Liechtenstein Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Fürstentum - TopicsExpress



          

Liechtenstein Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Fürstentum Liechtenstein Flag of Liechtenstein.svg National Coat of arms of Liechtenstein.svg Quốc kỳ Huy hiệu Vị trí của Công quốc Liechtenstein Khẩu hiệu "Für Gott, Fürst und Vaterland" "Vì Chúa, Chức vương và Tổ quốc" Quốc ca Oben am jungen Rhein ("Trên sông Rhine xanh") Hành chính Chính phủ quân chủ lập hiến Vương công Phụ chính Thủ tướng Hans-Adam II Alois Otmar Hasler Ngôn ngữ chính thức tiếng Đức Thủ đô Vaduz Thành phố lớn nhất Schaan Địa lý Diện tích 160 km² Diện tích nước không đáng kể % Múi giờ CET (UTC+1); mùa hè: CEST (UTC+2) Lịch sử Độc lập Dân cư Dân số ước lượng (2007) 35.365 người (hạng 204) Dân số (2000) 33.307 người Mật độ 221 người/km² (hạng 52) Kinh tế GDP (PPP) Tổng số: 825 triệu Đô la Mỹ Đơn vị tiền tệ Franc Thụy Sĩ (CHF) Thông tin khác Tên miền Internet .li 1. Sử dụng mã số vùng Thụy Sĩ 41 75 đến năm 1999 Công quốc Liechtenstein (tiếng Đức: Fürstentum Liechtenstein), (IPA: [ˈfʏʁstəntuːm ˈlɪçtənʃtaɪn]) là một quốc gia vùng Alps nhỏ bao quanh bởi các nước không giáp biển ở Tây Âu, giáp với Thụy Sĩ ở phía tây và Áo, có thủ đô là Vaduz, thành phố lớn nhất là Schaan. Liechtenstein có tổng sản phẩm quốc nội GDP trên đầu người cao nhất thế giới khi được điều chỉnh bởi sức mua tương đương và có nợ nước ngoài thấp nhất thế giới. Liechtenstein cũng có tỉ lệ thất nghiệp thấp thứ nhì thế giới là 1.5% (thấp nhất là Monaco). Mục lục [ẩn] 1 Lịch sử 2 Chính trị 2.1 Thể chế nhà nước 2.2 Các đảng phái chính trị 2.3 Hiến pháp mới 2.4 Chính sách đối ngoại 3 Địa lý 4 Hành chính 5 Kinh tế 6 Nhân khẩu học 7 Giáo dục - Y tế 8 Văn hóa 9 Xem thêm Lịch sử[sửa] Lâu đài của Bá tước Vaduz Castle, nay là nơi ở của Hoàng thân Hans-Adam II. Được thành lập năm 814, vùng đất Nam Tước Schellenberg và vùng đất Bá tước Vaduz được Hans - Adam I, vua Liechtenstein mua lại vào năm 1699 và năm 1712. Hoàng đế Charles VI của Đế quốc La Mã Thần thánh sáp nhập hai vùng trên lại để lập thành Công quốc Liechtenstein năm 1719. Napoléon cho sáp nhập vào Liên hiệp sông Rhine (1806-1813), rồi đến Liên hiệp Đức (1815-1866). Từ khi thông qua Hiến pháp năm 1921, Công quốc Liechtenstein liên kết với Áo thông qua thỏa ước về đồng minh quan thuế (1876-1918) và kí một hiệp định chung về ngoại giao, tiền tệ, thuế quan và bưu điện với Thụy Sĩ (1921-1924). Năm 1984, Thái tử Hans-Adam II lên nối ngôi. Năm 1986, quyền bỏ phiếu của phụ nữ được thông qua. Liechtenstein gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1990 và Liên minh Mậu dịch tự do châu Âu năm 1991. Vua Liechtenstein: Dietrich de Leutsorff: ? - 1112 Hugo de Leutsorff: 1112 - 1130 Hugo: 1130 - 1156 Dietrich: 1156 - 1192 Dietrich I: 1192 - 1209 Heinrich I: 1209- 1266 Heinrich II: 1266 - 1305 Hartneid II: 1305 - 1359 Georg I: 1359 - 1395, quyền Hoàng thân Johann I: 1395 - 1397 Hartneid III: 1359 - 1376 Johann II: 1376 - 1412 Heinrich V : 1412 - 1418 Georg IV: 1418 - 1444 Georg V: 1444 - 1484 Hartmann I: 1484 - 1539 Georg Hartmann: 1539 - 1562 Hartmann II: 1563 - 1585 Karl I: 1608 - 1627 Karl Eusebius: 1627 - 1684 Hans-Adam I: 1699 - 1712 Joseph Wenzel I: 1712 - 1718 Anton Florian: 1718 - 1721 Joseph Johann Adams: 1721 - 1732 Johann Nepomuk Karl: 1732 - 1748 Joseph Wenzel I: 1748 - 1772 Franz Joseph I: 1772 - 1781 Alois I: 1781 - 1805 Johann I Joseph: 1805 - 1836 Aloys II: 1836 - 1858 Johann II: 1858 - 1929 Franz I: 1929 - 1938 Franz Joseph II: 1938 - 1989 Hans-Adam II: 1989 - nay Chính trị[sửa] Tòa nhà chính phủ Liechtenstein ở Thủ đô Vaduz. Thể chế nhà nước[sửa] Liechtenstein theo chế độ Quân chủ lập hiến. Đứng đầu nhà nước là Hoàng thân. Quốc hội có nhiệm kỳ 4 năm, gồm một viện với 25 nghị sĩ được bầu trực tiếp. Liechtenstein không có quân đội, chỉ có lực lượng cảnh sát với 26 người. Các đảng phái chính trị[sửa] Từ khi tuyên bố độc lập đến nay, Liechtenstein có 2 đảng chính, đó là Đảng Nhân dân tiến bộ (FBPL) và Đảng Liên minh yêu nước (VU). Trong lịch sử, hai đảng này luôn liên minh với nhau trong Quốc hội, thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc để chống lại ý đồ sát nhập Liechtenstein vào Áo của Hitler. Chính phủ liên minh này tồn tại gần 60 năm, cho đến sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 1997. Tại cuộc bầu cử tháng 2 năm 2009, Đảng Liên minh yêu nước đạt 47,6% số phiếu, tương đương 13 ghế trong Quốc hội, lên cầm quyền. Đảng Nhân dân tiến bộ chỉ đạt 43,5% số phiếu và được 11 ghế. 1 ghế còn lại thuộc về Đảng tự do. Hiến pháp mới[sửa] Trong một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc vào tháng 3 năm 2003, gần hai phần ba số cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ hiến pháp mới do Hoàng thân Hans-Adam II đề xuất để thay thế Hiến pháp 1921. Hiến pháp được đề xuất đã bị chỉ trích bởi nhiều người, bao gồm cả Hội đồng châu Âu về nhiều khoản của Hiến pháp mới như mở rộng quyền hạn của chế độ quân chủ (tiếp tục quyền phủ quyết luật pháp, và cho phép Hoàng thân có quyền giải tán chính phủ hoặc bất kỳ bộ trưởng nào). Chính sách đối ngoại[sửa] Trước 1989, Liechtenstein chỉ có quan hệ ngoại giao chính thức với Thụy Sĩ, Áo và Toà thánh Vatican. Sau khi Hoàng thân Hans-Adam II lên nắm quyền (tháng 11 năm 1989), quan hệ ngoại giao của Liechtenstein được mở rộng đáng kể và cho đến nay, Liechtenstein đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 100 nước trên thế giới. Năm 1990, Liechtenstein trở thành thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, Liechtenstein còn là thành viên của Hội đồng Châu Âu, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) và nhiều tổ chức quốc tế khác. Kể từ sau Thế chiến thứ 2, Liechtenstein phụ thuộc vào Thụy Sĩ cả về đối nội và đối ngoại. Đại diện ngoại giao của Liechtenstein ở nước ngoài do các đại sứ Thụy Sĩ kiêm nhiệm và qua đó Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ thông báo mọi thông tin cho Chính phủ Liechtenstein biết. Địa lý[sửa] Sông Rhine biên giới tự nhiên của Liechtenstein và Thụy Sĩ. Công quốc Liechtenstein là quốc gia nói tiếng Đức nhỏ nhất thế giới với diện tích 160 km², nằm ở Trung Âu, xen giữa Thụy Sĩ và Áo. Lãnh thổ gồm một phần đất nhỏ ở vùng trung tâm dãy Alpes và vùng đất bồi, phía bờ phải sông Rhine và có dân số hơn 35.000 người. Liechtenstein nằm ở thượng lưu sông Rhine thuộc thung lũng dãy Alps miền trung của châu Âu, có chung biên giới phía đông với Áo, phía nam và phía tây với Thụy Sĩ. Toàn bộ biên giới phía tây của Liechtenstein được hình thành bởi sông Rhine. Chiều dài từ nam tới bắc đất nước là khoảng 24 km (15 dặm). Điểm cao nhất của Liechtenstein đỉnh Grauspitz cao 2.599 m (8.527 ft). Hành chính[sửa] Liechtenstein được chia thành 11 công xã gồm : Balzers, Eschen, Gamprin, Mauren, Planken, Ruggell, Schaan, Schellenberg, Triesen, Triesenberg, Vaduz. Kinh tế[sửa] Nền kinh tế của Liechtenstein chủ yếu là công nghiệp, nhưng công nghiệp theo cách nhập nguyên liệu về gia công chế biến. Liechtenstein sản xuất những phụ tùng lắp ráp (chủ yếu dùng để xuất khẩu), điện tử, gốm sứ, tân dược, máy in, văn phòng phẩm, làm răng giả. Cả nước có 35 xí nghiệp phần lớn là các chi nhánh của các công ty Thụy Sĩ với số nhân công khoảng 4.000 người. Nông nghiệp tự cung tự cấp 14%, chủ yếu là chăn nuôi, trồng nho và lúa mì. Nguồn thu nhập của đất nước chủ yếu từ xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, thuế (của 15.000 công ty nước ngoài đăng ký ở Vaduz), sản xuất tem phục vụ khách du lịch. Kinh tế du lịch mang lại cho cư dân công quốc này nguồn thu nhập cao nhất thế giới. Nhân khẩu học[sửa] Liechtenstein là quốc gia nhỏ thứ tư của châu Âu, sau Vatican, Monaco, San Marino. Dân số Liechtenstein chủ yếu nói tiếng Alemanni. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Đức, tiếng Alemanni, một số phương ngữ của tiếng Đức như tiếng Triesenberg, một phương ngữ được nói tại các đô thị. Theo cuộc điều tra dân số 2000, 87,9% dân số là Kitô hữu, trong đó 78,4% theo Công giáo La Mã, trong khi khoảng 8% là Tin Lành. So với cuộc điều tra dân số năm 1990, tỷ lệ phần trăm của các Kitô hữu đã giảm, trong khi người Hồi giáo và không tôn giáo tăng gấp đôi kích thước. Theo một báo cáo 2009 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, người Hồi giáo chiếm khoảng 4,8% dân số. Giáo dục - Y tế[sửa] Ở Liechtenstein, giáo dục là bắt buộc và miễn phí trong 8 năm học (từ 7 đến 16 tuổi). Học sinh tốt nghiệp có thể vào dự bị đại học hoặc trường hướng nghiệp. Trình độ giáo dục ở Liechtenstein khá cao đối với mọi bậc học. Nhiều sinh viên đi du học ở Áo và Thụy Sĩ. Y tế Chăm sóc sức khỏe cộng đồng khá tốt. Liechtenstein chỉ có một bệnh viện nhỏ. Chính phủ cung cấp bảo hiểm để người dân có thể sang Áo và Thụy Sĩ chữa bệnh. Ngoài ra, còn có chương trình bảo hiểm dành cho người già, người tàn tật; chương trình trợ cấp xã hội và thất nghiệp. Mọi người dân Liechtenstein đều bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế.
Posted on: Sun, 11 Aug 2013 11:24:57 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015