Năm thứ 1 học thạc sỹ, mềnh có 1 đề bài kiểm tra - TopicsExpress



          

Năm thứ 1 học thạc sỹ, mềnh có 1 đề bài kiểm tra cuối kỳ yêu cầu so sánh về 1 sự giống và khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hồi ấy mềnh máu chống lầy nên quyết định chọn đề tài là: Sự khác nhau và giống nhau giữa đám cưới Việt Nam và đám cưới Trung Quốc. Sau 1 hồi search chán search chê cùng tình êu lớn google, tổng hợp may vá, chắp nối lại thì mềnh viết đc 1 bài viết đại ý như này (đại ý thoai, vì mềnh viết = tiếng Trung mờ). Sau khi viết xong, thấy nó điên rồ quá, mềnh giấu nhẹm mọi người, dấm dấm dúi dúi gửi bài này cho bà Hạ Tiểu Quyên. Cuối kỳ nhận về 89 điểm với lời phê : 1. Ngữ pháp, từ vựng, chính tả sai quá nhiều. -20 điểm 3. Lạc đề. Cô yêu cầu em so sánh về những thứ truyền thống chứ có yêu cầu em so sánh những thứ hiện đại thế này đâu. -50 điểm 3. Phá cách, ý tưởng quan điểm độc đáo, thú vị, mạch văn mạch lạc, cuốn hút người đọc. Tôi đánh giá cao ở điểm này =)) +59 điểm Đến giờ mềnh vẫn còn cảm thấy bức xúc về cái quan điểm viết văn cổ hủ theo lối mòn của bà giáo ấy :( ( Nhưng biết sao được, mềnh là học sinh cá biệt bị ghét nhất lớp can tội lên lớp không học bài + ngủ gật + nói leo + trốn tiết mờ ) Thôi thì up bài làm bản tiếng Việt mà mềnh chắp vá + sưu tầm + những trải nghiệm cảm xúc thật của mềnh lên đây là khoe khoang vậy.Bản tiềng Tàu mềnh up sau :( Đám cưới phổ biến nhất trên thế giới bao gồm 2 loại: Đám cưới trắng và đám cưới đỏ - Đám cưới trắng: cô dâu xinh đẹp trong chiếc váy cưới màu trắng được bố cô dâu dắt đến, đằng trước là đàn thiên thần nhỏ tung cánh hoa hồng, trong nhà thờ 2 hàng ghế trang trọng và hai người thề nguyền với nhau, lồng vào tay nhau hai chiếc nhẫn. - Đám cưới đỏ: cô dâu trùm cái khăn trên đầu ngồi trên giường đợi chú rể mò vào lột khăn ra.Thực ra thì đám cưới đỏ chỉ lưu truyền trong cộng đồng người Hoa với nhau thôi. Nhưng nó vẫn được liệt vào 1 trong 2 loại đám cưới phổ biến nhất, nguyên nhân là vì người Tàu dân số đông quá. 1/6 thế giới cơ mà. Đám cưới thường được miêu tả rất đẹp và thiêng liêng, nhất là khi nó ở ... trên phim ! Nhưng còn khi nó thò đầu ra ngoài đời sống thật thì .... ôi thôi .... Đời không như là mơ nữa rồi các cô dâu chú rể à! Vâng, vì cưới ở Việt Nam nó là cái chuyện dài dòng lắm. Bởi nó không chỉ gồm có cưới. Trước nó còn có đám hỏi. Trước đám hỏi, còn có dạm ngõ. Bạn thử hình dung như này nhá: Sau bao sóng gió của tình yêu, của tán tỉnh hẹn hò ghen tuông, chia tay và giả vờ chia tay, có thai và suýt phá thai…vv…, cả một quãng đường dài để hai bạn trẻ đều gật đầu đồng ý cưới nhau. Và thế là câu chuyện đám cưới bắt đầu. Sau khi cả hai bên gia đình gật đầu, ông thầy bói gật đầu, bà cán bộ ở phường gật đầu, là lúc nhà trai phải sửa soạn sang nhà gái dạm ngõ với nào cau nào trầu (ba bốn thứ hầm bà lằng jie nữa ấy, mềnh không biết). Hai nhà nói chuyện, chả biết chuyện gì, nhưng mà nói lâu lắm, các ông trưởng họ bắt đầu lên phát biểu. Cô dâu bưng nước rót trà, chú rể ngoan như cún con ngồi cạnh ông bà cha mẹ, và rồi cả buổi 2 đứa ngồi im thít, ko nói 1 câu. Đôi lúc thỉnh thoảng liếc nhìn nhau hoặc có thể là liếc nhìn cái bụng của cô dâu. Sau dạm ngõ là bắt đầu là cuộc chạy đua vũ trang của mua vàng, mua nhẫn, mua váy áo, mua son phấn mà cả hai nhà cứ liên tục phải gườm nhau xem bên kia mua bán thế nào, nhiều ít ra sao. Hết mua rồi đến chụp ảnh cưới, đặt thiếp cưới, đặt bàn tiệc, đặt món, đặt hoa, đặt xe cưới, đặt phù dâu phù rể rồi đặt thêm cả bát đũa bàn ghế cốc chén dù bạt, cổng chào, chữ song hỷ… Tất cả những thứ cần cho đám cưới không có cái gì là không ở ngoài đường và cả hai họ sẽ chạy long sòng sọc lên để gom về cho đủ. Nhưng mình thích cái công đoạn này. Vì xét về tầm vi mô, nó thỏa mãn sở thích shopping trang hoàng nhà cửa của mình. Còn xét về tầm vĩ mô, thì nó là 1 trong những nhân tố kích cầu tuyệt vời nhất. Nhà nhà cưới, người người cưới, vớ vẩn GDP quốc nội tăng vọt cũng nên =)) Song song với màn shopping hao tổn thể lực này, thì việc chọn ngày cưới cho thiên thời địa lợi nhân hòa (thiên thời địa lợi nhân hòa nghĩa là ngày giờ hoàng đạo có nắng có mưa, và quan trọng hơn nữa là phải rơi vào cuối tuần để khách khứa còn đến được đông đủ) , rồi đến quyết định mời ai hoặc không mời ai, ai sẽ là người đi mời lại là một giai đoạn hao tổn trí lực nặng nề tiếp theo. Rất nhiều cặp bạn trẻ đã gục ngã ở khâu chạy đua vũ trang này, rất nhiều cặp thông gia đã không nhìn mặt nhau sau đó, rất nhiều đôi đã quyết định đường ai nấy đi sau những trận cãi vã tơi bời khói lửa trên đường đi chụp ảnh cưới rồi hét vào mặt nhau rằng may mà tao với mày chưa kịp cưới nhau, chúc mày cưới lần sau vui vẻ. Nếu may mắn cả hai gia đình vẫn hòa thuận đi qua vùng khói lửa này, là lúc đi tới đám hỏi. Là lúc nhà trai lại sửa soạn sang nhà gái một lần nữa, lần này hoành tráng hơn với một đội nam thanh nữ tú chả ai biết là ai. Mỗi người thuê tốn năm mươi nghìn ( theo thời giá bây giờ, và là 30.000 ở cái thời cách đây 5,10 năm trước), mỗi người bê một cái mâm đựng toàn những đồ dạm hỏi, nào bia, nào bánh, nào trầu nào cau, nặng trĩu và đầy ắp. Ở địa phương khác như thế nào mềnh không biết, chứ ở quê Hải Phòng của mềnh. Nhà xoàng xoàng cũng phải 9 mâm. Trung bình thì 11 mâm. Kha khá thì 15. Hoàng tráng thì 19. Muốn nổ mặt nổ mũi với họ hàng làng xóm láng giềng thì là 25. Nhà mềnh chỉ ở mức xoàng, nên mềnh chỉ nghĩ được mức xoàng 9 mâm sẽ gồm: 1. Trầu cau đi đầu 2.Rượu thuốc 3.Bánh ga tô 4.Bánh nướng 5.Bánh dẻo 6.Beer 7.Táo 8.Bánh phu thê/ Bánh cốm 9.Lợn sữa quay Chứ thật lòng, vẽ ra được đến 25 mâm thì mềnh cũng đành chịu. Không hiểu đc sẽ phải bày biện ji trong 25 mâm ấy. Hjc. Lợn sữa + Gato sẽ ngay lập tức đc xẻ thịt thết đãi nhưng quan khách tại hiện trường. Và 99% những thứ còn lại sau đấy cả 2 nhà sẽ không ai cần dùng đến nó nữa. Cái mâm lễ vật ấy sẽ được nhà gái san 5 sẻ 7 cho họ hàng, bạn bè mỗi người 1 ít gọi là lễ mời đám cưới. Nếu Nhà chú rể có lỡ cho ít quá, hoặc khách nhà cô dâu nhiều quá, ko đủ để phân phát, thì nhà cô dâu cứ thế tự bỏ tiền túi ra mua bù vào, nếu không muốn khách khứa bĩu môi : Nhà gái kẹt thế, có cái bánh nướng đám hỏi cũng không thèm cho, thế mà mời đi đám cưới. Dạo gần đây các công ty cưới hỏi mọc lên như nấm. Họ cho thuê những mâm lễ vật... giả để làm lễ. Tiết kiệm giờ là quốc sách. Mà dân ta vốn dân đảng cộng sản, lúc nào chẳng nghe lời nhà nước, đảng và chính phủ, có dám cãi câu nào đâu. Nên các nhà cho thuê những mâm lễ ấy ăn nên là ra lắm. Chứng kiến một cái đám hỏi mà nhà trai vác sang nhà gái một mâm thuốc lá, một mâm trầu cau (bằng nhựa, do lúc cưới không phải mùa cau), một mâm bánh cốm bánh dẻo một mâm chè tàu ... đi thuê. Tôi thiết nghĩ, làm thế để làm ji nhỉ??? Chẳng lẽ là để lấy le với bàn dân thiên hạ ????? Và khi vào đến lễ hỏi, sẽ lại đến màn nói chuyện của hai gia đình, y như ở đám dạm hôm trước. Hai ông trưởng họ lại lên phát biểu, y như lần trước. Cô dâu chui ở trên phòng chờ chú rể lên đón. Thắp hương cúng khấn ông bà tổ tiên xong, rót nước mời các bậc tiền bối xong, 2 đứa cô dâu chú rể vẫn đứng im thít, tuyệt nhiên không có quyền được phát biểu. Trật tự, và câm nín. Ấy là còn chưa kể đến nàng nào ông thầy bói phán có cái số 2 đò, thì còn buồn nữa. Đêm ấy nàng sẽ ở lại nhà chú rể, để rồi sáng sớm mai trốn chui trốn nhủi đi về không cho ai biết :( Ôi cái hủ tục !!!! Đấy, sau hôm ăn hỏi đấy thì mới đến ngày cưới. Ngày trọng đại nhất của đời người đấy. Thiếp mời ghi 11h cưới, thì 10h ở nhà hàng nơi đặt tiệc đã đông lắm rồi. Ngay trước bậc thềm là một cái thùng to màu đỏ có khe ở giữa, và khách đến thì bỏ tiền mừng vào đấy. Ai cũng cầm tiền mừng. Có người cầm phong bì, dạng phong bì đa năng made in Vietnam dùng cho cả đám ma đám cưới cho cả sếp, cả bác sỹ của bố mẹ lẫn cô giáo của con. Họ nhét tiền mừng vào đấy, họ đắn đo và hỏi nhau xem mừng bao nhiêu là đủ, đa số sẽ mừng đúng bằng số tiền mà khi họ cưới, cái người mời họ đến cái đám cưới này mừng cho họ. Lúc này cô dâu chú rể chưa thấy đâu, bố mẹ cô dâu chú rể thì váy áo xúng xính tươi cười nói chuyện khắp nơi, vui hơn cả Tết. Đến 10 rưỡi, cô dâu chú rể vẫn chưa xuất hiện, còn người ta thì đã sốt ruột lắm rồi khi ngồi vào bàn mà thức ăn cứ ùn ùn được dọn ra ngon lành. Và sau đấy khi chỉ cần một người bắt đầu ăn là cả hội trường sẽ ăn rào rào vì ai cũng yên tâm ăn khi thấy người khác ăn.Đây cũng là lúc mà cô dâu chú rể đi vào. Trên sân khấu lúc này MC đang bắn như liên thanh. Cả đời anh này chỉ có mỗi việc tua đi tua lại một đoạn nội dung đến cả nghìn lần cho cả nghìn đám cưới khác nhau nên anh nói nhanh, nhiều và nói như một cái máy phát. Mọi người ở dưới vẫn đang mải nhìn nhau ăn nên không ai để ý anh nói gì. Sau anh MC là đến ông trưởng họ, ông nói y như ông đã nói ở đám hỏi nên cũng không ai chú ý đến ông. Chỉ khi anh MC hét lên tuyên bố hai người là vợ chồng và bắt họ trao nhẫn cho nhau, oai như một vị cha xứ thì dân tình mới ngẩng đầu lên và nhìn cô dâu chú rể xem mặt mũi như nào. Có những người nhìn rồi cũng chả biết đấy là ai. Có những người nhìn rồi mới biết mình đi nhầm đám cưới. Lúc này cô dâu chú rể vẫn im thít không ai dám nói gì, họ e rằng nếu mở mồm ra nói một câu thôi thì đám cưới của chính họ sẽ bị phá hỏng, nên họ chỉ dám câm lặng và cúi đầu nghe người khác nói. Và sau đấy là màn cô dâu chú rể đi chúc rượu, quan khách tiếp tục ăn. Ăn vui vẻ lắm, ngon lắm, các món sang và đắt lắm, bõ tiền mừng lắm. Nhưng rất nhanh sau đó người ta không ăn nữa, không phải vì người ta no, mà vì mọi người đều nhìn nhau và thấy nhau không ăn nữa nên chính mình cũng không ăn nữa. Miếng ăn là miếng nhục, bày trên bàn đấy nhưng các vị không gắp thì đừng hòng tôi gắp. Sau vài ba miếng, mọi người bắt đầu giả vờ no và nhìn nhau xem ai là người ăn cuối cùng. Trong khi cô dâu chú rể chúc rượu và trong khi quan khách đánh chén trên sân khấu một vài ca sĩ được thuê bắt đầu lên hét vào micro những bài nhạc sến nhạc sàn bốc lửa để tạo không khí. Đấy, đám cưới đến đây là hết rồi. Sau tất cả những tháng ngày chuẩn bị, thì cái nghi lễ thiêng liêng ấy diễn ra chưa đầy 10 phút, giữa tiếng nhạc, tiếng cười nói ồn ào và giữa đống thức ăn. Và tuyệt nhiên. Vâng TUYỆT NHIÊN, CÔ DÂU CHÚ RỂ VẪN ĐÓNG VAI TRÒ CÂM NÍN, không nói 1 câu. Tôi có đem thắc mắc này hỏi những người lớn tuổi, 1 vài người ậm ừ, duy chỉ có 1 bác đeo kính giải thích cho tôi: - "Ngày xưa, Việt Nam mình có cái phong tục, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Hôn nhân đại sự là do cha mẹ quyết định. Nên trong đám cưới, cô dâu chú rể không nói năng gì cũng là tôn trọng cái phong tục ngày xưa ấy của cha ông mình đấy cháu." - Ơ, nhưng mà giờ là yêu đương tự do mà ông. bọn cháu có nghe bố mẹ sắp xếp nữa đâu nhỉ. - Ừ, nhưng mình vẫn phải gìn giữ cái văn hóa dân tộc chứ cháu. Nghe ông nói đến đây, tôi được an ủi phần nào. Ít nhất tôi cũng đã có lý do chính đáng hợp pháp hóa cái sự im lặng này của cô dâu chú rể, và để giải thích với cô giáo Văn hóa của tôi rồi. Phù, may quá cơ. Tôi thực sự không hiểu cái sự cưới ở Việt Nam. Tôi ngồi đó giữa bàn tiệc và tôi không hiểu đám người này họ mắc bệnh gì. Tại sao người ta cưới nhau mà phải vẽ ra những thứ tốn kém, xa xỉ và vô nghĩa đến vậy. Tại sao người ta mời đến đám cưới CỦA MÌNH (của cô dâu và chú rể) một đống những người mà họ không biết là ai và cũng không muốn mời nhưng vẫn phải mời. Tại sao những người được mời không muốn đi mà vẫn phải đi. Tại sao một bên mất 300 nghìn đồng cho một suất ăn tiệc cưới, một bên bỏ ra 300 nghìn đồng mừng đám cưới, hai bên không bên nào muốn làm như vậy, nhưng vẫn phải làm và vẫn ôm hôn nhau thắm thiết. Tại sao họ bắt người ta bỏ tiền ra ăn một bữa cơm bụi giá cao mà người ta không muốn ăn, hoặc muốn cũng không dám ăn nhiều. Và nhất là, tại sao, giữa một ngày trọng đại nhất đời mình, họ để cho bản thân mình sắm vai hai con rối bị một ông MC lạ hoắc điều khiển, bị một đống những nghi thức vô nghĩa điều khiển và đứng đó nhìn nhau để cho một rừng người xa lạ rào rào ăn uống chẳng ai quan tâm để rồi nhận về những cái phong bì và những lời chúc tụng giả dối. Một bữa tiệc giả tạo của ăn và uống, của xã giao hời hợt và của sự cam chịu rằng ai cũng làm như thế nên mình không thể làm khác đi được. Hồi xưa không có ô tô chăng hoa hòe hoa sói rước dâu, không có tiệc đứng tiệc ngồi, không có phong bì nhét vào thùng. Hồi xưa cô dâu không mặc váy cưới của tây, không đi giày cao gót tiến vào lễ đường dưới sự dẫn dắt của một thằng MC . Hồi xưa người ta đến dự đám cưới với tấm lòng và lời cầu chúc chân thành, người ta không bị ép đi, không bị bắt bỏ tiền ra để ăn tiệc cưới. Đám cưới Việt Nam bây giờ, nửa tây nửa ta, nửa kim nửa cổ, vừa bắt chước, vừa ngoại lai, vừa hình thức vừa cẩu thả. Nó không màu đỏ cũng chẳng màu trắng, nó nhờ nhờ màu giả tạo. Hôm trước mặc áo dài, hôm sau mặc váy tây. Hôm trước thắp hương khấn bái tổ tiên thần Phật, uống rượu nếp, hôm sau ăn buffet, nghe nhạc thánh ca, uống rượu ngoại. Hôm trước bật nhạc dân ca cổ truyền, hôm sau bật nhạc sàn. Thậm chí ngay cả lễ vật đám hỏi cũng nửa đông nửa tây nửa ta nửa tàu (Trầu cau, bánh nướng bánh dẻo lợn sữa : Ta . Táo : Trung Quốc. Gato: Tây đích thị ) Và ai cũng nghĩ phải như thế mới là sang, là được. Rồi khi Ông MC bảo, hãy đứng lên chúc mừng cho đôi bạn trẻ - những người hạnh phúc nhất hôm nay. Mọi người vỗ tay. Nhưng phải để sau đám cưới, nhìn thấy cô dâu chú rể đi giữa những mâm cỗ dở dang, nhìn họ đưa mắt xót xa nhòm vào những đĩa thức ăn còn đến hơn một nửa ngon lành nhưng bị bỏ lại, tất cả đều là tiền của mồ hôi nước mắt họ gom góp bao lâu để cưới và để người ta bỏ phí. Họ nghĩ đến đám tiền mừng, một phần phải để trả nợ, phần khác để dành đi mừng đám cưới sau này. Họ chui vội vào bếp ăn quýnh quáng một miếng thịt gà cho đỡ đói vì cả ngày phải treo mồm lên mà cười nói hỏi han, cô dâu vất cả giày cao gót ngồi bệt xuống lau mồ hôi, chú rể lảo đảo tìm nước lạnh uống cho giải rượu, thì tôi chắc chắn, hôm nay không phải ngày họ hạnh phúc nhất đâu. Suốt đời mình, họ sẽ có rất nhiều ngày hạnh phúc, nhưng chắc không phải hôm nay đâu. Còn nếu bạn hỏi ai là người hạnh phúc nhất, để tôi kể bạn nghe. Là bà chủ nhà hàng, người đang đếm tiền ở một góc quầy bar kia kìa. Nên tôi sẽ uống ly rượu này để mừng cho bà ấy. Và uống thêm ly nữa để sau này, tôi có đủ sức mà khóc trong đám cưới của mình. Nếu mà tôi bị bắt cưới theo cái kiểu này. Chắp vá, góp nhặt và những tiếng lòng =)
Posted on: Sat, 28 Sep 2013 05:11:00 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015