chào như thế nào cho đúng lễ nghĩa và chân thành từ trái tim mình. Họ dạy sinh viên cách bỏ giày dép đi trong nhà khi vào lớp. Họ dạy các bạn trẻ Việt Nam khi đi vào nhà vệ sinh phải thay dép khác, phải sắp xếp gọn gàng trước khi ra khỏi nhà vệ sinh ntn??? Và bài học họ dạy là “Hãy coi người sau mình là khách hàng của mình”. Chỉ cần như thế các bạn sẽ thay đổi và ý thức được hành động của mình. Bạn không chỉ cần giỏi tiếng Nhật mà còn cần phải có một thái độ tích cực, biết tôn trọng, biết kỷ luật và chăm chỉ. Đất nước Nhật Bản làm được một điều “họ không đào tạo một cá nhân xuất sắc, họ đào tạo cả một xã hội xuất sắc”. Vì vậy dù bạn đang ở thủ đô, thành thị hay nông thôn, dù bạn gặp một vị tổng giám đốc hay chỉ là một công nhân, thì họ vẫn là một người Nhật lễ nghĩa, văn minh, kỷ luật và vô cùng chăm chỉ. Và cảm xúc của tôi trào dâng khi lại nhìn thấy cảnh 12h đêm tại ga tàu của Nhật, mọi người chen chúc nhau để ra về. Nhìn những người dân lớn tuổi ở Nhật mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả, tôi thấy vô cùng cảm phục. Một dân tộc đầy quả cảm. Một xã hội văn minh, nề nếp, kỷ luật với những người dân chăm chỉ, yêu lao động và rất thông minh. Tôi yêu người Nhật, khâm phục người Nhật. Những gì họ làm cho những sinh viên của tôi thật lớn lao. Tôi nghĩ mình cần cố gắng hơn nữa, kiên nhẫn hơn nữa để ngày càng nhiều các bạn trẻ Việt Nam có cơ hội đến Nhật và học được những gì tốt đẹp nhất từ họ. Phạm Quang Hùng, 4:30 sáng ngày 2/7/2013
Posted on: Fri, 19 Jul 2013 03:01:08 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015