"Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững - TopicsExpress



          

"Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm" (Huy Đức, "Bên thắng cuộc" ) Lịch sử của đảng CSVN là những mẩu chuyện không có thật, thêu dệt cái hay, cái tốt cho mình nhưng lại bóp méo, bôi nhọa những ai không cùng lý tưởng với họ. Lịch sử là những quá khứ trung thực phải được ghi chép công bằng, khách quan và chính xác. Nó không phải là những mẩu chuyện tiểu thuyết mà người cai trị tự mình bịa ra muốn viết sao cũng được. Chuyện nhà thơ Nguyển Chí Thiện bị giam vào ngục thất chỉ vì dám nhìn và nói sự thật của lịch sử. Điều nầy không làm hài lòng đảng vì đảng CSVN cho rằng họ luôn luôn, lúc nào cũng đúng. Đó là cái bản chất thối tha của toàn bộ thế giới công sản từ Liên Sô, Đông Âu trước 1989 - 1991 và Trung cộng, Bắc Hàn, Việt nam ngày nay. Nguyên nhân nhà thơ Nguyển Chí Thiện bị đi tù được ông trình bày trong Youtube sau đây: youtube/watch?v=Nq28V6e37-s Lịch sử thế giới ghi chép lại trước và sau thế chiến thứ hai, Nhật bản đầu hàng đưa đến Việt Minh cướp chánh quyền trong năm 1945 mà ông Nguyển Chí Thiện hiểu biết và nói trung thực về quá khứ nhưng đảng Cộng sản Việt nam không hài lòng. Tìm đọc lại lịch sử ngày Nhật bản đầu hàng, chúng ta được biết các dử kiện như sau về tình hình tại biển Pacific giửa Mỷ cùng liên quân đánh Nhật và tại Việt nam trước và sau khi Nhật bản đầu hàng vô điều kiện và phong trào Việt Minh cướp chánh quyền trên tay chánh phủ lâm thời Quốc gia Việt nam của vua Bào Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim. Tôi xin trình bày theo thứ tự ngày tháng như sau: - Hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945 liên minh ba nước Liên Sô. Anh và Mỷ hợp bàn để ấn định biên giới, phân chia Âu châu là hai khối sau khi Đức thua trận - Ngày 8 tháng 5 năm 1945, Đức quốc Xả đầu hàng. - Tại hội nghị Postdam liên quân dự trù Nhật sẽ đầu hàng như Đức (mời đọc "Milestones" chú thích phía dưới). Từ ngày 17 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm 1945 ba nhà lảnh đạo Liên Sô (Stalin), Anh quốc (Churchill) và Hoa kỳ (Roosevelt) lại họp tại Post-dam dự trù tấn công Nhật bản nếu mặt trận Pacific có sự góp sức của Liên Xô. Tuy nhiên Anh và Mỷ gặp khó khăn trong việc đánh Nhật vì Stalin không thể tuyên chiến với Nhật vì Liên Sô và Nhật Bản đã ký hiệp ước không tấn công nhau "Soviet–Japanese Neutrality Pact" đã ký kết ngày 13 tháng 4 năm 1941. Anh và Mỷ hứa nếu Stalin giúp phe liên minh cho Hồng quân Liên Sô tiến đánh Mãn Châu thì sau khi Nhật đầu hàng thì Liên Sô được chiếm lấy ba đảo của Nhật bản nhưng Stalin từ chối. - Ngày 6 tháng 8 năm 1945 Mỷ bỏ trái bom nguyên tử "Little boy" trên Hiroshima. - Ngày 8 tháng 8 lúc 11 giờ đêm Liên Sô "tuyên chiến" với Nhật. - Ngày 9 tháng 8 năm 1945 trái bom thứ hai he "Fat Man" bỏ trên Nagasaki - Cùng ngày 9 tháng 8 năm 1945 Liên Sô tiến chiếm Mản châu, Nội Mông, Bắc Hàn, sau đó chiếm quần đảo nam Sakhalin và the Kuril Islands. (Nước Nga còn chiếm giử các đảo nầy của Nhật cho đến ngày nay tuy dù Nhật Bản xin chuộc lại nhưng Nga không chịu) - Ngày 15 tháng 8 Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện - Ngày 2 tháng 9 Nhật bản ký hiệp ước đầu hàng trên tàu Mỷ USS Missouri USS Missouri có đại diện của các nước Mỷ, Nhật, Anh , Pháp, Liênsô, Trung hoa Quốc gia, Canada, Úc, tân tây Lan, Hòa lan và Bắc ái nhỉ Lan. Tình hình tại Việt nam - Sau khi Nhật đầu hàng, Vua Bảo Đại thành lập chánh phủ độc lập Quốc gia Việt nam phái thủ tướng Trần Trọng Kim ra Hà nội trình diện nội các tại nhà hát lớn Hà nội ngày 17 tháng 8 năm 1945. - Với sự hổ trợ của Liên Sô và Trung Cộng, Việt Minh do Hồ Chí Minh lảnh đạo có kế hoạch cướp chánh quyền bằng bạo lực - Ngày 17 tháng 8 tại nhà hát lớn HN, nhạc sĩ Phạm Duy cướp microphone trong lúc công chức đang tiếp đón thủ tướng T.T. Kim. Phạm Duy hát bài "Tiến Quân ca" lần đầu tiên. (Nay là Quốc ca của CSVN) - Hai ngày sau, 19 tháng 8 cũng tại nhà hát lớn, Việt Minh vủ trang cho nổ súng thị uy và trên balcon lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện. Văn Cao giựt microphone hát bản "Tiến quân ca" lần thứ nhì. - Nguyển Hửu Đang được lệnh của Hồ Chí Minh tổ chức gấp buổi lể "tuyên ngôn Độc Lập" và Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hồ Chí Minh đọc bản "tuyên ngôn Độc lập" dịch từ tiếng Anh của cơ quan tình báo Mỷ OSS của Thomas Jefferson (tuyên ngôn độc lập của Hoa kỳ năm 1774) Trở lại vấn đề Lịch sử mà đảng CSVN viết sai, dối trá về việc "NHỜ CÓ LIÊN SÔ ĐÁNH MÀ NHẬT BẢN ĐẦU HÀNG" (!) Đảng CSVN gian dối để tâng bốc quan thầy Nga Sô và đánh lừa nhân dân Việt nam cũng như sinh viên học sinh trong báo chí và sách giáo khoa. Nhà thơ Nguyển Chí Thiện am tường về lịch sử thế giới nên đã dạy học sinh những sự thật về những điều tôi viết phía trên. Hậu quả tai hại xảy đến cho ông về việc nói ra những điều trung thực trong lịch sử: ông bị giam vào ngục tù trong khoảng thời gian dài hàng nhiều thập niên. Người ta không thể tìm thấy bất cứ lời hoa mỹ, khó hiểu hay cách dùng một thủ thuật ước lệ, ẩn dụ hay tự trào nào trong cả tập thơ Hoa Địa Ngục. Với Nguyễn Chí Thiện ông làm thơ với một mục đích duy nhất: tố cáo sự tàn ác của các nhà tù cộng sản mà ông là nhân chứng sống. Bài thơ mang tên “Thơ của tôi” được sáng tác vào năm 1970 khẳng định thơ của ông không phải là thơ theo định nghĩa thông thường: Thơ của tôi không phải là thơ Mà là tiếng cuộc đời nức nở Tiếng cửa nhà giam ngòm đen khép mở Tiếng khò khè hai lá phổi hang sơ Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ Tiếng răng lạnh đập vào nhau khổ sở Tiếng dạ dày đói lả bóp bâng quơ Tiếng tim buồn thoi thóp đập bơ vơ Tiếng bất lực trước muôn ngàn sụp lở Toàn tiếng của cuộc đời sống dở Và chết thời cũng dở, phải đâu thơ! (1970) Mời đọc và nghe bài trên RFA "Hoa địa ngục" rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/the-flowers-of-hell-ml-10062012085543.html Chú thích: (1) Milestones: 1937-1945 The Potsdam Conference, 1945: The Big Three Soviet leader Joseph Stalin, British Prime Minister Winston Churchill, and U.S. President Harry Truman--met in Potsdam, Germany, from July 17 to August 2, 1945, to negotiate terms for the end of World War II. After the Yalta Conference of February 1945, Stalin, Churchill, and U.S. President Franklin D. Roosevelt had agreed to meet following the surrender of Germany to determine the postwar borders in Europe. Germany surrendered on May 8, 1945, and the Allied leaders agreed to meet over the summer at Potsdam to continue the discussions that had begun at Yalta. Although the Allies remained committed to fighting a joint war in the Pacific, the lack of a common enemy in Europe led to difficulties reaching consensus concerning postwar reconstruction on the European continent. (2) The treaty was signed in Moscow on April 13, 1941, by Foreign Minister Yosuke Matsuoka and Ambassador Yoshitsugu Tatekawa for Japan and Foreign Minister Vyacheslav Mikhailovich Molotov for the Soviet Union. (3) Soviet Declaration of War on Japan[8] London, Aug., 8, 1945 (4) Aug 06, 1945. Atomic bomb "little boy" dropped on Hiroshima (5) Soviet Union began on August 9, 1945, with the Soviet invasion of the Japanese puppet state of Manchukuo. The Soviets terminated Japanese control of Manchukuo, Mengjiang (inner Mongolia), northern Korea, southern Sakhalin, and the Kuril Islands. The Japanese were caught completely by surprise when the Soviets declared war an hour before midnight on 8 August 1945, and invaded simultaneously on three fronts just after midnight on 9 August. Combatant forces. - On 15 August, six days after the bombing of Nagasaki, Japan announced its surrender to the Allies, signing the Instrument of Surrender on 2 September, officially ending World War II - On September 2 he Japanese Instrument of Surrender was the written agreement that enabled the surrender of the Empire of Japan, marking the end of World War II. It was signed by representatives from the Empire of Japan, the United States of America, the Republic of China, the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, the Union of Soviet Socialist Republics, the Commonwealth of Australia, the Dominion of Canada, the Provisional Government of the French Republic, the Kingdom of the Netherlands, and the Dominion of New Zealand on the deck of USS Missouri in Tokyo Bay on September 2, 1945. USS Missouri and Tokyo Bay celebrating the signing, September 2, 1945.
Posted on: Mon, 01 Jul 2013 20:06:41 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015