MỘT SỐ KINH NGHIỆM VIẾT TIỂU THUYẾT Nguồn: - TopicsExpress



          

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VIẾT TIỂU THUYẾT Nguồn: Vietvanhay SÁNG TÁC LÀ MỘT CÔNG VIỆC CÓ PHẦN KỸ THUẬT RẤT RIÊNG ĐỐI VỚI MỖI NGƯỜI. CÁCH LÀM VIỆC NÀO ĐÓ TỐT VỚI NGƯỜI NÀY NHƯNG CHƯA CHẮC ĐÃ CÓ ÍCH VỚI NGƯỜI KHÁC. DÙ SAO, NHỮNG KINH NGHIỆM CŨNG CẦN ĐƯỢC TRAO ĐỔI, NẾU KHÔNG HỌC HỎI ĐƯỢC GÌ THÌ CHÍ ÍT CŨNG ĐỂ NHỮNG NGƯỜI SÁNG TÁC THÔNG CẢM, HIỂU BIẾT HƠN VỀ NHAU. NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN NƯỚC NGOÀI VIẾT TIỂU THUYẾT ĐƯỢC GIỚI THIỆU DƯỚI ĐÂY NHƯ MỘT TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO NHỮNG BẠN VIẾT MUỐN ĐI THEO CON ĐƯỜNG SÁNG TẠO TIỂU THUYẾT. Kinh nghiệm viết tiểu thuyết của các nhà văn lớn Orhan Pamuk Tiểu thuyết gia Thổ Nhĩ Kỳ đoạt giải văn học năm 2006 thường sửa đi sửa lại câu đầu tiên của tác phẩm từ 50 đến 100 lần. Điều khó nhất luôn là câu đầu tiên - viết được nó thật nhọc nhằn, Pamuk nói. Pamuk thường viết tay, trên các cuốn sổ có giấy kẻ ô li. Ông viết đầy chữ trên một trang, trang bên kia để trống - tiện cho việc sửa chữa. Nhà văn chuyển những trang đã viết được cho thư ký. Người này nhanh chóng trả lại cho ông bản thảo đã đánh máy. Ông sửa tiếp và chuyển cho thư ký đánh máy lại. Chu trình này lặp đi lặp lai 3 - 4 lần. Tác giả Tên tôi là Đỏ chia sẻ, ông viết bất cứ lúc nào, bất cứ đâu, miễn là có cảm hứng: trên máy bay, trong khách sạn, trên ghế đá công viên. alt Hilary Mantel Viết là điều đầu tiên nhà văn Anh Hilary Mantel muốn làm khi thức dậy vào mỗi sáng, trước cả việc thốt lên một từ nào đó hoặc nhấm nháp một ngụm cà phê. Bà thường viết ra các ý tưởng hoặc ghi lại giấc mơ của mình. Nếu không làm được như thế, tôi sẽ thấy rất khó chịu, bà nói. Mantel là người mê ghi chép. Đi đâu bà cũng mang theo một cuốn sổ tay. Một vài từ ngữ kỳ quặc, một đoạn hội thoại hoặc vài câu tả cảnh... đều được bà ghi lại và lưu giữ một góc trong nhà bếp. Và chúng sẽ không bị vứt đi chừng nào chúng chưa được nhà văn nhét vào một tác phẩm nào đó của bà. Bà từng dành ra 5 năm để nghiên cứu và viết Wolf Hall - cuốn tiểu thuyết vừa đoạt giải Booker 2009. Đây là một tiểu thuyết lịch sử. Vậy nên một trong những thử thách lớn nhất là tạo sự trùng khớp hợp lý giữa những sự kiện hư cấu với các vấn đề lịch sử. Nhằm tránh mâu thuẫn, nhà văn tạo ra các danh thiếp mang tên nhân vật. Mỗi tấm ghi chú thích về mối liên hệ giữa nhân vật và các sự kiện lịch sử. alt Kazuo Ishiguro Tác giả của 6 cuốn tiểu thuyết, trong đó có giải Booker giành cho Remains of the Day thường dành ra 2 năm để sưu tầm tư liệu và một năm để viết mỗi tác phẩm. Vì sáng tác của ông thường được kể từ ngôi thứ nhất, nên giọng kể đóng vai trò quan trọng đối với thành công của cuốn sách. Vì vậy, nhà văn thường thử giọng bằng cách viết một vài chương từ điểm nhìn của các nhân vật khác tôi. Trước khi bắt đầu một bản thảo, Ishiguro thường soạn sẵn các thư mục ghi chú, không chỉ cho cốt truyện mà còn cho các vấn đề liên quan đến giọng trần thuật, cảm xúc hay hồi ức của nhân vật. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng giúp tôi có cơ hội ém cho giọng kể nhiều nét nghĩa để khi nhân vật có thể nói điều này, nhưng độc giả sẽ thu nhận được nhiều điều khác, nhà văn chia sẻ. Nhà văn xếp các ghi chú thành từng tập rồi bắt đầu viết bằng tay. Ông sửa chữa bản thảo bằng bút chì. Sau đó, Ishiguro đánh máy, đọc và gọt dũa lại lần nữa. Có khi, ông cắt bỏ cả một trường đoạn dài tới 100 trang. alt Michael Ondaatje Khổ giấy viết yêu thích của tiểu thuyết gia đoạt giải Booker Michael Ondaatje là 8,5 x 11 inch (21 x 27 cm) của hãng Muji. Ông viết tay, thường dùng kéo, cắt dán các đoạn bản thảo vào với nhau. Có khi một trang cuốn sổ viết của ông dày đến 4 - 5 tầng vì vậy. Từ ngữ không phải là vấn đề thử thách đối với Ondaatje. Điều khó khăn là sắp xếp và viết chúng thành công. Tôi không thể hiểu nổi khái niệm sự bế tắc của nhà văn. Nếu tôi thấy bí ở đoạn nào, tôi bỏ đó, viết sang đoạn khác, ông chia sẻ. Với Ondaatje, cốt truyện thường đến với ông bắt đầu từ một tình huống nhỏ. Còn với tiến trình viết, nhà văn cho biết: Một số nhà văn đã biết câu kết tác phẩm ngay từ khi mới bắt đầu. Tôi thậm chí còn chưa biết câu thứ hai thế nào khi đang viết câu thứ nhất. alt Margaret Atwood Đặt tay trái lên bàn. Để tay phải tự do trong không khí. Ngồi như thế đủ lâu, bạn sẽ có một cốt truyện, Margaret Atwood trả lời cho câu hỏi, làm sao để có ý tưởng viết văn. Nhưng khi được hỏi cuốn tiểu thuyết nào của bà được viết ra từ cách đó, nhà văn trả lời Không, tôi không phải dùng đến cách đó. Atwood, tác giả của 13 tiểu thuyết cùng nhiều tập thơ, truyện ngắn, tiểu luận, rất hiếm khi bế tắc. Khi ý tưởng đến, bà nhanh chóng chép lại nó, vào bất cứ đâu: thực đơn nhà hàng, rìa báo... Rồi từ đó, bà bắt đầu nghĩ về hướng triển khai tác phẩm nhưng thường là chả đúng tẹo nào khi so sánh với tác phẩm đã hoàn thành Nhà văn từng hai lần hủy bỏ toàn bộ bản thảo sau khi đã viết được 200 - 300 trang. Một lần vào những năm 1960 và lần kia vào đầu 1980. alt Nicholson Baker Nicholson Baker thường dậy vào lúc 4h sáng để viết tại nhà riêng của mình ởSouth Berwick, Maine, Mỹ. Ông không bật đèn, ngồi trong bóng tối, đặt màn hình nền laptop màu đen và chọn phông chữ màu xám để giữ nguyên hiện trạng của đêm. Sau vài tiếng viết trong trạng thái mà ông gọi là như trong mơ nhà văn lên giường ngủ tiếp. Ông thức dậy vào lúc 8h30 sáng để sửa chữa bản thảo của mình. Theo Wall Street Journal, Baker đã sáng tác tiểu thuyết đầu tay The Mezzanine bằng cách đọc to những gì mình cần viết vào một chiếc máy ghi âm. Sau đó, ông chuyển 40 giờ của đoạn băng thành 1.000 trang bản thảo. Còn với tác phẩm mới nhất The Anthologist - câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất với người trần thuật là một nhà thơ hạng xoàng - Baker đã đeo râu giả, đội chiếc mũ mềm oặt màu nâu cho giống nhân vật, rồi đặt một chiếc camera trên giá đỡ, ghi lại hình ảnh của mình (trong vai nhà thơ) đang thuyết giảng về thi ca. Nhà văn cho rằng, bằng cách đó, ông sẽ cảm nhận được tâm trạng ủy mị, sướt mướt của nhà thơ nọ. alt Dan Chaon Dan Chaon viết bản thảo trên các tấm thiếp đầy màu sắc ông mua từ Office Max. Ý tưởng cho tác phẩm của Chaon thường đến từ các hình ảnh và cụm từ hơn là từ cốt truyện, nhân vật hoặc bối cảnh. Nhà văn thường ghi lại hình ảnh ngay từ khi chưa có câu chuyện nào liên quan đến nó. Rồi ông nghĩ đi nghĩ lại về hình ảnh đó cho đến khi các nhân vật và cốt truyện dần dà hiện ra. Khi ý tưởng về tác phẩm mới hình thành, đi đâu nhà văn cũng mang theo một túi những tấm thiếp để có thể viết bất cứ đâu. Sau đó, nhà văn đánh máy lại những gì đã được viết. Dan Chaon thường làm việc vào khoảng từ 11h đêm đến 4h sáng. alt Junot Díaz Tôi nghĩ 90% ý tưởng của tôi bị bay hơi vì tôi là người có trí nhớ vô cùng kém nhưng lại không bao giờ chịu ghi chép, tiểu thuyết gia Junot Díaz tâm sự. Nhồi nhét mọi thứ vào đầu tất nhiên là không hay. Một trong những hậu quả của nó là tôi viết rất chậm, nhà văn nói. Díaz từng vứt bỏ 2 bản thảo (tổng cộng hơn 600 trang) cuốn tiểu thuyết The Brief Wondrous Life of Oscar Wao trước khi có được sản phẩm chính thức. Trong quá trình viết, nhà văn thường nghe các bản nhạc phim không lời vì lời hát dễ làm ông bị xao lãng. Mỗi khi muốn tách mình khỏi mọi thứ để tập trung viết, Díaz thường vào nhà tắm, ngồi hàng giờ liền trên bồn cầu. Tôi làm cho vợ cũ của mình phát điên. Mỗi khi tôi cầm một tờ giấy chạy vào WC là cô ấy biết tôi sắp viết văn, nhà văn kể. alt Amitav Ghosh Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Amitav Ghosh là một thất bại thảm hại. Lúc đó, nhà văn đang ở trong độ tuổi 20. Ông mất một năm với bản thảo đầu tay này. Nó chẳng ra gì cả và tôi phải vứt đi, nhà văn kể. Đến nay, ông đã viết được 6 tiểu thuyết trong đó có những cuốn nổi tiếng như Sea of Poppies và The Glass Palace. Nhưng viết, với ông, chẳng bao giờ là một việc dễ dàng. Ghosh thường viết tay, sau đó dùng laptop đánh máy lại. Vào mỗi buổi sáng, ông thường sửa chữa những bản thảo đã được viết ngày hôm trước. Mỗi câu, nhà văn sửa đi sửa lại đến 20 lần. Tác giả Sea of Poppies rất cầu kỳ với mọi thứ liên quan đến viết lách, từ cây bút cho đến loại giấy ông dùng. Nhà văn cho rằng, bút mực màu đen, hiệu Pelikan thích hợp với ông nhất. Còn giấy phải là giấy trắng, có dòng kẻ, do Pháp sản xuất. Nếu bạn thường xuyên viết giấy, bạn sẽ bị ám ảnh cả về khoảng cách giữa các dòng kẻ. Tôi muốn khoảng cách này đủ rộng, Ghosh nói. alt Russell Banks Russell Banks thường viết tiểu luận và các tác phẩm phi hư cấu bằng máy tính. Nhưng nếu viết tiểu thuyết bằng cách đó, ông sẽ tắc tị. Banks chỉ có thể sáng tác văn chương bằng cách viết tay, từ 8h sáng đến 1h30 chiều mỗi ngày. Sau khi hoàn chỉnh bản thảo, nhà văn mới bắt đầu đánh máy và sửa chữa lại. Tiểu thuyết của ông thường được gợi ý bằng một câu hoặc một cụm từ.
Posted on: Mon, 21 Oct 2013 11:26:58 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015