Những đặc điểm của một máy siêu âm lí tưởng cho - TopicsExpress



          

Những đặc điểm của một máy siêu âm lí tưởng cho khoa cấp cứu và ICU Ngày nay phương pháp chẩn đoán hình ảnh siêu âm đã được sử dụng rộng rãi và trở thành một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất. Tại Việt Nam, máy siêu âm chủ yếu được sử dụng tại khoa chẩn đoán hình ảnh nhưng tại các nước phát triển, máy siêu âm còn là một thiết bị quan trọng của khoa cấp cứu và phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Một thiết bị siêu âm lý tưởng cho phòng cấp cứu và phòng ICU cần có một số đặc điểm sau: 1. Kích thước gọn nhẹ: - Vừa vặn trong phòng bệnh đáp ứng nhiều nhiệm vụ khác nhau - Chiều rộng về bề dày máy được giữ ở kích thước tối thiểu - Dễ dàng di chuyển – các bánh xe có chất lượng cao (bền, nhẹ,…) và di chuyển được mọi hướng - Khối lượng hợp lý - Qua kinh nghiệm thực tế, các hệ thống siêu âm thiết kế dạng xe đẩy thể hiện nhiều ưu điểm nhất trong phòng cấp cứu 2. Chất lượng hình ảnh và tính linh hoạt: - Chất lượng hình ảnh 2D là yếu tố quan trọng, đặc biệt trong các ca khó hay bệnh nhân quá khổ. - Chất lượng hình ảnh thể hiện trong nhiều ứng dụng: + Siêu âm bụng tổng quát: Đầu dò có đầu quét rộng, chất lượng cao + Siêu âm khu vực xương chậu/sản: Đầu dò endocavitary/transvaginal + Siêu âm tim mạch: Đầu dò phase với chức năng tissue harmonic imaging + Siêu âm mạch máu, da, mô mềm, phổi: Các đầu dò linear tần số cao, băng thông rộng, linh hoạt - Máy có nhiều cổng, cho phép chuyển đổi linh hoạt giữa các đầu dò trên cùng 1 bệnh nhân (ít nhất là 3, lý tưởng là 4 cổng). - Màn hình di chuyển linh hoạt cho phép theo dõi từ mọi hướng với độ sáng cao từ nhiều góc nhìn 3. Dễ sử dụng: - Thời gian khởi động nhanh: Thời gian khởi động nhanh rất quan trọng đối với môi trường khoa cấp cứu - Có pin dự phòng: Cho phép máy hoạt động trong 2-3 tiếng và có thông báo mức điện năng còn lại trong pin - Bàn phím và màn hình đơn giản, dễ hiểu với ánh sáng nền, nút bấm to, rõ ràng. Máy được sử dụng bởi rất nhiều người nên những đặc điểm không có tính trực quan cần được phóng đại - Màn hình khởi động nên được thiết kế đơn giản, dễ hiểu - Các nút bấm cần được chú ý: + Mở/tắt + Bắt đầu kiểm tra: Thông tin bệnh nhân, thông tin ngưởi kiểm tra, kiểu kiểm tra, lí do kiểm tra, loại đầu dò + Độ sâu + Gain + Đóng băng (freeze) + Đo + Tính toán (calculations) + Ghi dữ liệu (ảnh tĩnh/video) + Kết thúc kiểm tra: Kết luận, tạo báo cáo, gửi báo cáo/hình ảnh 4. Độ bền và chế độ bảo trì: - Môi trường trong phòng cấp cứu rất khắc nghiệt và yêu cầu hoạt động liên tục 24/7 nên máy và phụ kiện cần phải có độ bền cao. - Máy và đầu dò cần được chế tạo để có thể chịu được rơi, bịgiẫm đạp, chịu nước hay các chất dịch. Vì vậy, các khe hở cần được loại bỏ, bàn phím cần được bao bọc kỹ - Các khe cài đầu dò phải vững, chắc chắn, dễ lau chùi - Các bộ phận dễ hư hỏng cần được thiết kế thành những bộ phận riêng biệt và dễ dàng thay thế - Dịch vụ bảo trì cần phải cung cấp 24/7. Nên lựa chọn các thiết bị có thời gian bảo hành dài và các công ty uy tín, cung cấp chế độ bảo hành, bảo trì tốt. - Các hệ thống cần được thiết kế tốt (như sử dụng hệ điều hành Windows) và cần được kiểm nghiệm kỹ càng để tránh các lỗi phần mềm 5. Đa dạng trong các phương thức lưu hình ảnh - DICOM nên là tiêu chuẩn nhưng máy cũng cần hỗ trợ lưu các định dạng ảnh khác - Các tùy chọn cho ảnh tĩnh: có khả năng in ảnh; khả năng lưu ảnh lên ổ cứng trong của máy; khả năng xuất hình ảnh theo chuẩn DICOM hoặc các chuẩn thông dụng khác (JPEG, bimap,...) ra ổ cứng ngoài, CD, DVD,...; chèn hình ảnh vào các báo cáo hoặc bệnh án điện tử. - Các tùy chọn cho ảnh động: khả năng lưu ảnh động lên ổ cứng; khả năng xuất dữ liệu DICOM hoặc các chuẩn video thông dụng khác lên ổ cứng ngoài, CD, DVD,...; hỗ trợ nhiều định dạng xuất dữ liệu như cáp đồng trục, S-video, HDMI,...;có phím điều khiển và xem lại các ảnh đã được ghi - Tích hợp hệ thống quản lý hình ảnh với quy trình làm việc. 6. Quy trình làm việc (workflow) và báo cáo: Quy trình làm việc là yếu tố cần thiết để một hệ thống siêu âm cấp cứu vận hành hiệu quả trong lĩnh vực văn bản pháp y, chi trả viện phí, bảo đảm chất lượng vàđào tạo. Những hệ thống có thể tùy biến (customizable) và không phụ thuộc nhà sản xuất là lý tưởng nhất. - Quy trình làm việc ởphía trước (front end): nhập các thông tin vào hệ thống gồm: ai đang scan, ai đang được scan, kiểu scan, lí do,… + Kết nối không dây với hệ thống thanh toán viện phí (ADT system) của bệnh viện cho phép thông tin bệnh nhân được nhập chính xác mà người sử dụng ít tốn công sức nhất như sử dụng đầu đọc mã vạch, chọn bệnh nhân từ danh sách bệnh nhân trong khoa + Có khả năng tùy biến là ưu tiên hàng đầu: Quy trình làm việc trong các môi trường khác nhau yêu cầu những bộ phận khác nhau được ưu tiên scan trước và có những tùy chọn khác nhau. Tuy vậy, quá nhiều thứ hiển thị trong màn hình khởi động có thể chỉ làm người sử dụng rối loạn. Tùy chọn để người quản lý máy có thể quản lý sắp xếp các bộ phận là một ưu điểm quan trọng khi chọn mua máy. + Sử dụng các kiểm cấu trúc dữ liệu thông dụng như Microsoft Access để tạo ra các trường và các mẫu có thể tùy biến cũng như có thể xuất ra một cách linh hoạt - Quy trình làm việc ở mặt sau: Lấy thông tin ra khỏi máy và đặt vào các bệnh án hoặc một cơ sở dữ liệu để cải tiến chất lượng liên tục. Bao gồm tất cả các bộ phận quy trình làm việc ở phía trước, hình ảnh và các chẩn đoán. + Có thể tùy biến, không phụ thuộc nhà sản xuất cho phép người quản lý máy có thể cấu trúc các bộ phận cần kiểm tra để chẩn đoán. Có khả năng tạo ra các cơ sở dữ liệu có thể tùy biến, không phụ thuộc nhà sản xuất với hình ảnh tĩnh/ảnh động được kết nối đến báo cáo + Có khả năng xuất dữ liệu sang các định dạng có thể in như PDF; có khả năng kết nối/chèn dữ liệu vào các bệnh án điện tử + Máy nên có khả năng xử lý hình ảnh sau. Chế độ này cho phép chụp ảnh khẩn cấp trước, sau đó mới áp dụng các chỉ định thích hợp lên hình ảnh.Bằng cách đó, ta có thể ngăn ngừa việc truyền tải các ảnh chưa được xem xét. Các bước cần thiết để đưa thông tin bệnh nhân vào hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS) và truy cập qua danh sách làm việc DICOM bị ngăn lại tạm thời trong một số tình huống khẩn cấp. Một số dấu hiệu mã hóa trong văn bản như mã vạch có thể hữu ích trong các tình huống này. 7. Kết nối DICOM và không dây: Truy cập danh sách làm việc DICOM và lưu dữ liệu là các thách thức trong việc thiết lập hệ thống siêu âm tại phòng cấp cứu. Các tình huống cấp cứu là khác nhau vì máy siêu âm được sử dụng bởi nhiều người, được thực hiện tại giường bệnh, và không phải luôn luôn có thông tin đầy đủ của bệnh nhân trong các tình huống cấp cứu. Giải pháp lý tưởng là có kết nối không dây giữa máy siêu âm và các máy chủ DICOM. - Kết nối không dây nên tương thích chuẩn 802.11 (a,b,g,n), tối thiểu phải có tính năng bảo mật WPA và tốt nhất là cần nâng cấp khả năng bảo mật lên chuẩn y tế - Máy siêu âm nên có bộ phát sóng radio bên trong (tiêu chuẩn hoặc tùy chọn). Hiện nay các hệ thống siêu âm thường sử dụng bộ phát sóng ngoài nhưng chúng hay bị lỗi, mất trộm và trong một số trường hợp sóng phát ra bị suy giảm. Bộ phát sóng cần có công suất hợp lý để giảm thiểu đầu tư cho các thiết bị thu. Thiết kếbộ phát sóng cần đơn giản và thân thiện giúp giảm công sức cài đặt và bảo trì - Việc truy cập chế độ quản trị mạng để thay đổi, sửa chữa cần đơn giản để tránh phụ thuộc vào các đội quản lý IT hoặc PACS - Có thể cấu hình với một hệ thống PACS hoặc một máy chủ đã có sẵn 8. Các tính năng cần thiết khác: - Ngăn kéo để chứa một số dụng cụ y tế cần thiết - Bộ phận làm ấm gel (cho xứ lạnh) - Dây nguồn có thể thu gọn hoặc có thể tháo ra dễ dàng.
Posted on: Sat, 26 Oct 2013 14:28:20 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015