HIẾN PHÁP XÃ HỘI XHCN Đang chờ thông qua. Đồng bào - TopicsExpress



          

HIẾN PHÁP XÃ HỘI XHCN Đang chờ thông qua. Đồng bào nhấn Like để biểu quyết có cho thông qua hay không. NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ---oOo--- Quốc Kỳ Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ xanh da trời, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Quốc Huy Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ xanh lá cây, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc Ca Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài "Tiến quân ca” “Đoàn kết ca" (viết lại). Thủ Đô Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội. Ngày Quốc Khánh Ngày tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Quốc khánh. HIẾN PHÁP XHCN CỦA NƯỚC VIỆT NAM LÀ DUY NHẤT VÀ KHÔNG CÓ VIỆC SỬA ĐỔI Hiến Pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, quy định trật tự cơ bản nhất trong mối quan hệ của giữa con người với nhau và vai trò của các tổ chức xã hội. Có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hoàn thiện và thống nhất các quy định pháp luật. Mọi văn bản pháp luật hiện hành khác đều phải thông qua Hiến Pháp, trường hợp áp dụng trái với Hiến Pháp thì tuân theo hiến pháp chỉnh sửa lại. Bản Hiến Pháp này đã được nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất thông qua trưng cầu dân ý ngày….tháng….năm.… Được các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng Sản tiếp nhận và chính thức thi hành kể từ ngày ký. Hà Nội, ngày …… tháng …… năm ……. TM Đảng Cộng sản Việt Nam TBT NỘI DUNG Điều 1. Trật tự ban đầu. 1 – Nguyên tắc chung Lịch sử đã ghi nhận, nhân dân Việt Nam nhờ có cần cù lao động, sáng tạo, chiến đấu anh dũng và sẵn sàng hy sinh mới dựng lên một đất nước Việt Nam như ngày hôm nay. Không có bất cứ cá nhân hay tổ chức nào tự nhiên tạo ra đất nước này rồi có quyền ban phát cho nhân dân quyền này hay quyền khác, lợi ích này hay lợi ích khác.v.v... Tất cả sự thành hay bại, tốt hay xấu hay như thế nào của xã hội một đất nước đều phụ thuộc vào mỗi một người dân của đất nước đó. Như vậy, để xây dựng xã hội xhcn, nay thống nhất cùng nhau quy định: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, và vì cùng chung sống với nhau trong xã hội, nên bất kỳ mỗi người dân dù là ai cũng đều phải tôn trọng những nguyên tắc chung, đạo lý làm người, sống có khuôn khổ và trật tự, phân chia rõ vai trò, nhiệm vụ và làm tròn trách nhiệm của mình. Từ đây thống nhất cùng nhau hình thành ra hiến pháp nhằm đảm bảo trật tự cơ bản của xã hội và cũng là để lãnh đạo xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, làm căn cứ chuẩn mực nhất cho mỗi người muốn thi hành quyền lực của mình đều phải và chỉ thông qua hiến pháp và hệ thống pháp luật. 2 - Quy định chung Nhân dân Việt Nam: bao gồm tất cả những người sinh sống trong và ngoài nước và được công nhận là công dân Việt Nam, là người mang quốc tịch Việt Nam. Không có sự phân biệt về giới, về tuổi, nhất là giữa cán bộ Đảng hay cán bộ Nhà nước với người dân thường, và dù là sắc tộc, màu da hay tôn giáo,.v.v… Tất cả đều gọi chung là nhân dân hay người dân Việt Nam. Người nước ngoài, việt kiều về nước hiện đang và được phép sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được coi như là công dân Việt Nam, có quyền trở thành người Việt Nam và được hưởng quyền, lợi ích và cũng có trách nhiệm giống như công dân Việt Nam. Điều 2. Nguyên tắc hình thành và ban hành pháp luật. 1 – Nguyên tắc hình thành. Trong sự cùng chung sống bình đẳng của giữa con người với nhau thành xã hội thế giới hay xã hội đất nước, vậy thì hệ thống xã hội được hình thành theo mối quan hệ lần lượt như sau: Nhân dân làm chủ - Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý Tất cả đều là từ nhân dân mà ra. Nhân dân thành lập ra đảng mục đích là để có người lãnh đạo, và lập ra nhà nước là để giúp mình quản lý. Dựa vào nguyên tắc bình đẳng giữa con người với nhau mà hình thành nguyên lý xã hội này để thiết lập trật tự xã hội. Đồng thời thông qua ba nguyên tắc sau đây nhằm giải quyết các mối quan hệ lẫn nhau, đảm bảo tuyệt đối công bằng, dân chủ, kết hợp với sự hình thành mục đích của Đảng để xây dựng hệ thống pháp luật và ban hành luật pháp. Qua pháp luật phân định đầy đủ vai trò và nhiệm vụ của mỗi người mỗi tổ chức trong xã hội. = > Lập ra đảng để lãnh đạo, lãnh đạo là để lãnh đạo con người làm ra tất cả. Quản lý là để quản lý không bị mất, không bị hư hỏng, không bị lẫn lộn, khó kiểm soát.v.v... Không như hiện tại lãnh đạo là để lãnh đạo nhà nước(bộ máy các cán bộ nhà nước) quản lý thì thay nhân dân đi làm tất cả. Tư tưởng cũng như cách suy nghĩ sai sẽ làm hỏng đi cấu trúc chuẩn mực của việc có thể đi tổ chức thành công được mô hình xã hội xhcn. 2 – Nguyên tắc ban hành pháp luật. 1. Kể từ khi được sinh ra, con người ai cũng đều có quyền - lợi ích - trách nhiệm như nhau và song song, ngang bằng nhau về mọi mặt: sở hữu, hưởng thụ, xây dựng, và bảo vệ đất nước, xã hội nhằm mục đích duy trì và phát triển sự tồn tại của bản thân, con người và xã hội. 2. Khi trở thành công dân chính thức thì mỗi người đều có quyền làm bất cứ việc gì mình muốn mà pháp luật hiện hành cho phép và không cấm. Đồng thời có lợi ích trong phạm vi quyền, khả năng năng lực của mình, nhưng không xâm phạm tới quyền và lợi ích của người khác, kể cả gián tiếp hay trực tiếp bằng cách này hay cách khác. Sau cùng phải chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm. Trái với điều này đều được coi là vi phạm pháp luật cho dù pháp luật hiện hành có hoặc không quy định, được xử lý dựa trên nguyên tắc “Gây thiệt hại bao nhiêu phải trả lại bấy nhiêu, dưới mọi hình thức, cùng với việc nhận hình thức xử phạt nghiêm minh”. 3. Trong mọi mối quan hệ xã hội ở trong hay ngoài nước, các bên đều phải tuyệt đối tuân theo nguyên tắc bình đẳng, công bằng, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử và đều cùng có lợi ngang bằng nhau. Điều 3. Nguyên tắc lãnh đạo xã hội. 1 – Nguồn gốc của sự hình thành người lãnh đạo. Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Dựa trên sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cán bộ của Đảng, dưới nền tảng tư tưởng lấy dân làm gốc, tất cả là của dân do dân vì dân. Nhờ vậy, nhân dân ta đã thực hiện thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước trở thành người chủ đích thực của đất nước. Đời đời ghi nhớ công ơn của Bác vì đã cho mỗi người dân được làm chủ. 2 – Chủ nhân của người lãnh đạo. Là người chủ nhân dân Việt Nam có toàn quyền giám sát, xử lý và quyết định trực tiếp mọi hoạt động của xã hội đất nước mình. Trực tiếp lựa chọn người vào đảng và bầu chọn những người dân ưu tú nhất để giao trọng trách lãnh đạo xã hội đất nước.v.v... Nhân dân việt nam thống nhất giao sự lãnh đạo xã hội đất nước của mình cho đảng cộng sản việt nam. Nhưng quy định mục đích của Đảng như sau: Xhcn là xã hội dân chủ và văn minh, do đó mục đích đầu tiên cũng là quan trọng nhất của đảng là đảm bảo con người trong xã hội luôn phải được độc lập, tự do để thật sự tận hưởng hạnh phúc. Thứ hai: Tổ chức và quản lý xã hội đảm bảo sự bình đẳng, công bằng của giữa con người với nhau để cùng phát triển và thịnh vượng. Thứ ba: Phát triển sự nghiệp khoa học, tạo điều kiện cho mỗi người trực tiếp được làm chủ và tự làm chủ lấy bản thân mình nhằm, xóa bỏ mọi ranh giới giữa con người với nhau, không còn người bóc lột người. Cuối cùng: Thực hiện thành công xã hội xhcn, trở thành xã hội đoàn kết, tiến bộ tiến lên chủ nghĩa cộng sản. 3 – Nền tảng khoa học để có thể lãnh đạo Để lãnh đạo xã hội thì phải dựa trên những nền tảng khoa học đúng đắn, và chủ nghĩa C.Mac –V.Lenin là một công trình vĩ đại trong xây dựng và cải tạo xã hội phải được kế thừa và phát triển. Nhân dân việt nam kiên định lựa chọn chủ nghĩa C.Mác – V.Lenin làm con đường phát triển xã hội. Đồng thời với tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn mong ước độc lập tự do cho con người, vàng đen trắng đỏ đều là anh em.v.v… là đường lối cho sự phát triển con người và cả loài người trong tương lai. Tư tưởng Hồ Chí Minh đích thực là kim chỉ nam cho hành động, việc làm của mỗi con người, và với lĩnh vực của giữa con người với nhau này thì đó chính là đường lối nhằm hoàn thiện của khoa học. Nếu đảm bảo độc lập tự do, tức là ai cũng được bình đẳng, công bằng thì mọi người sẽ tự động liên kết, đoàn kết với nhau để phát triển và thịnh vượng, bởi không ai không hiểu nhiều người sẽ làm tốt hơn một người... Như vậy, nhân dân việt nam lấy chủ nghĩa C.Mac –V.Lenin làm nền tảng khoa học, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm đường lối hoàn thiện khoa học. Bác cả đời hy sinh và mong mỏi nhưng chưa hoàn thành, các thế hệ con cháu Bác phải hiện thực hóa tư tưởng của Bác là nhiệm vụ hàng đầu. Mỗi người, nhất là người lãnh đạo cao nhất của đảng luôn phải dựa trên đường lối khoa học này để hoàn thành mục đích của đảng, tổ chức xã hội và xây dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp để đảm bảo ai cũng đều phải chịu trách nhiệm với việc mình làm theo luật định về vai trò của mình trong xã hội. 4 – Nhiệm vụ và trách nhiệm của người lãnh đạo Khi được giao trọng trách lãnh đạo xã hội, những người lãnh đạo của Đảng cùng các đảng viên có toàn quyền lãnh đạo tổ chức lại hệ thống xã hội, xã hội luôn tự chứa đựng nhiều các nguyên tắc chung, dựa trên các nguyên tắc chung của xã hội như: độc lập tự do và công khai minh bạch, bình đẳng, công bằng và dân chủ, làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít không làm không hưởng.v.v... và.v.v… để xây dựng bộ máy lãnh đạo của đảng và bộ máy quản lý của nhà nước, cùng các bộ máy kinh tế, khoa học khác,.v.v… để có khả năng đưa bộ máy nói chung của cả xã hội hoạt động hiệu quả. Cuối cùng thành lập quốc hội để minh bạch hóa, độc lập với vai trò đại diện cho nhân dân, chịu trách nhiệm tổ chức cho nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực của mình, tự giám sát, xử lý và trực tiếp quyết định tất cả mọi việc trong phạm vi nhiệm vụ nhằm răn đe, phòng ngừa, trừng phạt và lấy lại những gì đã mất. Người lãnh đạo đảng thì phải trực tiếp lãnh đạo thống nhất tất cả các tổ chức và phân bổ vai trò theo chức năng của từng bộ phận phù hợp với nguyên lý hình thành bộ máy xã hội, làm tất cả các nhiệm vụ xây dựng bảo vệ đất nước phù hợp với nhu cầu thực sự của nhân dân, của chính bản thân mình, theo đúng mục đích đã đề ra. Người lãnh đạo đảng thì phải tự chịu trách nhiệm về sự phát triển của đất nước, nhà nước quản lý thì tự chịu trách nhiệm về những thiếu sót, mất mát và thiệt hại của nhân dân. Quốc hội cùng tất cả mỗi một người dân chịu trách nhiệm tự lấy lại những gì đã mất của mình, có quyền có lợi ích tương xứng trong việc giám sát và trực tiếp quyết định xử lý. Mất bao nhiêu phải lấy lại bấy nhiêu. Điều 4. Làm chủ và nguyên tắc tôn trọng xã hội. 1 – Quán triệt tư tưởng người chủ. Nhân dân chính là người chủ đích thực nhất của đất nước, của toàn bộ xã hội, cho nên bất cứ người dân nào đều phải chủ động tự thể hiện rõ vai trò làm chủ của mình, không an phận, không thiển cận, không trông chờ. Tất cả đều có đầy đủ quyền - lợi ích - trách nhiệm về mọi mặt trong đời sống xã hội. Có quyền giám sát, xử lý và quyết định mọi hoạt động xã hội, không ai được trao quyền của mình cho người khác. Ai cũng phải luôn chủ động, linh động và tự động, tự chủ giám sát toàn bộ mọi hoạt động của xã hội để thể hiện rõ vai trò làm chủ của mình. Yêu cầu phải làm chủ mọi hành vi của bản thân mình, ý thức rõ được việc mình làm, đặc biệt luôn chủ động bằng những chứng cứ sát thực, thuyết phục chứng minh quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm để lấy lại sự bình đẳng, công bằng cho xã hội, kể cả lợi ích trực tiếp hay gián tiếp bằng cách dựa trên các nguyên tắc chung của hiến pháp này và quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật. 2 – Quán triệt tư tưởng người làm thuê. Những người được cho vào làm và lãnh đạo trong Đảng, trong nhà nước, trong quốc hội là người đại diện, được nhân dân tin tưởng, thuê để phục vụ nhân dân, là người giúp việc và đầy tớ của nhân dân. Ai cũng là người chủ của mình, nên tuyệt đối phải tôn trọng bất cứ người dân nào, trung thành với nhân dân và, hoàn thành tốt mọi công việc mà nhân dân giao phó. 3 – Nền tảng tư tưởng chung. Với nguyên tắc chung của xã hội: “Khi được sinh ra, ai cũng có một phần giống như nhau trong thế giới và trên quả đất”. Trong phạm vi đất nước, người cán bộ đảng và nhà nước luôn phải coi đó là nguyên tắc nền tảng cơ bản nhất để làm sao cho quyền – lợi ích – trách nhiệm của mỗi người dân được đảm bảo đúng, không ai phụ thuộc ai mà ai cũng có một phần giống như nhau, đồng thời với người công dân của xã hội đất nước phải luôn tôn trọng để tạo dựng sự nghiêp và giữ gìn quan hệ bền vững giữa các cá nhân, các dân tộc trong nước và trên toàn thế giới. Điều 5. Tôn trọng hiện tại và quá khứ lịch sử để xây dựng tương lai. Nhân dân Việt Nam coi nhân dân tất cả các nước trên toàn thế giới đều là anh em một nhà, cùng là loài người chung một mái nhà thế giới. Nhân dân Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân các nước anh em. Luôn mong muốn đoàn kết cùng hợp tác và phát triển tốt đẹp để duy trì sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. Một lần nữa xin nhắc lại nhân dân Việt Nam lấy chủ nghĩa C.Mac – V.I.Lênin làm nền tảng khoa học và lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm mục tiêu phát triển hoàn thiện khoa học, luôn nghe theo lời dậy của Bác: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” đoạn tuyệt hoàn toàn với cạnh tranh, không chạy đua, ganh đua,… mà nguyện phát huy truyền thống đoàn kết trên dưới một lòng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước chính thức đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Không chấp nhận các hành vi gây chia rẽ nhân dân Việt Nam và giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới dưới mọi hình thức. Nhân dân Việt Nam nghiêm chỉnh thi hành Hiến Pháp, cam kết chỉ thực thi quyền lực của mình qua hiến pháp và hệ thống pháp luật được hình thành qua hiến pháp này. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện, nhân dân Việt Nam luôn tự có ý thức trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự xã hội đất nước và có trách nhiệm lẫn nhau, cùng người dân làm việc trong Đảng, Nhà nước và quốc hội từng bước hoàn thiện theo con đường xhcn đã lựa chọn. Những người trong đảng và nhà nước, quốc hội được giao trọng trách lãnh đạo bộ máy lãnh đạo, bộ máy quản lý và bộ máy giám sát xã hội đất nước cam kết không để mất quyền - lợi ích và đảm bảo trách nhiệm chung của mỗi người dân trong đó cũng là bản thân của mình. Nhất định học tập và làm theo lời dậy của Bác, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nhân dân các quốc gia khác đều phải tôn trọng Hiến Pháp của nhân dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhân dân Việt Nam chờ thông qua
Posted on: Thu, 29 Aug 2013 19:41:34 +0000

Trending Topics




Recently Viewed Topics




© 2015