Dân không thể hào phóng - TopicsExpress



          

Dân không thể hào phóng hơn Street_Children_2-200.jpg Một em bé đánh giầy ở TPHCM, ảnh chụp tháng 7 năm 2011. RFA PHOTO. Mới đây, những đồng tiền rút từ máy ATM không đủ tiêu chuẩn vẫn được đưa vào lưu thông [1], thay vì nhận được sự sẻ chia từ “nhà nước”, người dân buộc phải gánh chịu rủi ro. 300.000 đồng, số tiền quá lớn đối với dân nghèo, nhưng không vì thế mà ngân hàng phải chịu trách nhiệm? Bằng chứng là điều phải có, tuy nhiên những đồng tiền đó dù sao cũng do "nhà nước" phát hành và sẻ chia ở đây là đối với dân nghèo với việc không tính phí chuyển đổi. Hàng chục ngàn tỉ đồng bị cướp, bị trộm và bị phá tán chẳng ai màng hỏi tới, xem thử những tờ bạc đó dựa vào "chuẩn" nào mà "lưu thông" dễ dàng thế(!) Vụ án “In tiền Polymer” còn đó… Lê Đức Thúy, Lương Ngọc Anh còn kia… Chẳng ai đoái hoài, những đồng tiền kém chất lượng mà Thúy – Anh và những ai liên đới cần phải chịu trách nhiệm trả lời dân. Tiền không đảm bảo chất lượng để lưu thông thì đòi bằng chứng rút từ cột ATM, còn những thứ khác thì sao? Cũng mới tinh, nhiều người dân la hoảng lên khi thấy tiền điện bỗng dưng đột ngột tăng gấp đôi một cách vô lý so với mức tiêu thụ mà chính họ cho biết đã tiết kiệm hơn . Lời đáp trả ráo hoảnh và tỉnh rụi: "Không sai! Nếu không nộp thì cúp điện!” [2] Con số do "nhà nước" đẻ ra vốn đã khó tin, ngày càng đầy hoài nghi với tính gian xảo và man trá, bất chấp đó là những tập đoàn "lớn", "uy tín" như họ vốn phô phang. Dối dân bao nhiêu năm vẫn chưa đủ? Nay, "hơn thua" với dân đến nông nỗi này chăng? Ngân hàng của ai? Điện lực của ai? Ai điều hành, quản lý, chịu trách nhiệm những cơ quan này? Kinh tế bi đát, trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, đóng cửa, sức tiêu thụ trong dân kiệt quệ, thu nhập teo tóp, xe hai bánh, xe hơi ế chỏng gọng v.v... theo đó, nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất, tiêu dùng tất nhiên giảm theo, nhưng… giá xăng vẫn tăng [3] dù giá xăng thế giới trên đà giảm. Bộ Công Thương còn dằn mặt dân: tăng như thế vẫn còn... thấp (!). Giá gaz cũng tăng, giá điện (rồi) có lẽ cũng sẽ tăng, bất chấp những lời trấn an trên báo chí "chưa này, chưa nọ". Người cộng sản vẫn thách thức dân nghèo, có lẽ vì họ quen thói sỗ sàng: "mày làm gì tao?" như họ vẫn "lưu ký" trong đầu hàng chục năm qua! Quả thật không tài nào hiểu cho ra cung cách điều hành nền kinh tế "lá mặt lá trái" hiện nay của "nhà nước" (!). Quy luật cung – cầu, tiền - hàng bỏ đi đâu nhỉ? À ra thế! “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” có khác! Những dấu hiệu tưởng nhỏ bé đó lại biểu hiện đầy đủ thân thể zombie tàn tạ như thế nào. Thông qua nó càng thấy lòng dân rách nát tả tơi! Giới doanh nhân tăm tiếng cũng đang... điêu tàn. Nguyễn Thị Như Loan - người đứng đầu tập đoàn Quốc Cường Gia Lai đang rên lên: "Thấy tài sản ra đi mà không cứu được" [4]. Đoàn Nguyên Đức, sau vụ tai tiếng khi bị Global witness tố cáo, tiếp tục rút khỏi thị phần thủy điện [5] sau khi tuyên bố rời bỏ mảng bất động sản. Trước đó, ông Đức cũng không thành công tại thị trường vừa khởi sắc: Myanmar. Nối theo tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Viettel hoàn toàn đại bại sau phiên đấu thầu viễn thông [6] cũng tại nơi Phật giáo là Quốc giáo - Xứ sở vừa thoát khỏi chế độ độc tài quân phiệt, nhưng bản chất hiền lương, chân thật may mắn không bị mai một khi người dân Miến Điện vẫn giữ trong họ một đạo hạnh ngàn đời cha ông truyền lại. Việt Nam có lẽ không có diễm phúc như thế. Những con số, những câu nói trấn an, vuốt ve: "...Khả quan hơn", "...Tín hiệu sáng sủa hơn", "chỉ số này, chỉ số kia ổn định hơn" vân vân và vân vân trở thành những cánh buồm tơi tả trước cơn bão cấp 12 mà con thuyền mang tên ĐCSVN đang lèo lái trong mịt mù sấm chớp đầy trời, xuất phát từ những "thuyền trưởng" tồi cùng "thủy thủ đoàn" gà mờ trên nhiều lĩnh vực! Cánh buồm năm nào phần phật, lại vô phúc được tạo ra từ sự hồ hỡi bởi những chai sâm banh được khui tung tóe nhằm ăn mừng thắng lợi khi được gia nhập WTO, do đó nó chỉ là ảo ảnh dong thuyền ra biển lớn trong những... bộ phim 3D! Phim 3D thật hấp dẫn người xem nhờ hiệu ứng không gian 3 chiều. Tiếc thay! Trong thực tế "3D" nghĩa là... đ/c X - mệnh danh "Thủ tướng xuất sắc nhất châu Á", do nhật báo Firmenpress của CHLB Đức "phong tặng" [7]. Hình ảnh Thủ tướng Việt Nam từng say sưa nói về hội nhập, bất tận với nỗi hào hứng cùng niềm tin mãnh liệt vào sự cứu rỗi mang tên WTO, giờ tàn phai theo năm tháng. Thảm! Còn đâu dáng vẻ oai phong từ những "con thuyền 3D" lướt phăm phăm trên biển cả mênh mông cũng... "3D" nốt! Những con thuyền "Vinashin 3D", "Vinalines 3D" dù rất đẹp, chẳng qua là những cảnh quay "hoành tráng", đầy "kỹ xảo" giờ lộ nguyên hình là... đồ bịp! Tiếc. Giá như nó bán được vé tựa những bộ phim "bom tấn"! Thấm thoát còn… 5 năm nữa, Việt Nam sẽ phải đối diện với cam kết đoạn tuyệt “kinh tế phi thị trường” với thế giới! Vô vọng. Nhiều người đã nói với nhau, dù cho có "vài cái" TPP cũng không ăn thua gì, một khi "bộ máy cộng sản" hiện nay vẫn nguyên y vậy! WTO vẫn là "chứng nhân" sống động trong hơn 6 năm qua của những bộ não kiêu căng với mớ lý luận Mác - Lê - Hồ được họ lòe mị bằng những ngôn từ trong từng bài giảng rời rã, "sút càng gãy gọng" từ cái khung sườn "Mác - Lê - Hồ". Đó chẳng là những dấu hiệu điêu tàn? Điêu tàn không dừng lại tại biểu hiện kinh tế thoi thóp với những cái thở hắt ra cuối cùng, điêu tàn còn bởi ngay cả những đồng tiền còm cõi của dân cũng bị ngấu nghiến; không loại trừ cả nhà vệ sinh cho học trò! Còn gì nói thêm nữa?
Posted on: Thu, 04 Jul 2013 04:58:43 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015