MAR 15 Châm Ngôn 29:18 Châm ngôn 29:18 “Đâu thiếu sự - TopicsExpress



          

MAR 15 Châm Ngôn 29:18 Châm ngôn 29:18 “Đâu thiếu sự mặc thị, dân sự bèn phóng tứ; Nhưng ai giữ gìn luật pháp lấy làm có phước thay!” Bạn cần Lời của Đức Chúa Trời. Câu châm ngôn nầy là một sự nhắc nhớ rất lớn. Kinh thánh, là kinh điển được Đức GIÊHÔVA cảm thúc, là Đức Chúa Trời chơn thật duy nhứt, rất là quan trọng dành cho bạn. Không có sự khải thị ý muốn của Đức Chúa Trời, nhân loại sẽ rơi vào chỗ dốt nát và sẽ tự hủy diệt. Các trường hợp cá nhân rối loạn chức năng hết thảy đều đang ở chung quanh bạn. Đức Chúa Trời không bao lâu nữa sẽ hủy diệt thế gian vì cớ sự loạn nghịch điên rồ của nó. Chễnh mãng đối với Kinh thánh sẽ đem lại nguy hiểm cho chính bạn. Sự phu phỉ và tình trạng hạnh phúc có được là do tuân giữ các điều răn của Đức Chúa Trời, chỉ có thể tìm được chúng là do chú ý đến Kinh thánh. Sự thành công và sự thịnh vượng của bạn nương vào việc bạn có một sứ điệp đến từ Đức Chúa Trời. Bài học của câu châm ngôn nầy rất là đơn sơ, nhưng hầu hết đều bị lạc sai bởi lối giải thích giả dối và ứng dụng điên rồ. Khẩu súng thuê mướn mà vị Mục sư đầy tham vọng mang bên hông nói cho hội thánh biết: “Muốn trở thành một hội thánh to lớn, bạn cần phải suy nghĩ cho lớn lao. Nếu bạn muốn phát triển, thế thì bạn cần phải suy nghĩ đến sự tăng trưởng. Nếu bạn muốn tăng gấp ba lần số người nhóm lại trong hai năm, thế thì bạn phải xây dựng khán thính đường có tầm cỡ đó. Nếu bạn có thể mơ như thế, bạn có thể tin như thế. Nếu bạn có thể tin như thế, bạn có thể đạt được như thế”. Vị Mục sư ấy mở phần trượt PowerPoint kế đó rồi tuyên bố: “Đức Chúa Trời nhất trí. Kinh thánh chép: ‘Đâu thiếu sự mặc thị, dân sự bèn phóng tứ’. Hỡi dân sự, hãy tiếp thu sự mặc thị đi! Hãy tiếp lấy sự mặc thị tăng gấp ba kích cở ngôi nhà thờ nhỏ bé của quí vị đi!” Hãy ký tên vào tấm thiệp hứa hẹn hôm nay, và hãy giúp cho vị Mục sư của bạn nhận lấy thế chấp nhiều triệu đôla! Bạn cần một sự mặc thị, vì vậy hội thánh của bạn sẽ chẳng héo hon rồi biến mất đâu. Ai chưa nghe thấy âm vang nầy: “Đâu thiếu sự mặc thị, dân sự bèn phóng tứ”? Lời lẽ của câu châm ngôn nầy ai cũng biết cả, nhưng ý nghĩa thật thì ít có người biết lắm. Đây là một trong những câu dễ bị lạm dụng nhất trong Kinh thánh. Đây là âm vang của lời nói mà chẳng mấy ai quan tâm đến ý nghĩa của lời nói. Lạy Chúa, xin cứu chúng con ra khỏi tình trạng dốt nát và cách sử dụng thiếu nghiêm túc Lời Kinh thánh của Ngài. Câu châm ngôn nầy thường bị lạm dụng để lôi kéo các nhà thờ vay mượn các số tiền lớn cho những dự án xây dựng không cần thiết. Sự “mặc thị” là một chương trình phát triển nhà thờ theo kích cở; và “phóng túng” đang tiếp diễn trên chính đường chạy với một ngôi nhà thờ đã mua và đã trả tiền. Đúng là trò hề trong sự giải nghĩa Kinh thánh! Nguyện Đức GIÊHÔVA chúc phước cho bạn đọc và hiểu ý nghĩa của câu châm ngôn nầy, như Exơra đã đọc và cắt nghĩa cho dân Israel nghe vậy (Nêhêmi 8:8). Thường thì trong sách Châm ngôn, hình thức tương đối cho chúng ta biết rằng “mặc thị” là lắng nghe và đọc Lời của Đức Chúa Trời. Một người sống phước hạnh được đối chiếu với kẻ bị mất, và luật pháp của Đức Chúa Trời được đối chiếu với “không có khải thị”. Chẳng có điều gì ở đây nói về việc ước mơ hay các chương trình xây dựng cả. Bài học là đơn sơ song đầy quyền lực. Lời của Đức Chúa Trời là một nguồn phước rất lớn, và vâng theo Lời ấy chính là cơ sở cho tình trạng hạnh phúc thật: nhưng nơi nào Lời của Đức Chúa Trời không được rao giảng, dân sự sẽ ngã chết trong dốt nát và dại dột từ chỗ đói kém tri thức. Lạy Chúa, xin cứu chúng con ra khỏi đống đổ nát đó! Có nhiều lần Đức Chúa Trời cất Lời Ngài ra khỏi dân sự Ngài. Hãy xem xét thời buổi của Samuên, ông đã xức dầu cho David làm vua trên Israel. Lời của Đức GIÊHÔVA, hay một sự khải thị từ Đức Chúa Trời, rất hiếm hoi vào thời buổi ấy, và Lời ấy được gọi là khải thị, như trong câu châm ngôn nầy. Nói chung, Đức Chúa Trời không bày tỏ chính mình Ngài và ý muốn của Ngài ra cho Israel mãi cho tới chừng Samuên hiện đến (I Samuên 3:1). Đức Chúa Trời cũng cất Lời của Ngài đi ở nhiều thời điểm khác. Dưới thời Asa, dân tộc đã trải qua một thời gian dài mà chẳng có một thầy tế lễ dạy dỗ hay luật pháp của Đức Chúa Trời (II Sử ký 15:3). Và trong đời trị vì của Giôsia, luật pháp của Đức Chúa Trời, đã bị thất lạc, đã tìm được trong lúc tu sửa đền thờ (II Sử ký 34:14). Trong khi ở tại xứ Babylôn, Đức Chúa Trời cũng cất lời Ngài đi khỏi Israel (Êxêchiên 7:26; Ca thương 2:9). Chúa Jêsus đã nhìn thấy chính đồng bào của Ngài, không có sự giảng dạy trung tín, như chiên không có người chăn (Mathiơ 9:36). Không có Lời của Đức Chúa Trời giải cứu mình, con người sẽ thờ lạy mấy cây trụ tổ vật, thôi không đánh đòn con trẻ, dạy dỗ về sự đầu thai, tin mình xuất thân từ loài khỉ, dâng con trẻ làm của lễ thiêu, ăn của cúng thần tượng, hôn hòn đá tại Mecca, thờ lạy con bò đực, thiêu goá phụ trên giàn hoả, phá thai, thiết lập hôn nhân đồng tính, và còn nhiều nữa. Không có Lời của Đức Chúa Trời, con người phiêu bạt trong con đường tri thức rồi ở lì mãi trong hội chúng của kẻ chết, hư mất ở đó dưới mọi ảo tuởng của Satan (Châm ngôn 21:16; Công Vụ các Sứ Đồ 26:16-18; Êphêsô 2:1-3). Hãy xem xét phần lịch sử hiện đại và nơi có cấp độ tự do lớn nhất của con người, cuộc sống thịnh vượng, và dân chúng hạnh phúc đã tồn tại – ở đó Kinh thánh được đem ra dạy dỗ. Khi Phaolô giảng dạy ở Líttrơ và Athen, ông giải thích rằng Đức Chúa Trời đã để cho dân Ngoại ăn ở theo các đường lối dốt nát của chính họ mà không có Lời của Ngài trong nhiều thế hệ, nhưng giờ đây Ngài truyền cho con người phải ăn năn về tình trạng dốt nát của họ (Công Vụ các Sứ Đồ 14:11-18; 17:22-31). Không có Kinh thánh, con người sẽ với dã tâm tham lam chạy ùa vào chỗ xấu xa nhất của cuộc sống (Êphêsô 4:17-19). Trong thế giới ngày nay, nhiều nơi trong đó đã đóng kín cửa đối với việc đọc và giảng dạy Lời của Đức Chúa Trời. Lời Chúa nói chung bị cấm đoán trong các quốc gia theo Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo, và nhiều quốc gia khác nữa. Khi Lời Chúa không được đọc và không được giảng dạy, con người chịu khổ với tình trạng dốt nát và điên rồ trong nhiều kiểu cách. Không có Lời của Đức Chúa Trời, các quốc gia đó “không có sự trông cậy” về mặt tôn giáo (Êphêsô 2:12; Giăng 4:22; I Têsalônica 4:13), và họ không đạt tới một lượng tiến bộ tự nhiên nào cả (Châm ngôn 8:1-31). Một phần sáu thế giới là Thiên Chúa giáo, mãi cho tới mới đây, các thuộc viên của nó đã không được phép đọc Kinh thánh. Lễ Mass – lễ nầy duy nhứt tiếp xúc với Kinh thánh – đã được thực hiện bằng tiếng Latinh! Đúng là tình trạng dốt nát mê tín dị đoan! Và điều nầy nằm trong danh nghĩa tôn giáo Cơ đốc! Hãy so sánh một quốc gia Thiên Chúa giáo với những nước ở chung quanh nó xem, và sự hư mất do dốt nát hoàn toàn có thể nhìn thấy được. Một khi họ không nhận lãnh tình yêu của lẽ thật, Đức Chúa Trời bỏ họ cho những ảo tưởng (II Têsalônica 2:9-12). Lối luận lý thật là đơn giãn. Ơn cứu rỗi trong tôn giáo có được là do kêu cầu danh của Đức Chúa Jêsus Christ. Nhưng làm sao họ kêu cầu được nếu không tin? Và làm sao họ tin nếu chưa nghe? Và làm sao họ nghe nếu không có một nhà truyền đạo? Và làm sao họ rao giảng nếu chẳng có ai được sai đi? Đức Chúa Trời sẽ cất đi Lời của Ngài ra khỏi một thế giới đã chối bỏ nó (Rôma 10:13-17). Chúa cảnh cáo, một trong những sự phán xét của Ngài là cất đi Lời của Đức Chúa Trời rồi để cho con người đói khát Ngài và Kinh thánh. Đức GIÊHÔVA phán: “Dân ta bị diệt vì cớ thiếu sự thông biết” (Ôsê 4:6). Ông mô tả cơn đói kém Ngài sẽ mang lại trên xứ: không phải đói về bánh, mà là đói về việc nghe Lời của Đức Chúa Trời (Amốt 8:11-12). Lạy Chúa, xin cứu chúng con! Nước Mỹ đang ở trong một tình trạng như thế. Nó đầy dẫy những thời điểm sa sút trong những ngày sau rốt, mà Phaolô đã nói tiên tri trong một lời cảnh cáo với Timôthê (II Timôthê 3:1-5). Mặc dù có một sự bùng nổ thông tin với đà gia tăng tri thức, chẳng có một khả năng nào để nhận dạng hay tiếp thu chân lý (II Timôthê 3:6-7). Phần lớn Cơ đốc nhân và các nhà thờ của nó đang suy nghĩ, tìm kiếm, và hành động giống như những kẻ tà giáo thế gian. Hạng giáo sư giả có ở khắp mọi nơi, lừa đảo và đang dối gạt (II Timôthê 3:8-13). Hầu hết Cơ đốc nhân đều bực bội với đạo thật và lẽ thật, và họ trả tiền cho các giáo sư và những người lo bộ môn giải trí, hạng người ấy sẽ gãi đúng chỗ ngứa cho hai lỗ tai của họ cùng đồn đãi những chuyện bịa các bà già (II Timôthê 4:3-4). Sự rao giảng thật bị xem khinh giống như một sinh hoạt tiêu cực, lỗi thời và nhàm chán. Bộ môn giải trí đang thống trị! Chẳng còn có một khải thị nào nữa hết! Nước Mỹ đang ở giữa một cơn đói kém đối với Lời của Đức Chúa Trời. Con người đang sống trong loại đời sống rối loạn chức năng và lầm lạc rồi hư mất trong sự dại dột và dốt nát. Một vài Cơ đốc nhân thành thực trên khắp xứ sở đang đói khát muốn nghe và hiểu Lời của Đức Chúa Trời, nhưng họ không thể tìm được Lời ấy đang được chuyển tải ở chỗ nào. Nhầm lẫn và sai trái đang ngự trị trên bất kỳ và trên từng đối tượng một. Phần chú trọng đang nhắm vào sự tăng trưởng và các chương trình với sự xem khinh Lời của Đức Chúa Trời. Đâu là phương chữa lành? Những người được Đức Chúa Trời kêu gọi phải rao giảng Lời của Đức Chúa Trời một cách trung tín và giáo điều. Kinh thánh có đủ một cách hoàn toàn để giúp cho từng vị Mục sư trung tín sửa soạn trọn vẹn để dạy dỗ dân sự mình trong mọi sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời (II Timôthê 3:14 – 4:2; Giêrêmi 3:15). Với quyển Kinh thánh làm sổ tay của mình, một người trung tín của Đức Chúa Trời có thể hủy diệt những sai lầm và ảo tưởng của bất kỳ người nào, vì Lời của Đức Chúa Trời là búa và là lửa (Giêrêmi 23:28-29). Có phương chữa lành nào khác không? Hãy tôn cao việc rao giảng trung tín Lời của Ngài với một lý trí sẵn sàng và dễ tiếp thu, và đừng xem khinh sự dạy Kinh thánh là lỗi thời (Công Vụ các Sứ Đồ 17:11; I Têsalônica 5:20; Giêremi 6:16; Giuđe 1:4). Hãy từ chối bất cứ động thái nào đối với sự thờ phượng đương thời, và phục hồi sự chú trọng thích đáng vào các sứ điệp sấm sét ra từ Lời của Đức Chúa Trời bởi những vị giáo sư đã được tấn phong. Hãy ôn lại niềm vui mừng lớn lao cùng lễ hội dân tộc của Israel nghe và hiểu sự giảng dạy (Nêhêmi 8:1-12). Có phương chữa lành nào khác không? Hãy chứa Lời của Ngài như của cải quí báu nhất đời nầy, và vui thích trong lời lẽ vinh hiển đến từ thiên đàng (Giêrêmi 15:16; Gióp 23:12; Thi thiên 19:10; 119:72, 103, 111). Hãy khuyến khích Kinh thánh giống như thẩm quyền tuyệt đối và sau cùng trên từng chủ đề, thách thức với thế hệ MTV nầy và nổi ám ảnh của họ với những lời đồn huyển và khoái lạc. Phải biết chắc bạn đang có một phiên bản Kinh thánh mà bạn có thể tin cậy nơi trình độ từ ngữ để tôn vinh Đức Chúa Trời. Bạn có thể làm chi khác nữa không? Hãy hạ mình vâng theo với sự thành thực những gì bạn đã đọc và lắng nghe từ Kinh thánh, chớ không phải vâng theo những nghi thức tôn giáo bề ngoài (Êxêchiên 33:30-33; Luca 8:18). Nguyện những người khác nhìn thấy sự tin quyết chơn thật của bạn về Kinh thánh bởi sự bạn vâng phục đối với Kinh thánh. Còn gì nữa không? Hãy tỏ ra sự vui mừng, bình an, và hy vọng thật trong việc tin tưởng, điều đó sẽ khiến cho nhiều người khác được khích lệ và hỏi han lý cớ về sự bạn trông cậy (Rôma 15:13; I Phierơ 3:15). Những người chịu ảnh hưởng của Đức Thánh Linh vào dịp Lễ Ngũ Tuần không xem nhẹ sự hiện thấy của họ (Công Vụ các Sứ Đồ 2:42-47). Bằng cách tuân theo Kinh thánh và có một đời sống phước hạnh, bạn sẽ làm nhiều việc để khuyến khích nhiều người khác chú trọng đến Kinh thánh. Có phần thưởng rất lớn trong việc có và vâng theo Lời của Đức Chúa Trời (Thi thiên 19:11). Môise đã nói cho Israel biết rằng sự khải thị quí báu mà họ đã nhận được từ Đức Chúa Trời là sự khôn ngoan và tri thức của họ hơn hẳn các dân tộc khác (Phục truyền luật lệ ký 4:5-10), là sự công bình và là phương tiện cho ơn phước của Ngài (Phục truyền luật lệ ký 6:20-25), và ngay cả chính đời sống của họ (Phục truyền luật lệ ký 32:46-67). Xây dựng trên nền đá tảng nầy sẽ sửa soạn tốt cho bạn khi gặp giông tố của cuộc đời, chắc chắn chúng sẽ đến (Luca 6:46-49). Chúa Jêsus phán về sự giảng dạy của Ngài: “Ví bằng các ngươi biết những sự nầy, thì có phước, miễn là các ngươi làm theo” (Giăng 13:17). Ngay cả khi Ngài nói với người đàn bà, việc nghe và giữ theo Lời của Đức Chúa Trời là phước hạnh lớn lao hơn là làm mẹ ruột của Ngài nữa (Luca 8:21; 11:28). Còn Giacơ thì thêm rằng phước cho người nào nghe và làm theo (Giacơ 1:25). Phải biết chắc bạn là một người “làm theo”! Kinh thánh và sự giảng dạy trung tín Lời ấy minh chứng có giá trị cho một người hơn bất kỳ một ơn phước nào khác. Về việc vâng theo Lời của Đức Chúa Trời giải cứu khỏi tình trạng dốt nát và hoạn nạn, dẫn tới sự bình an, thịnh vượng, và khoái lạc cao nhất trong đời nầy, và chứa mọi huấn thị thuộc linh để sửa soạn cho đời hầu đến. Kinh thánh dạy dỗ con người làm thế nào để bước đi với Đức Chúa Trời trong sự tin chắc về sự sống đời đời và mối quan hệ cá nhân với Ngài. Vinh hiển thay! Đức Chúa Jêsus Christ đã sống lại từ kẻ chết và đã thăng thiên ngồi bên hữu tay của Đức Chúa Trời. Ở đó Ngài đã nhận lãnh nhiều ân huệ sâu sắc và có được sự vinh hiển thắng hơn tội lỗi và sự chết, và đổi lại Ngài đã ban bố các ân tứ khả năng và thẩm quyền phục vụ để rao giảng Kinh thánh cho dân sự và các hội thánh của Ngài. Hãy vui mừng lên và hãy vui sướng vì bạn đã nhìn thấy những bàn chơn xinh đẹp (Rôma 10:15; Gióp 33:23-24) và đã nghe được tiếng của sự vui mừng (Thi thiên 89:15; 68:11; Rôma 10:18). Hỡi quí độc giả yêu dấu, có phải bạn ưa thích, tán thưởng, đọc, và vâng theo Kinh thánh như bạn đáng phải có không? Đấy là sự sống của bạn. Không có Kinh thánh, bạn sẽ phóng túng. Chễnh mãng với Kinh thánh thì sự sống và linh hồn đều bị hư mất. Đây là hạnh phúc của bạn. Hãy tôn cao Kinh thánh, đấy là phước hạnh đầy vui mừng của chính đời sống bạn và phước hạnh của chính gia đình bạn. Sự phu phỉ và phước hạnh của bạn trong mọi sự cả thuộc thể lẫn thuộc linh đều nương cả vào quyển Kinh thánh. Đăng 15th March bởi DANH DOAN PHAN Nhãn: Sách Châm Ngôn
Posted on: Wed, 18 Sep 2013 01:32:34 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015