Nay lại được đọc bài "Tương quan giữa Giáo hội - TopicsExpress



          

Nay lại được đọc bài "Tương quan giữa Giáo hội và Nhà nước tại Việt Nam" ngày 18/5/2013 của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, đăng tải trên nhiều trang web Công giáo Việt Nam, như UBCLHB, HĐGMVN, VietCatholic News… Muốn lui vào cõi âm u thầm lặng của tuổi già để chờ tới lượt ra đi, nhưng sức hút của bài "Tương quan…" mạnh đến nỗi không thể nào lặng thinh do đã trót lao vào cái nghiệp dư viết lách vớ va vớ vẩn. Cách đây không lâu, một bài viết khá sâu sắc của một trí thức Công giáo Việt Nam ở Pháp đăng trên mấy trang mạng đón nhận sự đồng tình và khích lệ của độc giả bốn phương. Dầu vậy, vẫn có "người đạo đức" bày tỏ phẫn nộ và cực lực phản đối tác giả "cả lòng ngỗ nghịch phạm đến các đấng làm Thầy", dám "xấc xược" gọi "xách mé" là Hồng y, Tổng giám mục, Giám mục … xóa đi danh hiệu "Đức". Tác giả bài viết ấy đã phải nhọc công phân giải rằng, ông chỉ muốn dành lối xưng tụng "Đức" cho Chúa và Mẹ Maria chứ không cho người còn sống. Dầu vậy, "người đạo đức" vẫn nằn nằn không chấp nhận tội phạm thượng của vị tác giả kia. Bây giờ thì không rõ "người đạo đức" nghĩ sao về câu sau đây trong bài "Tương quan giữa Giáo hội và Nhà nước tại Việt Nam" của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp: "Bất chấp những khó khăn với chính quyền Cách mạng như đa số cơ sở tôn giáo bị trưng thu, Tổng giám mục phó Nguyễn Văn Thuận bị bắt, Đức khâm sứ Tòa Thánh bị trục xuất, Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình vẫn kiên trì đi theo con đường Canh tân, đối thoại, hòa giải và hợp tác." Vô tình hay cố ý, chỉ trong một câu ngắn, ĐC Hợp đã có sự phân biệt: Đức khâm sứ Tòa Thánh và Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình, nhưng… Tổng giám mục phó Nguyễn Văn Thuận. Vạch ra chi tiết "nhỏ nhặt" trên đây, kẻ hèn này không nhằm "vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết" mà chỉ muốn gợi ý "người đạo đức" nên xem lại lời phê phán "đạo đức" của mình, và cũng đề nghi người đạo đức" nên xin ĐC Hợp ban cho một lời dẫn giải về sự thống nhất những cách xưng hô hay xưng tụng trong CGVN. Thật ra, trong chính bài "Tương quan giữa Giáo hội và Nhà nước tại Việt Nam", có lúc Đức Cha Phaolô Hợp cũng bỏ xưng tụng "Đức" với cả TGM Nguyễn Văn Bình và TGM Nguyễn Kim Điền nữa. Xét cho cùng, xưng tụng "Đức" hay không "Đức" với các đấng đâu có gì là quan trọng, phải không? Nội dung chính bài "Tương quan…" của ĐC Nguyễn Thái Hợp mới là điều cần học hỏi. Xin ghi nhận một số trong nhiều điểm nhấn rải rác khắp toàn bài như sau: * "… nhiều vị lãnh đạo ở miền Nam vẫn nhất quyết lấy cuộc chiến vì lý do ý thức hệ để biện minh cho tất cả. Thêm vào đó, các thế lực chính trị đã khéo léo lợi dụng sự đối kháng này để phục vụ cho ý đồ riêng". * Nguy hiểm nhất là các thế lực ngoại bang đều biết khai thác, lợi dụng chiêu bài chống Cộng. Một số người, vì nhiều lý do, đã trở thành lực lượng hậu thuẫn cho họ. Những thân phận ấy bị hút vào cơn lốc "giống như những chiếc lá mà giông bão cuốn lên, tan tác mọi ngã, rồi tự rơi xuống". * "Ở hải ngoại, người ta tặng cho ngài [ĐTGM Nguyễn Kim Điền] danh hiệu ‘Tổng giám mục dũng cảm’ và nhiều phe nhóm chính trị đã triệt để khai thác các bài phát biểu của ngài để đả kích Nhà nước. Quan hệ giữa ngài với chính quyền ngày càng gay gắt hơn. Ngài phải làm việc nhiều lần với công an và bị quản thúc". * "Những lấn cấn đó [những bất công xã hội và gian dối mà các cán bộ cs là tác nhân khiến Giáo quyền phải lên tiếng] làm cho mối tương quan giữa Giáo Hội với Nhà nước tại một địa phương trở nên căng thẳng trong thời gian vừa qua. Nhưng bất chấp những khó khăn và giới hạn nói trên, Giáo Hội Công giáo đã biểu lộ sức sống và tính năng động như chưa từng thấy . Thật vậy, chưa bao giờ Giáo Hội Việt Nam có con số giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sĩ, giáo lý viên… nhiều như hiện nay. Hầu hết các thánh đường và cơ sở cũ đã được trùng tu. Nhiều thánh đường và cơ sở mới đang tiếp tục mọc lên. Các khó khăn và giới hạn về việc tuyển sinh của các Dòng, các Đại chủng viện cũng như việc thụ phong linh mục… trên cơ bản đang được giải quyết. Các Đại chủng viện, các Học viện của các Dòng tu, cũng như các Trung tâm Mục vụ của Giáo phận đang sinh hoạt bình thường." * "Trong một bài phỏng vấn được thực hiện 2 tháng trước khi từ trần, chính ngài [ĐTGM Nguyễn Văn Bình] đã bộc bạch. ‘Thú thật, trước đây vì nghe và đọc thấy là ở Liên Xô và Đông Âu cũ cũng như ở Trung Quốc và miền Bắc xưa kia Công giáo gặp khó khăn, tôi tự nhiên cũng rất sợ Cộng sản’. Và khi được hỏi ‘sau 20 năm hoạt động dưới chế độ Cộng sản, cụ còn sợ Cộng sản nữa không?’, ngài thẳng thắn tra lời: ‘Vẫn còn sợ’. Thế rồi, ngài cho biết nguyên nhân của nỗi sợ này là do: lời nói và việc làm không đi đôi , có nhiều điều thấy dễ ở cấp cao nhưng khó ở cấp dưới, một số vụ việc ‘được xử lý quá mức cần thiết’". * "Trong những năm qua, cộng đồng hải ngoại đã giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam rất nhiều trong việc tái thiết và phát triển. Nhưng một số người luôn muốn lôi kéo Hội đồng Giám mục về phía của họ. Để không trở thành công cụ cho một thế lực chính trị nào, các giám mục thường thận trọng trong các tuyên bố hay Mối tương quan giữa Hội đồng Giám mục với Nhà nước và với cộng đồng Dân Chúa càng trở nên phức tạp". Vân vân và vân vân… Ai chịu khó đọc toàn bài "Tương quan…" chắc có thể nghiệm hết mọi chiều kích của bài ấy! Riêng kẻ hèn này , sau khi đọc "Tương quan…", bỗng nhớ về ba nhân vật thuộc ba thế hệ khác nhau đều xuất thân từ miền Bắc xhcn và sống giữa lòng chế độ CSVN. Cả ba vị đều không hề dính líu tới chính thể Việt Nam Cộng hòa! Chẳng vị nào sinh ra, lớn lên hay sống và làm việc ở Miền Nam Việt Nam. Chẳng có vị nào bị phe "Mỹ-ngụy" tuyên truyền nhồi sọ. Cả ba vị đều nói lên tiếng nói cương trực của mình giữa lòng chế độ CSVN. Chỉ có một vị đến cuối đời (năm 1995) mới phải ra hải ngoại. Tiếng nói của vị này phát ra ngay từ đầu thập niên 1960 ở trong nước (giữa Miền Bắc xhcn) chứ không phải đợi ra hải ngoại mới vung vít. Cho nên, chứng từ của các vị ấy là những chứng từ đáng tin cậy. Đó là Đức Cha Lê Đắc Trọng, có thể coi là thế hệ thứ nhất, Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, thế hệ thứ hai và Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, thế hệ thứ ba. Đức Cha Lê Đắc Trọng (1918-209), Giám mục phụ tá Hà Nội, nhân chứng Công giáo trong cõi thiên đường Cộng sản trước 1975 ở Miền Bắc và sau 1975 trên cả nước. Tác phẩm: Chứng từ của một Giám mục. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (1939-2012), một nhân sĩ trí thức Miền Bắc chấp nhận đối đầu và thách thức nhà cầm quyền CSVN vào thời cực thịnh của chủ nghĩa CS trên đất Bắc và trong thế giới Cộng sản từ Âu sang Á tới Phi châu. Tác phẩm: Hoa địa ngục... Nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên, sinh năm 1983 và lớn lên tại Miền Bắc, theo đuổi nghiệp báo chí trong luồng báo đảng như Vietnam Express, Gia đình & Xã hội… Tác phẩm: Hãy ngẩng mặt… Đức Cha Lê Đắc Trọng Trước tiên xin trân trọng giới thiệu "Chứng từ của một Giám mục", một chứng từ mà Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đánh giá là "Nhẹ nhàng mà sâu lắng. Âm thầm mà mãnh liệt. Thoang thoảng mà thâm sâu". Thử đọc phần ĐC Lê Đắc Trọng đề cập tới hai vị Giám mục Nguyễn Sơn Lâm (Đà Lạt-Thanh Hóa) và Nguyễn Văn Sang (Thái Bình) để thưởng thức phần nào điều mà ĐTGM Ngô Quang Kiệt nhận định trên đây. ĐC Trọng viết: "Về Đức Cha Lâm (Đà Lạt), người ta nói nhà nước không ưa (trước thì ưa, và đã có lần người ta giới thiệu với Đức Cố Hồng Y Trịnh Văn Căn đưa về làm Phó Tổng Giám mục, hồi Đức Cha Sang chưa được chọn) thế mà nghe nói nay sắp được về Thanh Hóa. Trước khi có tin này, nhân viên Bộ Nội Vụ sửng sốt loan báo Đức Giám Hà Nội: ‘Cụ có biết ông Lâm ra Thanh Hóa để làm bàn đạp lên Hà Nội không?..." Đức Cha Trọng viết tiếp: "Có dư luận rằng: miền Bắc nói chung, Hà Nội nói riêng, không thích cho người Nam ra Bắc. Điều đó không đúng. Nếu miền Bắc có sợ thì sợ điều này: ví dụ, Đức Cha Lâm mà mang theo sự nhẹ nhàng, dễ dãi với Đoàn Kết [tức nhóm CG Quốc doanh], dễ thân người quyền thế , thì sợ thật. Đức Cha Sang đi Thái Bình, nhẹ cho Hà Nội một phần, vì ngài nhẹ nhàng dễ dãi với Đoàn Kết mà ở Địa phận Thủ đô thì tai hại cho toàn thể giáo đoàn Việt Nam…" (Sđd, tr. 262-263) Cảnh báo về đòn phép tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước CSVN, ĐC Lê Đắc Trọng viết: "Tôn trọng tự do tín ngưỡng…Lời lẽ tuyên truyền mơ hồ… Tự do tín ngưỡng trong lòng, trong trí, ai muốn tin gì thì tin: cái đó cần gì chính sách. Còn tự do , còn việc tôn giáo , nhưng trong khuôn khổ. Không muốn cho linh mục di chuyển: họ có thể nói, chỗ đó không an ninh, nơi đó đang có bệnh truyền nhiễm". (Sđd, tr. 194). Để cấm cản các linh mục giáo phận Kontum đi làm mục vụ cho người dân tộc trong thời gian gần đây (2012), người ta cũng vin vào cái cớ "an ninh, an toàn" vớ vẩn như vậy! Về thủ đoạn bóp nghẹt tự do tôn giáo của CSVN, Đức Giám mục Lê Đắc Trọng nêu ra một thí dụ khác. "Ví dụ, cấp trên không muốn cho tổ chức lễ nọ kia, hay một vị Giám mục trở về nhiệm sở, cấp dưới bày đủ ra mọi lý do, có khi rất trẻ con, miễn sao ngăn cản được, và nếu thành công, cập dưới được khen thưởng. Nếu không, là tại cấp dưới, bởi đó cấp dưới cố công mà làm cho được. Họ [cấp trên] không nhận trách nhiệm bao giờ , chỉ đương sự [cấp dưới] phải gánh hết" (Sđd, trang 255-256). Đọc "Tương quan…" của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, người đọc khó có thể hiều ngài muốn nói gì ở câu "có nhiều điều thấy dễ ở cấp cao nhưng khó ở cấp dưới". Phải chăng cấp trên dễ dãi, còn cấp dưới bày điều gây khó khăn? Nhận định về chính sách "tôn trọng" và "cởi mở" của CSVN đối với tôn giáo, Đức Cha Lê Đức Trọng quả quyết đó là "một chính sách phá đạo: tô điểm, cổ động các hình thức bên ngoài, rút cái ruột thâm sâu bên trong" (Sđd, tr. 369). Những chuyện "chưa bao giờ Giáo Hội Việt Nam có con số giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sĩ, giáo lý viên… nhiều như hiện nay. Hầu hết các thánh đường và cơ sở cũ đã được trùng tu. Nhiều thánh đường và cơ sở mới đang tiếp tục mọc lên…" Đức Cha Hợp trưng ra ấy là "tô điểm, cổ động hình thức bên ngoài" hay là "rút cái ruột thâm sâu bên trong" ? Người Công giáo Việt Nam, ai chưa đọc "Chứng từ của một Giám mục" của Đức Cha Lê Đắc Trọng, thiết tưởng nên có một quyển để có điều kiện thưởng thức hết cái "Nhẹ nhàng mà sâu lắng. Âm thầm mà mãnh liệt. Thoang thoảng mà thâm sâu" trong tác phẩm mang tính lịch sử sâu sắc ấy. Bởi vì, như Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt bộc bạch trong Lời Giới Thiệu tác phẩm trên, "đó là một tư liệu quí giá về một giai đoạn của lịch sử giáo hội. Và cũng là một lời nhắn nhủ ân cần tha thiết của người đi trước trong buổi giao ca thế hệ". Phải chăng vì chưa có điều kiện tiếp nhận "lời nhắn nhủ ân cần tha thiết của người đi trước trong buổi giao ca thế hệ" , Đức Cha Chủ tịch UBCL&HB/HĐGMVN không chứng minh được mình đã có hay không có tham khảo "tư liệu quí giá về một giai đoạn của lịch sử giáo hội" để hoàn thành bài viết đầy công phu "Tương quan giữa Giáo hội và Nhà nước tại Việt Nam" khiến nhiều chi tiết trong bài đọc lên nghe "thật khó hiểu" đối với dân dã bình thường như kẻ hèn này? Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện Còn đây, lời chứng của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện: "Nằm trong xà lìm, tôi đã lường trước được rằng sẽ có bạn thấy viết về Cộng sản mãi là nhàm chán, nên tôi có làm mấy câu thơ để xin các bạn đó thông cảm cho tôi: Không sống trong lòng Cộng sản Bạn nên thông cảm một điều Chế độ Mác Lê tôi sở dĩ nói nhiều Tới mức phát nhàm, phát chán! Vì thực tế không nhàm, không chán Mà kinh hoàng, ai oán lắm bạn ơi ! Tôi sẽ nói khắp nơi, Sẽ nói suốt đời Nói mãi! (1988). (Hoa địa ngục. Tr. 17 & tr. 383). Vì sao? Vì Cộng sản: Độc quyền ăn Độc quyền nói Bắt dân đói Bắt dân câm Phải âm thầm làm tôi mọi! Cáo hiểm thâm Còn ác tâm Hơn lang sói (1978). (Hoa địa ngục, tr.253-254). Rồi thì nhà thơ tự trách mình đã lầm: Cuộc đời tôi có nhiều thứ lầm lẫn Lầm nơi, lầm lúc, lầm người. Nhưng cái lầm to, uổng phí cả đời Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản (1963) (Hoa địa ngục, tr.104). Nhưng rồi nhà thơ cũng thoát ra khỏi cái lầm và cái ngốc của mình. Bởi vì: Qua kinh nghiệm nhiều năm sống trong lòng Cộng sản, Tôi thấy bản chất của chúng có thể quy vào mấy điểm sau đây: Tàn bạo, yêu gian, phản bạn, lừa thầy Điêu, đểu, tham lam, mặt dầy mày dạn! (Hoa địa ngục, tr. 496). Càng đọc Hoa địa ngục của Ngyễn Chí Thiện, càng có cái nhìn xuyên suốt toàn cảnh hoạt náo nơi thiên đường Cộng sản trên đất nước ta suốt ba phần tư thế kỷ nay. Bây giờ, chúng ta cùng đến với nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên. Hiện tượng Nguyễn Đắc Kiên Nhà báo trẻ tài hoa và đầy dũng khí này có thể coi như là một chàng Phù Đổng của thời đại. Từ một tuổi thơ khiêm tốn lấy ngòi bút làm phương tiện sinh nhai, sai đâu đánh đó trong nghiệp báo – báo đảng, Nguyễn Đắc Kiên bỗng vươn mình, vùng dậy biến ngòi bút của anh thành vũ khí sắc nhọn thách đấu với ngọn giáo tẩm thuốc độc mang tên "ý thức hệ" Cộng sản. Anh bạn Đắc Kiên của chúng ta thẳng thừng vạch trần bộ mặt nham hiểm của nó – ý thức hệ độc tài, độc đảng, vô luân, mang đầy dấu ấn của tội ác: Dưới ngọn giáo mang tên ý thức hệ, đất nước bị cầm tù. ý thức hệ, đấu tố cha ông, bỏ tù mọt gông, bất cứ trái tim nào dám sống. ý thức hệ độc tài, bội phản lẽ nhân sinh. ý thức hệ, đẻ ra những điêu linh, biến bệnh hoạn hóa ra lẽ thường tình. người câm điếc hóa ra người biết sống. quỳ gối, khom lưng ra kẻ ấy thiên tài. đất nước tôi, không còn thấy những hình hài, nói dõng dạc tiếng Con Người, thuở ấu thơ mẹ dạy. Tội ấy phần ai, ngoài mi, ý thức hệ độc tài (Hãy ngẩng mặt, trang 54-55) Với những người Cộng sản không bao giờ thấy mình sai, không bao giờ chấp nhận mình lầm lỗi, kẻ hậu sinh Nguyễn Đắc Kiên thẳng thừng dạy bảo họ: đừng nói với tôi, về hiểu nhầm tai hại. hãy nói thật đi, chúng ta sai. chúng ta sai, như lẽ tự nhiên, như lịch sử ngàn đời có lỗi. có sao đâu, đơn giản, chúng ta sai. quá khứ chấm hết vào hôm nay, và ai cũng biết mai chưa là tận thế. vậy nhận đi, chúng ta sai. chúng ta sai, chúng ta làm lại. cha ông mình đã chẳng làm lại mãi đấy thôi. nhân loại ngàn đời cũng sai và làm lại. sao phải nặng nề, bám víu. chúng ta sai. độc đảng là sai, đa nguyên là tiến bộ, dân chủ tự do là quyền cơ bản Con Người. phản bội lẽ này, chúng ta sai. nhận đi! đừng nói với tôi, về Dân Chủ Tự Do. khi nói thật, vẫn phải ngoái đầu nhìn lại. đất nước mình không có Tự Do… (Hãy ngẩng mặt, trang 46-48). Ngày 25/02/2013, Nguyễn Đắc Kiên, với tư cách nhà báo làm việc ăn lương cho báo Gia Đình & Xã Hội, tung ra "Vài lời với Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng". Bài báo giống như một quả bom tấn trút xuống đầu nhóm lãnh đạo đảng CSVN. Lập tức ngay sau đó, Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc. Nhưng "Vài Lời" của anh làm rung chuyển cả nước, vang dội khắp năm châu và chắc chắn sẽ tồn tại vững bền trong lòng người dân Việt. Nguyễn Đắc Kiên không sợ hỏi thẳng Nguyễn Phú Trọng và các"đồng chí" của ông này: "Các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản, vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?" Cùng với Nguyễn Đắc Kiên, chúng ta cũng hỏi: Thế ra, cái chủ nghĩa cộng sản toàn thế giới (thay vì tư bản phương Tây) giãy chết là do cái gì? Chẳng phải do cái thứ gọi là đạo đức cộng sản tạo cho con người cộng sản lừa lọc gian dối đến nỗi cuối cùng chính nó, cái chủ nghĩa cộng sản tự cao tự đại ấy đã phải "tự lấy dây thắt cổ mình mà chết khốn nạn" đó sao? Đặc biệt, khi thẳng thắn nói lên "vài lời" thách thức đảng trưởng cộng đảng Nguyễn Phú Trọng, anh nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên xác lập tư cách làm người của anh: "Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng ; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tước đoạt hay phán xét nó." (Hãy ngẩng mặt. Vài lời, trang 141-144). Từ nhận định trên, Nguyễn Đắc Kiên quả quyết, "phản động" không hề là tội với những người thực thi các quyền cơ bản của con người. Mà là tội của những người nào chống lại các quyền trên, "đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại" . (Sđd, tr. 144). Cùng với ba nhân vật trên đây, càng ngày trong nước càng thêm đông số những người, nhất là người trẻ, dám vùng lên "đối đầu" với đảng Cộng sản mặc dầu biết trước mình sẽ lãnh chịu hậu quả thảm khốc như thế nào về cái tội "chống đảng", chống "nhà nước xã hội chủ nghĩa". Danh sách những thành phần chống đảng mỗi ngày một dài ra, dày thêm, kể ra không hết. Riêng trên lãnh thổ giáo phận Vinh của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp hiện không ít người trẻ đang ngồi tù về tội chống đảng (chống cộng đấy!) trong đó có luật sư Lê Quốc Quân, tay phải của Đức Cha trong UBCLHB và là người giáo dân được Đức Cha tuyển chọn đọc tham luận trong lễ ra mắt UBCLHB (ngày 27/5/2011)! Như vậy, luật sư Lê Quốc Quân có là một trong "một số người luôn muốn lôi kéo Hội đồng Giám mục về phía của họ" không? Và có phải vì đó mà "để không trở thành công cụ cho một thế lực chính trị nào, các giám mục thường thận trọng trong các tuyên bố hay giữ im lặng" không? Thiết tưởng thận trọng là trách nhiệm hàng đầu của Chủ Chăn. ở bất cứ trường hợp nào, hoàn cảnh nào, các đấng cũng luôn thận trọng trong các tuyên bố của mình chứ đâu phải "để không trở thành công cụ cho một thế lực chính trị nào" , các giám mục mới "thận trọng trong các tuyên bố"! Mặt khác, các ngài "giữ im lặng" đó là quyền của các ngài. Tuy nhiên, nếu ai đã đọc Muối Cho Đời của ĐHY Ratzinger (ĐGH Bênêđictô XVI), hẳn biết ĐGH nói gì về "chó câm" ? Hẳn biết rõ ai phải là "tiếng nói của những người không tiếng nói" dù tiếng nói ấy có giống như "tiếng kêu trong sa mạc" của Thánh Gioan Tiền Hô đi nữa. Hay dẫu tiếng nói của lẽ phải từ các Chủ Chăn có bị khước từ đón nghe, thì ý nghĩa thâm sâu của lời Chúa Giêsu: "Ai có tai mà nghe, hãy nghe!" vẫn mãi vang vọng. Hơn nữa, có phải vì tại "một số người luôn muốn lôi kéo Hội đồng Giám mục về phía của họ" mà "mối tương quan giữa Hội đồng Giám mục với Nhà nước và với cộng đồng Dân Chúa càng trở nên phức tạp" không? Lẽ nào Hội đồng Giám mục lại là "bouc émissaire" – con chiên hy tế - nạn nhân của tranh giành? Trong bài "Tương quan…" ĐC Hợp cũng phán xét như vậy cho trường hợp của Đức TGM Nguyễn Kim Điền: "Ở hải ngoại, người ta tặng cho ngài [ĐTGM Nguyễn Kim Điền] danh hiệu ‘Tổng giám mục dũng cảm’ và nhiều phe nhóm chính trị đã triệt để khai thác các bài phát biểu của ngài để đả kích Nhà nước. Quan hệ giữa ngài với chính quyền ngày càng gay gắt hơn. Ngài phải làm việc nhiều lần với công an và bị quản thúc". Hóa ra, những gay cấn giữa Chính quyền CSVN – đặc biệt là giữa Công an với ĐC Điền là hệ quả do mấy phe nhóm chính trị "triệt để khai thác các bài phát biểu của ngài để đả kích Nhà nước" ? Kẻ này làm tội, Nhà nước lại vung tay đánh hại người kia, là làm sao? Nhà nước gì vậy? Cái đám "phe nhóm chính trị" làm công việc "khai thác" kia đáng tội đã đành, mà kẻ làm cho quan hệ giữa Đức Tổng và Nhà nước "ngày càng gay gắt", nhất là công an, ai đáng phải kết án hơn ai đây? Một chi tiết khác tuy nhỏ, cũng xin vô phép hỏi ĐC Chủ tịch UBCLHBVN: Danh hiệu ‘Tổng giám mục dũng cảm’ của ĐTGM Nguyễn Kim Điền từ đâu mà có? Có phải do bọn [người Việt] hải ngoại "tặng" không? Thật là dễ hiểu và quá quen thuộc khi nghe tập đoàn thống trị độc tài độc đảng trong nước lên án người này người nọ là tay sai "các thế lực thù địch ngoại bang khai thác, lợi dụng chiêu bài chống Cộng" . Nhưng thật vô cùng kinh ngạc khi nghe một vị lãnh đạo tinh thần cũng sử dụng kiểu kết tội đao to búa lớn như vậy nhằm vào những người khác quan điểm, khác cái nhìn, mà những kẻ có những cái nhìn khác ấy thuộc hàng "bầy tôi" của các ngài, nhìn dưới góc độ tôn giáo, dù họ là thứ chiên ghẻ lở, chiên lạc, quân cCcC! Đây lời Đức Cha Chủ tịch UBCLHB Việt Nam: "Nguy hiểm nhất là các thế lực ngoại bang đều biết khai thác, lợi dụng chiêu bài chống Cộng. Một số người, vì nhiều lý do, đã trở thành lực lượng hậu thuẫn cho họ. Những thân phận ấy bị hút vào cơn lốc ‘giống như những chiếc lá mà giông bão cuốn lên, tan tác mọi ngã, rồi tự rơi xuống’" . Tội nghiệp ghê! Chấm hết dù còn những điều chưa nói hết! 18/6/2013
Posted on: Sun, 14 Jul 2013 00:06:34 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015