Game Avatar Thành phố diệu kì Kết bạn gái trai người - TopicsExpress



          

Game Avatar Thành phố diệu kì Kết bạn gái trai người thực, thành phố ảo đánh bài chơi cờ nuôi thú . Files: | Avatar.apk | AvatarHD.apk Ký ức bản hùng ca bất tử ( 30/04 ) A- A A+ Trong những năm Hà Nội rực lửa kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, các chiến sĩ Tiểu đoàn 102 Đông Thành thuộc Liên khu I - một trong ba “chốt thép” của Trung đoàn Thủ đô đã dũng cảm, kiên cường làm tròn nhiệm vụ bao vây phía đông thành cổ vừa tấn công địch vừa bảo vệ phía Tây Liên Khu I . Ảnh minh họa Và trong khói lửa chiến tranh, những chiến sĩ Tiểu đoàn 102 Đông Thành còn nhớ mãi hình ảnh người nữ chính trị viên tiểu đoàn “nhỏ nhắn, dịu hiền luôn trong trang phục kaki màu sáng, đầu đội mũ calô với khẩu súng lục đeo bên hông lúc nào cũng như sẵn sàng chiến đấu” thường đến các tổ chỉ huy và động viên bộ đội chiến đấu, đã tiếp thêm sức mạnh cho họ làm tròn nhiệm vụ. Đó chính là nữ chính trị viên Tuyết Minh (ảnh), cô nữ sinh trường Đồng Khánh năm xưa. Bà Tuyết Minh tên thật là Ngô Minh Tâm. Sinh ra và lớn lên giữa lòng phố cổ Hà Nội, tuổi thơ của bà gắn với mái nhà, góc phố thân thương. Mảnh đất yêu dấu ấy đã dạy cho bà thuộc lòng những lễ giáo “nam nữ thụ thụ bất thân”, “tam tòng tứ đức”, để hàng ngày chăm lo trau dồi “công dung ngôn hạnh”, mong trở thành người con gái nền nếp gia phong, chuẩn mực của người phụ nữ bấy giờ. Từ cuối năm 1940 phát xít Nhật vào Hà Nội, thực dân Pháp câu kết với phát xít Nhật khủng bố phong trào cách mạng và áp bức bóc lột nhân dân ta. Trong cảnh “một cổ hai tròng”, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Những nữ sinh được giáo dưỡng lễ giáo phong kiến và ảnh hưởng của văn hóa Tây học như bà đã không thể làm ngơ trước thời cuộc. Lòng yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc trào dâng và bà Tuyết Minh đã tham gia cách mạng. Khi đó bà vừa tròn 16 tuổi và là nữ sinh trường Đồng Khánh (trường Trưng Vương bây giờ). Bà kể: “Năm 1940, tôi được ông Phạm Bộ Doanh, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, cán sự của Thành Đảng bộ Hà Nội, đồng thời cũng là người anh con bác ruột tuyên truyền giác ngộ đi theo cách mạng”. Đây là thời kỳ cách mạng Hà Nội hết sức khó khăn, các cơ sở của Đảng hầu như “trắng”. Các đồng chí trong Ban cán sự lần lượt bị bắt. Ông Phạm Bộ Doanh cũng bị bắt trong một lần đi rải truyền đơn kỷ niệm 25 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (11-1942). Tuy vậy, bà Tuyết Minh cùng với ông Lê Tuấn (người anh họ trạc tuổi, phụ trách đường dây nữ sinh sau này) vẫn âm thầm hoạt động, vận động những người thân tham gia cách mạng, mở rộng tổ chức. Ngôi nhà số 5 phố Cửa Đông nơi mẹ bà ở, là nơi lui lại của hai anh em trao đổi tài liệu bí mật và thông tin về các hoạt động. Tổ nữ sinh Đồng Khánh Hoạt động trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo, đến cuối năm 1944 - đầu năm 1945, bà Tuyết Minh đã vận động được 4 người bạn, trong đó có 2 người bạn cùng trường Đồng Khánh là Hoàng Lê Vân (tức Cao Thị Nga) và Lê Thi (tức Dương Thị Thoa); Lê Thị Tâm Khanh (tức Đinh Thị Yên) – trường Thăng Long; Phú Hảo (tức Nguyễn Thị Phú) – trường Gia Long, hợp thành một tổ phụ nữ cứu quốc, được anh em trìu mến gọi là tổ nữ sinh Đồng Khánh hoạt động trong một đường dây Việt Minh nội thành. Năm chị em với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng cùng chung lòng yêu nước, căm thù giặc, không cam chịu kiếp sống nô lệ. ít ai ngờ được những cô nữ sinh nhỏ nhắn, hồn nhiên trong chiếc áo dài trắng thướt tha, hàng ngày thong dong xe đạp tới trường lại là những chiến sĩ Việt Minh kiên cường. Họ say sưa với những hoạt động tuyên truyền phát triển tổ chức, bán tín phiếu lấy tiền ủng hộ Việt Minh, rải truyền đơn, tham gia các cuộc mít tinh, biểu tình của nhân dân. Không chỉ thế họ còn tham gia đi khất thực, gói bánh chưng phát cho người nghèo trong dịp Tết... Bà đã từng trải qua những thử thách mang lá cờ đỏ sao vàng đến cuộc mít tinh ở chợ Canh trước mũi mật thám; rải truyền đơn trong đêm dạ hội diễn kịch Tiêu Sơn Tráng sĩ của trường Bưởi ở Nhà hát Lớn thành phố, khiến hiến binh Nhật mang lưỡi lê dài rầm rập kéo vào; giấu tài liệu dưới yên xe đạp đi qua điểm khám xét bất thường của lính Nhật ngang đường... Nhưng kỷ niệm mà bà nhớ nhất là những ngày Hà Nội sục sôi khởi nghĩa Tháng Tám. Còn nhớ ngay trước ngày khởi nghĩa hai hôm, tổ nữ sinh được học bắn súng để khi thời khắc giành chính quyền đến còn biết sử dụng súng. Bà kể: “Ngày 17-8-1945, ngay từ sáng tinh mơ, chúng tôi háo hức đạp xe theo anh Lê Tuấn sang Thuận Thành để học bắn. Khi mỗi người vừa bắn được một phát đạn còn đang xuýt xoa ê ẩm đau vai thì được gọi về phá cuộc mít tinh của Tổng hội viên chức tại quảng trường Nhà hát lớn thành phố”. Khi lá cờ đỏ sao vàng lớn được buông từ bao lơn tầng gác Nhà hát lớn xuống, tiếng hoan hô reo hò vang dậy ủng hộ Việt Minh, thì Từ Ngọc Trang, nữ sinh Đồng Khánh, đội viên Đội Tuyên truyền xung phong Hoàng Diệu giành được micro hiệu triệu đồng bào ủng hộ Việt Minh. Tiếp đó, chị Kinh (tức Nguyễn Khoa Diệu Hồng), cơ sở quần chúng của Đảng Dân chủ lên tuyên truyền đường lối chính sách Việt Minh, kêu gọi đồng bào đoàn kết dưới lá cờ đỏ sao vàng ủng hộ Việt Minh làm cách mạng giành chính quyền. Trước khí thế sục sôi của quần chúng, cuộc mít tinh đã biến thành cuộc biểu tình tuần hành rầm rộ, lôi cuốn hàng vạn người xuống đường tham gia. Trời mưa tầm tã, đoàn người với khí thế cách mạng mạnh mẽ chưa từng thấy diễu qua các đường phố, vừa đi vừa hô các khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh. Sáng hôm sau (18-8-1945) Nhật bắt một số anh em sang Gia Lâm lấy vũ khí. Ta tổ chức biểu tình đòi trả lại những người bị bắt. Bà và tổ nữ sinh đã sát cánh cùng tự vệ và công nhân cứu quốc đấu tranh đến tận 3-4 giờ chiều, buộc địch phải thả anh em. Ngày 19-8-1945 cả Hà Nội cờ hoa rực rỡ, từng đoàn người xuống đường giành chính quyền. Sau khi dự mít tinh tại quảng trường Nhà hát lớn thành phố, lực lượng cách mạng chia thành các cánh quân đi chiếm các cơ quan ngụy quyền. Một chiếc xe ôtô mui trần chở tổ nữ sinh (gồm các bà Tuyết Minh, Cao Nga, Phú Hảo và Tâm Khanh) đi cổ động khắp phố. Bà Tuyết Minh đứng giữ lá cờ đỏ sao vàng cùng với các nữ sinh hô khẩu hiệu và hát vang các bài ca cách mạng. Gần trưa khi các bà vừa về đến nhà bà Tuyết Minh tại 90 phố Thuốc Bắc, chưa kịp ăn cơm thì có đồng chí truyền đạt “Bảo an binh có khó khăn, ta đang huy động quần chúng đến đấu tranh, các chị vào ngay”. Lập tức các bà lại vác cờ đi hòa vào dòng người. Đoàn người tiến vào ngả nào cũng bị lính Nhật chặn đường, giơ lưỡi lê sáng loáng, nhưng tổ nữ sinh đã kiên quyết xông lên. Lúc này, bên ngoài cửa Bảo an binh đồng bào đã đứng đông nghịt, bên trong Bí thư Thành ủy Nguyễn Quyết đã dẫn đầu đội Thanh niên tuyên truyền xung phong Hoàng Diệu vào tước kho súng và ông cai Ba Thụ án binh bất động. Tuy vậy, cửa lớn vẫn đóng, tổ nữ sinh đi lối cửa ngách vào trong sân, nói cho binh lính nghe chính sách Việt Minh và tình hình đấu tranh bên ngoài. Lúc sau, đám lính có cảm tình liền chỉ đường cho tổ nữ sinh đi gặp ông quản Liên (quản nhạc duy nhất còn lại trong trại). Ông quản Liên đang lo lắng ngồi đợi cách mạng đến bắt đi thì cánh cửa phòng bật mở, trước mắt ông là bốn tiểu thư “lá ngọc cành vàng” áo dài quần trắng thướt tha bước vào phòng thuyết phục ông theo cách mạng. Đây cũng là giây phút mở đầu cho trang đời mới của người nghệ sĩ ưu tú Đinh Ngọc Liên – trưởng đoàn quân nhạc đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau này trong hồi ký của mình, ông Đinh Ngọc Liên đã viết: “...Tôi lo lắng ngồi trong phòng chờ đợi. Tôi đang hình dung những người cách mạng hùng hổ vác súng vào áp giải tôi đi... thì cửa phòng mở. Trước mặt tôi là bốn cô tiểu thư quần trắng áo dài bước vào phòng. Tôi bàng hoàng cả người. Xưa nay trong trại lính không bao giờ có bóng dáng đàn bà con gái. Mà lại là con gái “lá ngọc cành vàng” như thế này... Trong chốc lát, nỗi lo lắng của tôi tiêu tan – Cách mạng thân mật như thế này sao?...”. Chiến sĩ quyết tử khu Đông Thành Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, bà Tuyết Minh khi đó là Bí thư Việt Minh khu Đông Thành và Đội trưởng Đội tuyên truyền xung phong khu Đông Thành. Ngày 29-10-1946, Liên khu ủy I do đồng chí Nguyễn Hữu Mai làm Bí thư quyết định bà Tuyết Minh ở lại nội thành chiến đấu. Tại số nhà 90 phố Thuốc Bắc, bà Diệu Hồng bàn giao công tác Đảng khu Đông Thành cho bà Tuyết Minh để ra hậu phương công tác (có đồng chí Hồng Sơn liên khu ủy viên đi cùng). Từ đây, bà là Bí thư Chi bộ khu Đông Thành. Khu Đông Thành có vị trí đặc biệt hiểm yếu, nằm sát thành cổ Hà Nội, đại bản doanh của quân đội Pháp, cũng là nơi tập trung quân đội Pháp đông nhất. Con đường Phùng Hưng chạy dài từ ngã ba Phùng Hưng, Hàng Vải đến sát đường Hàng Bông - Cửa Nam là khoảng cách duy nhất phân biệt ranh giới giữa ta và địch. Hàng ngày, tất cả bộ binh, xe cơ giới trong thành đi đánh các nơi trong Liên khu I đều cơ động trên con đường này. Đường thẳng từ Cửa Đông ra rất thuận tiện cho bộ binh, xe tăng, xe bọc thép của địch đánh thốc ra khu Đông Thành. Khu Đông Thành có 8 ngõ phố là Hà Trung, Ngõ Trạm, Nguyễn Văn Tố, chợ Hàng Da, Đường Thành, Nhà Hỏa, Bát Đàn và Cửa Đông, do vậy là địa điểm thường xuyên bị địch uy hiếp. Ngay từ những ngày đầu kháng chiến, anh em Đông Thành đã phải chiến đấu rất quyết liệt, không ngày nào là không đụng độ. Gần như đã thành quy luật, sáng địch đánh ta, chiều xâm xẩm tối là lúc ta đánh trả. Lực lượng vũ trang Đông Thành phần lớn là tự vệ thành, một số là tự vệ chiến đấu, Vệ quốc quân và Công an xung phong. Với vũ khí thô sơ, ít ỏi, tận dụng tất cả những gì có được, kể cả chậu, nồi, xoong, chảo... quân ta khua gõ inh ỏi, rồi đốt pháo nổ trong thùng tôn, gây đám cháy sáng rực khiến kẻ thù nhiều phen hoảng sợ. Cả tiểu đoàn có năm trung đội chiến đấu và một trung đội dự bị tăng cường. Trong cuộc chiến đấu cam go không có ranh giới phòng tuyến rõ rệt giữa ta với địch, các trung đội được chia thành từng tổ chiến đấu bố trí trải rộng cả dãy phố, chốt giữ từng mái nhà. Dựng chiến lũy chặn địch bằng đồ đạc mà nhân dân ủng hộ và cây hai bên đường. Qua các lỗ tường đục thông từ nhà này sang nhà kia, các chiến sĩ quyết tử thoắt ẩn thoắt hiện bất ngờ tập kích, phục kích địch, đưa chúng vào trận đồ bát quái. Trận chiến đấu quyết liệt nhất là trận Hàng Thiếc từ ngày 7-2 đến ngày 9-2-1947. Suốt 3 ngày đêm chiến đấu căng thẳng, quyết liệt, ngùn ngụt trong máu lửa, ta và địch giành nhau từng căn nhà, góc phố. Trong trận chiến nhiều chiến sĩ hy sinh anh dũng, nhưng đã buộc địch phải rút lui. Các chiến sĩ Đông Thành đã bảo vệ được Hàng Thiếc và Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô cho đến đêm cuối cùng rút khỏi thành phố. Trong 60 ngày đêm quyết tử ấy, những chiến sĩ Đông Thành nhớ mãi hình ảnh nữ chính trị viên tiểu đoàn Tuyết Minh “nhỏ nhắn, dịu hiền trong bộ quân phục kaki màu sáng đầu đội mũ calô, vai đeo khẩu súng lục ở bên hông lúc nào cũng như chuẩn bị chiến đấu” thường đi đến các tổ chỉ huy và động viên anh em, như tiếp thêm cho họ sức mạnh để chiến đấu. Không chỉ động viên anh em, mà nhiều lần bà còn dẫn tổ tuyên truyền của Trung đoàn len lỏi qua các lỗ tường nhà, các gian nhà cháy dở đổ nát tiếp cận địch ở phố Hàng Gai, đối diện với nhà Chí Lợi điểm chốt giữ của địch ở bên số lẻ để tiến hành địch vận. Các chị nói chuyện và hát các bài ca bằng cả tiếng Pháp, kêu gọi vận động binh lính phản chiến. Sau các trận đánh, bà luôn phát hiện những tấm gương dũng cảm, kiên cường, tổ chức kết nạp họ vào Đảng. Nhiều đồng chí đã dũng cảm lập nên nhiều chiến công, trở thành những đảng viên gương mẫu, đi đầu trong các trận chiến. Tết Đinh Hợi năm đó, bà Tuyết Minh và các đồng chí nuôi quân đã lo đủ bánh chưng, miến, giò, bánh kẹo, rượu, mứt... để các chiến sĩ cảm thấy như đang ở nhà. Họ còn nhận được cả cành đào Nhật Tân do Đội giao thông liên lạc Trúc Bạch – Lãng Bạc đem từ Quảng An vào. Giữa vòng vây quân địch, các chiến sĩ xúc động nghe đọc thư của Bác Hồ: “... Các em là đội cảm tử. Các em quyết tử để Tổ quốc quyết sinh...”. Đêm giao thừa ý nghĩa đó đã mở đầu bằng các trận tập kích ở Hàng Bông, Hàng Gà, Hàng Gai... và treo cờ đỏ sao vàng trên đỉnh tháp Rùa để đón chào năm mới. Và cuộc lui quân thần kỳ Cuộc chiến đấu kiên cường giữ Liên khu I và giam chân địch được gần 2 tháng thì lương thực, đạn dược cũng cạn. Các chiến sĩ phải chia nhau từng bát cơm, viên đạn. Bà Tuyết Minh bồi hồi nhớ lại: “Tình hình như thế trôi qua khoảng 1 tuần, rồi cũng không có liên lạc ngoài vùng tự do tiếp tế vào... Để bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài, trên lệnh cho Trung đoàn phải mở đường máu lui quân ra hậu phương”. Đêm 17-2-1947 mãi là đêm không thể nào quên đối với các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô. Tiểu đoàn 102 Đông Thành được lệnh qua Cột đồng hồ rồi đi ra dưới gầm cầu Long Biên, nếu gặp địch thì đánh mở đường máu, không gặp địch thì bố trí nằm lại, đợi đội hình qua hết sẽ đi. Ban chỉ huy tiểu đoàn đã họp và phân công chính trị viên Tuyết Minh đi sau cùng với Trung đội 2 do đồng chí Nguyễn Trọng Hàm làm trung đội trưởng. Đêm tối mênh mông, mưa phùn giăng mắc và những cơn gió rét buốt từ sông thổi thốc vào, các chiến sĩ Tiểu đoàn 102 Đông Thành lặng lẽ đi dưới gầm cầu Long Biên, bên trên là họng súng địch và chó béc giê. Riêng với chính trị viên Tuyết Minh thì đó là một đêm thần kỳ, bởi sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Bà kể: “Tôi đi sau, nên một số chị nuôi, thương binh ở đơn vị trước đi không kịp đồng đội đã rớt lại và nhập vào. Đoàn chúng tôi toàn những xoong nồi lỉnh kỉnh và nạng gỗ đi rất chậm và bị lạc. Trong đêm đen mịt mù, mất phương hướng, mà bản thân chỉ có một khẩu cácbin và một súng ngắn mauser nhỏ mang theo. Tôi đi mà lo quá, nếu không tìm được đơn vị, sáng ra địch càn thì chỉ còn biết ôm nhau mà ăn đạn. Lúc này, trong hàng ngũ đã có những tiếng xì xào thiếu bình tĩnh. Tôi vội trấn an: “Các đồng chí theo tôi”, dù lúc đó lòng dạ tôi cũng đang rối bời. Trong lúc tưởng như tuyệt vọng ấy tôi thầm gọi tên Bác Hồ”. Đoàn quân lặng lẽ đi sát mép nước, mưa ướt cả người, dưới chân bùn lép nhép, bước cao bước thấp, may sao gần sáng thì nghe tiếng gà gáy bên sông. Mừng quá bà reo lên: “Đến rồi”. Đi một quãng nữa cả đoàn gặp đò của xã Tàm Xá đưa bộ đội qua sông vừa kịp khi trời hửng sáng. Cuộc lui quân của hơn 1.000 con người trong đêm trót lọt ngay trước mũi quân thù là thắng lợi lớn của quân và dân ta. Tại Hội nghị mừng công ngày 22-2-1947, ở Thượng Hội (Đan Phượng, Hà Tây), Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Bí thư Khu ủy Khu XI kiêm Chủ tịch ủy ban Kháng chiến hành chính Nguyễn Văn Trân thay mặt Chính phủ và Khu ủy Khu XI tuyên dương chiến công các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô. Thay mặt các chiến sĩ Tiểu đoàn 102 Đông Thành, Bí thư chi bộ kiêm chính trị viên tiểu đoàn Tuyết Minh đã vinh dự bắt tay và chụp ảnh kỷ niệm với các đồng chí lãnh đạo. Sau bao năm qua đi, những dấu ấn về một thời vào sinh ra tử đã trở thành phần đời thiêng liêng đối với bà Tuyết Minh. Tấm ảnh chụp tại Hội nghị mừng công ngày nào được bà trân trọng gìn giữ. Cũng như bao chiến sĩ cảm tử của Hà Nội, bà đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử mà cách mạng giao cho, góp phần làm nên bản hùng ca bất tử mùa đông năm 1946. Tin cùng: Truyện Ngắn Kết thúc vào buổi sáng Ở đất kẻ thù (12) Ở đất kẻ thù (11) Ở đất kẻ thù (10) Lẵng hoa bất tử Từ A đến Z cho một tình yêu Tai nạn Khi hai "cực trái dấu" chẳng thể "hút" nhau ! Chợ chết Ở đất kẻ thù (9) Ở đất kẻ thù (9) Lên đầu | « Trở Lại | Trang sau » + Game đấu cờ, bài .. online+ Những game Free hay nhất Thế Giới Xã Hội Kinh Tế Văn Hóa Thể Thao Khoa Học Công Nghệ TT Cuộc Sống Giới Tính Đọc Truyện Góc Bạn Đọc Trợ giúp cần đọc Lên đầu ™ Mobi | Desktop © XãLuận tin tức Việt Nam
Posted on: Fri, 14 Jun 2013 10:47:59 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015