Khổng Tử ! 1.Dạy về con trai. Đạo làm trai phải - TopicsExpress



          

Khổng Tử ! 1.Dạy về con trai. Đạo làm trai phải biết Tam Cương, Ngũ Thường. Đức Tính tốt của người con trai theo quan niệm Nho Giáo gồm: Tam Cương Quân - thần (Vua - tôi) Phụ - tử (Cha - con) Phu - phụ (Chồng - vợ) Cương nghĩa là giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên). Tam cương là ba mối quan hệ căn bản của xã hội. Không nên lầm lẫn với khái niệm quân - sư - phụ. Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung (Vua xử tôi chết, tôi không chết, tôi không trung) (chú thích: Câu trên chỉ là quan điểm của Nho Gia (người theo Nho Học), được xuất phát từ thời Hán Vũ Đế, do một Nho Gia tên Đổng Trọng Thư đã tạo ra hầu "mượn danh Khổng Tử" để bảo vệ trung ương tập quyền... xin đọc thêm tác phẩm Cửa Khổng của Kim Định tại Thư Quán VN và tác phẩm của Giáo Sư H.G Creel : The Chinese Thought: From Confucius to Mao Tse Tung) Thầy đây là người dạy ta đạo lý, lý lẽ, cách sống. Cho nên ta phải yêu mến Thầy. Cho nên có câu Nhất tự vi sư, Bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, Nửa chữ cũng là thầy) Cha là người đã nuôi mình khôn lớn và cũng là người có uy quyền tuyệt đối trong gia đình. Cho nên có câu: Phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu (Cha xử con chết, con không chết, con không Hiếu) Ngũ Thường Nhân (Nhân Từ) Lễ (Lễ Độ) Nghĩa (Trọng Nghĩa) Trí (Thông Minh), Tín (Thành Tín) 2.Dạy về con gái. Phẩm Hạnh của người con gái phải biết đến. Đức Tính tốt của người con gái theo quan niệm Nho Giáo gồm: Tam Tòng Tại gia tòng phụ (Ở nhà thờ cha), Xuất giá tòng phu (Về nhà chồng thờ chồng), Phu tử tòng tử (Chồng chết ở với con) Tứ Đức Công (Công Việc), Ngôn (Lời Nói), Dung (Nhan Sắc), Hạnh (Đức Tính) Là một người con trai tốt, con gái tốt phải hiểu đạo lý Trai trung nghĩa không theo hai Chúa, Gái tiết liệt không thờ hai Chồng 3.Một số danh ngôn khác Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị Gỗ mục không thể khắc Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng Muốn biết người phải nghe họ nói Dụng nhân như dụng mộc Càng lên cao, chân trời càng xa, tầm mắt càng rộng Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng, vì rượu đã làm cho lắm người gục ngã. Học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phâm biệt cho rõ, làm cho hết sức. Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người. Học đi với hành, không chỉ nói cho qua chuyện Đạo thiên thừa chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời. (Trong việc trị quốc, phải thận trọng không hứa ẩu, biết đãi người hiền, phải được lòng dân) Trị dân dùng pháp chế, hình phạt là chính, dân không dám làm điều phạm pháp, trị dân dùng đạo đức, dùng phép tắc, lòng tốt và nhân cách sẽ cảm hoá được dân Ngẫm nghĩ việc xưa để hiểu việc nay, hành vi đáng làm thầy người khác Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật là biết Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc Không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy Bản thân là điều phải, không ra lệnh người cũng nghe; không đúng thì có ra lệnh người cũng không nghe Tụ họp nhau cả ngày, nói năng tào lao, làm những điều nhỏ mọn, nguy lắm thay! Sinh ra mà đã biết, là bậc tiên; học rồi mới biết, là bậc thứ; gặp cảnh khốn nạn rồi mới chịu học, lại còn thấp hơn nữa. Thấp nhất là gặp cảnh khốn nạn rồi mà vẫn không chịu học No cơm rửng mỡ chẳng có gì để làm. So với giới cờ bạc, họ còn tệ hơn nữa, vì ít ra giới cờ bạc cũng có việc để làm Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học. Bạn bè giúp ích cho ta có ba hạng, bạn bè làm hại ta cũng có ba hạng. Bạn ngay thẳng, bạn rộng lượng, bạn nghe biết nhiều, là những người bạn giúp ích cho ta. Bạn vờ vĩnh, bạn khéo chiều chuộng, bạn khéo nói, là những kẻ làm hại ta Có ba điều ưa thích có ích, có ba điều ưa thích có hại. Ưa thích lễ nhạc đúng nghi tiết, ưa thích điều thiện của người đạo đức, ưa thích được nhiều bạn hiền, ba điều đó là có ích. Ưa thích thú vui quá đáng, ưa thích chơi bời phóng túng, ưa thích yến tiệc, ba điều đó là có hại vậy.
Posted on: Sun, 29 Sep 2013 14:55:37 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015