[ Ngày cập nhật: 2/8/2013 - 14h:34m GMT +7 ] Nhập khẩu - TopicsExpress



          

[ Ngày cập nhật: 2/8/2013 - 14h:34m GMT +7 ] Nhập khẩu nguyên liệu tăng 89%Số liệu từ Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, 6 tháng đầu năm 2013 cả nước xuất khẩu khoảng 115.000 tấn điều nhân các loại với kim ngạch xuất khẩu 716 triệu USD, tăng 30,3% về lượng và tăng 18,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Về thị trường, Mỹ vẫn là nước nhập khẩu lớn nhất của điều Việt Nam, tiếp theo là Trung Quốc, châu Âu và Australia.Tuy nhiên, để đạt được mức tăng trưởng như trên thì các doanh nghiệp điều phải nhập khẩu đến 220.000 tấn điều thô, tăng gần 89% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó giá điều xuất khẩu lại giảm đến 9,46%, chỉ đạt 6.181 USD/tấn. Theo Vinacas, để đáp ứng mục tiêu xuất khẩu 220.000 tấn điều nhân năm nay, Việt Nam sẽ cần nhập khẩu khoảng 180.000 tấn điều thô trong những tháng còn lại của năm để chế biến, chủ yếu là từ Campuchia, Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria, Guinea-Bissau và Indonesia. Trong khi đó, mùa vụ điều năm nay ở Đông Nam Bộ kết thúc sớm hơn rất nhiều so với mọi năm dẫn tới nguy cơ thiếu trầm trọng nguyên liệu trong nước. Nhiều doanh nghiệp đã tập trung thu mua điều trong nước với giá cao 28.000 - 30.000 đồng/kg.“Với mức giá thu mua này, cộng với thị trường khó khăn, chế biến xuất khẩu điều dự báo sẽ đối mặt nhiều rủi ro. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu điều thô nhập khẩu lại không đảm bảo chất lượng, nhiều lô hàng khi về đến cảng mới phát hiện có quá nhiều điều tồn kho kém chất lượng được trộn vào và khi doanh nghiệp đem chế biến, xuất khẩu bị lỗ và mất uy tín với khách hàng”, ông Đặng Hoàng Giang, tổng thư ký Vinacas cho biết.Công xưởng thế giớiÔng Nguyễn Thái Học, nguyên Chủ tịch Vinacas từng đưa ra cảnh báo hiện nay dù xuất khẩu điều Việt Nam đứng vào hàng đầu thế giới, nhưng thực chất sẽ là nước gia công điều hơn là nước xuất khẩu điều số 1 thế giới nguyên nhân do tình hình khan hiếm nguyên liệu.. Nếu như cách đây 10 năm, các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu điều thô khoảng 20 -30%, còn lại 70 - 80% là sử dụng nguồn nguyên liệu điều thô trong nước thì nay phải nhập khẩu tới 50% sản lượng điều thô mới đủ chế biến.Ông Học cho rằng nếu Việt Nam không có những hành động tích cực phát triển vùng nguyên liệu, ngăn chặn hiện tượng chặt phá điều..., chắc chắn trong một vài năm tới, ngành điều Việt Nam sẽ không còn vùng nguyên liệu trong nước để thu mua điều thô, mà phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài mới đủ cho chế biến, phục vụ xuất khẩu và tạo việc làm cho công nhân.
Posted on: Tue, 27 Aug 2013 09:09:57 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015