OSHIN hay là Ôsin ? Cái nhìn từ nhiều gốc - TopicsExpress



          

OSHIN hay là Ôsin ? Cái nhìn từ nhiều gốc độ Gốc từ Oshin : Oshin, tên bộ phim truyền hình kinh điển của Nhật Bản, đã được công chiếu trên 68 quốc gia trong gần nửa thập kỷ và tạo nên cơn sốt khi phát sóng tại VN năm 1994, bộ phim này dựa vào cuộc đời của Shin Tanokura. Nội dung: Phim dài 297 tập, là câu chuyện đầy xúc động về cuộc đời của nhân vật Oshin từ khi là cô bé nghèo khổ 7 tuổi đến lúc trở thành một doanh nhân thành đạt, trải dài từ cuối thời Minh Trị cho đến đầu thập niên 80 của thế kỷ 20. Cái nhìn thật sự về Oshin theo quan điểm của tác giả và người Nhật Theo nhận định của NHK – Đài truyền hình nhật bản “The story depicts a girl, Oshin, born into a poor family, who overcomes various challenges with an indomitable spirit and hard work, and finally achieves success as the owner of a supermarket.” Nhân vật Oshin là biểu tượng của tinh thần bất khuất, can đảm, kiên nhẫn, chăm chỉ và cuối cùng đã chạm đến thành công – là chủ doanh nghiệp một siêu thị. “TV drama serials: a paean to contemporary women of courage”, Oshin là một khải hoàn ca cho phụ nữ hiện đại có lòng dũng cảm. Nguồn tham khảo: nhk.or.jp/digitalmuseum/nhk50years_en/categories/p50/index.html Cái nhìn khách quan của quốc tế về Oshin Oshin là biểu tượng của lòng kiên trì , không từ bỏ niềm hy vọng vươn lên trong cuộc sống ngay cả khi cuộc sống thực sự hết sức khắc nghiệt. Cả thế giới, 68 dân tộc trên thế giới cùng chung quan điểm: “yêu thích tính cách của nhân vật Oshin này”. Trích nguồn : “ Oshin, the protagonist, serves as a symbolic figure for perseverance, showing that a person should never give up - even in the most trying times. She was loved not only by the Japanese people, but also by people from countries all over the world. In Japan, many references to Oshin were made when describing perseverance. For example, sumo wrestler Takanosato was given the name Oshin Yokozuna, as he fought his way up to the rank of yokozuna, despite dealing with diabetes” en.wikipedia Oshin được người Nhật xem như là hình ảnh đại diện cho dân tộc và đất nước Nhật bản trong thời kỳ “La reconstruction et le miracle économique japonais (1945-1980) ». Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973) làm thế giới phải kinh ngạc. Người ta gọi đó là Thần kì Nhật Bản. Đất nước có nền kinh tế phát triển thứ 2 thế giới từ năm 1968 và ở vị trí thứ 3 thế giới vào năm 2011. Một đất nước nhỏ bé, tài nguyên nghèo, nội lực để phát triển đất nước này là Con người Nhật - trong cùng giai đoạn lịch sử - có phải giống như hình ảnh của Oshin ? Sự thành công vượt bậc của Nhật bản bao gồm những nhân tố chính: • Con người dân Nhật bản ( tự vận động) • Tinh thần lao động đích thực • Sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ và doanh nghiệp • Xuất khẩu, hướng ra quốc tế • Giỏi kỹ thuật chuyên môn • Không tiêu tốn nhiều cho quân sự ( 1% PIB) Hình ảnh của Oshin chuyển tải và những biến chuyển trong phim có rất nhiều điểm tương đồng với đất nước Nhật bản. Cùng 1 quy trình : Khó khăn và thiếu thốn+ Hợp tác lien kết+ Học hỏi+ Tiết kiệm+Kiên trì và nổ lực+ Có mục tiêu rõ ràng = Thành công « Ces progrès sont principalement attribués à la présence initiale d’un capital humain important, à la coopération entre l’État et les entreprises, à une production tournée vers les marchés extérieurs, à une forte éthique du travail, à la maîtrise des techniques de pointe grâce à la recherche, ainsi quà la faiblesse relative des dépenses militaires ,1 % du PIB » Nguồn tham khảo siteresources.worldbank.org/DATASTATISTICS/Resources/GDP.pdf , fr.wikipedia.org/wiki/%C3%89conomie_japonaise#La_reconstruction_et_le_miracle_.C3.A9conomique_japonais_.281945-1980.29 Book Allen, G.C. Japan’s Economic Recovery. Oxford: Oxford University Press, 1958 Cái nhìn khâm phục về Oshin của người Iran Bộ phim Oshin được phát sống lên kênh truyền hình Iran vào thời điểm chiến tranh giữa Iran và Iraq từ 1980-1988, đã đóng góp phần không nhỏ vào tinh thần đấu tranh của người Iran vào thế hệ đó. “Oshin was also translated and diffused in Iran where the serial was one of the rare films broadcast during Iran Iraq war. People were inspired by this and this generation still remembers this heroic history” Nguồn tham khảo: digitalarchive.wilsoncenter.org/collection/48/Iran-Iraq-War en.wikipedia.org/wiki/Oshin Cái nhìn tình cảm của người Ân độ Người dân Ân độ cũng đã rất yêu mến tính cách nhân vật Oshin. Bài thơ được viết từ một người Ân độ dành cho Oshin : “May Oshin live forever! Her life has found a place in my heart.” , Subramanian A Tham khảo : fr.scribd/doc/80808998/OSHIN-Poem-Subramanian-A Cái nhìn về Oshin của người Việt nam Từ tư duy cũ đến truyền thông và sự du nhập từ Oshin trở thành từ “Ôsin” để chỉ người đi giúp việc nhà , nhiều khi mang tính chất hạ thấp, coi thường. Dẫn chứng nguồn thông tin mở wikipédia “In Vietnamese, the term ô-sin had become a euphemism (sometimes with scorn) for domestic worker” Dẫn chứng Theo báo người lao động về Oshin: Sao cũng làm oshin : “ …cũng từng chấp nhận làm xấu để vào vai oshin Nếu hiểu theo nghĩa đen : “Sao” là nghề nghiệp cao quý , đẹp đẽ và có giá trị . “Làm xấu” để vào vai Oshin , chung ta cũng có thể nhìn 3 gốc độ xấu : làm chuyện vô đạo đức xấu xa – hoặc Hình thức xấu xí khó nhìn về mặt thể chất - hoặc nghèo nàn không có áo quần tươm tất để mặc. Dẫn chứng Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng về Oshin « Phần lớn lao động từ các tỉnh đến TP.HCM đều tìm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, ít ai chọn nghề oshin vì nghĩ đây là nghề thấp kém trong xã hội » « Trên thực tế, số người thất nghiệp khá nhiều nhưng tìm lao động loại này không ra, cầu lớn nhưng không đủ cung » theo Chị Ngô Bích Phượng, Trưởng phòng tư vấn tuyển dụng TTGTVL Vinhimpich Dẫn chứng theo báo thanh niên về Oshin Về Oshin Nhật bản « Khi nhắc đến Oshin, người ta nghĩ đến biểu tượng của tính kiên định, như võ sĩ môn đấu vật sumo là Takanosato được gọi là Oshin Yokozuna bởi ông đã dũng cảm vượt qua khó khăn của bệnh tiểu đường để đạt được trình độ cao; hay như từ Oshin Diet được dùng khi người dân Nhật Bản cố gắng vượt qua nền kinh tế bong bóng và ăn uống khổ cực với củ cải và gạo; một con tàu nổi tiếng xuôi dòng sông Mogami đã được đặt tên là Oshin Line...” Về Oshin việt nam “Để có thêm tiền phụ cha mẹ nuôi 5 đứa em đang tuổi ăn, tuổi lớn ở quê, Quyên (quê Sóc Trăng, đang làm tại Q.3) tranh thủ thời gian để làm thêm vào mỗi tối khi đã làm xong việc chủ giao: nhận giặt quần áo cho những người trong khu phố. Em nói: “Ban đầu bà chủ biết được không cho làm, nhưng khi nghe hoàn cảnh gia đình, bà thông cảm”. Mỗi tối phụ việc cho 2 nhà, Quyên kiếm được 20 - 30 ngàn đồng, gom góp gởi về quê.” “Điều đầu tiên đặt chân vào nghề này là phải có tâm và phải có… điện thoại di động”, Hòa nói. Năm ngoái, người bà con với Hòa cũng lên TP theo nghề này nhưng chỉ được một ngày là về quê… chấp nhận làm ruộng. Cậu ta chăm sóc cụ già 72 tuổi bị bệnh phổi. Đang đút cơm thì cụ ho, cơm nước bắn cả vào mặt… Vậy là cậu ấy xin kết thúc hợp đồng! Dẫn chứng theo Báo Mới về Oshin Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, thì nhu cầu giúp việc nhà tại thành phố hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh, dao động 9.000-10.000 người/năm. Dẫn chứng theo site Mywork “Mục đích của chúng tôi là đào tạo nên những người giúp việc có kỹ năng chuyên nghiệp cùng đạo đức, kỷ luật tốt. Sau khi học xong, học viên sẽ trải qua một kỳ thi kiểm tra năng lực do TESDA tổ chức và chứng nhận. Do làm việc tại nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Canada... học viên cũng được trang bị về văn hóa của nước đó khi đến làm việc” Trường cao đẳng Emilio Aguinaldo ở thủ đô Manila, Philippines Nguồn tham khảo : en.wikipedia.org/wiki/Oshin nld.vn/van-hoa-van-nghe/lam-oshin-tren-phim-20130902100551411.htm thanhnien.vn/news1/pages/200646/169845.aspx thanhnien.vn/pages/20130604/oshin-tro-lai-voi-khan-gia-man-anh-nho.aspx thanhnien.vn/news1/pages/200646/169845.aspx baomoi/Osin-thoi-hien-dai-Phai-co-bang-cap/146/11405910.epi mywork.vn/tin-tuc/Tin-moi/ky-nghe-dao-tao-osin-o-philippines_20696.html GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG « La vie fleurit par le travail » Arthur Rimbaud « Le travail pense, la paresse songe » Jules Renard Dẫn chứng về « Lao động là vinh quang » theo web Tài liệu tổng hợp ( đây là nhận đinh cá nhân của 1 người việt nam) Trích đoạn : Không có nghề nào hèn cả chỉ có những kẻ hèn thôi.Thật vậy,dù làm nghề nào thì người lao động cũng nhất quyết làm công việc đó cho thật tốt.Ta vẫn thường nghe nói:Lao động là vinh quang,đúng vậy nếu là một con người lao động siêng năng thì đối với họ công việc hay đúng hơn là nghề nào cũng vậy,vì nghề nào họ cũng làm bằng chính sức lao động của chính mình.Dù như thế nào,công việc có ra sao họ không nghĩ nghề đó hèn chút nào.Nếu họ đã sống thì họ sẽ lao động chỉ có những kẻ lười biếng thì mới xem nghề vất vả hay những công việc tầm thường như lao công,tạp vụ..v.v.là hèn.Nhưng theo tôi nghĩ những nghề đó không hèn chút nào,vì họ cũng làm bằng chính bàn tay của mình.Họ luôn vui vẻ làm nghề đó mà không hề cảm thấy xấu hổ,vì làm bằng sức lực của chính mình thì đó là một niềm vui mà họ luôn cảm nhận được.Và chính niềm vui đó họ học được từ chính cái nghề của họ đã học được trong cuộc sống để họ mưu sinh thường ngày. Nhưng bên cạnh đó có những kẻ xem thường nghề nghiệp,họ thấy công việc vất vả hay kiếm được đồng tiền chẳng là bao thi họ khinh thường nó nhưng họ đau biết rằng chính những công việc bình thường như thế lại đem lại niềm vui cho biết bao người.Thạt vậy chỉ có những kẻ hèn mới xem nghề là hèn,chính những kẻ như thế chỉ biết dựa dẫm vào người khác không làm việc trên đôi bàn tay của mình hay lợi dụng sức lao đọng của người khác làm lợi cho mình thì mới đúng là kẻ hèn » Dẫn chứng theo Báo Vnexpress về tinh thần vượt khó Một cuốn sách mới được xuất bản, tác giả là một người việt nam : Chúng ta không thể quyết định nơi mình sinh ra hay hoàn cảnh nào sẽ nuôi dưỡng mình. Sinh ra trong một hoàn cảnh éo le, lớn lên trong thiếu ăn, đói khổ nhưng hơn hết, tôi lại thấy mình là một đứa trẻ may mắn Tên sách: Gian truân chỉ là thử thách - Tác giả: Hồ Văn Trung - NXB Thuận Hóa và First News ấn hành Dẫn chứng giá trị lao động Thời báo doanh nghiệp « Chàng trai từ chối 25 triệu USD từ Google và Từ chối “giấc mơ Mỹ” “Khi gặp khó khăn về nguồn vốn thì phải hết sức bình tĩnh xử lý và đặc biệt lúc đó là lúc không được nghĩ đến tiền. Phải nghĩ đến hướng đi, tầm nhìn, ước mơ của doanh nghiệp » CEO Sóc Bay Nguyễn Xuân Tài Nguồn tham khảo tailieutonghop/free/khong-co-nghe-gi-hen-ca-chi-co-nhung-ke-hen-thoi_f38-4247.html giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/diem-sach/gian-truan-chi-la-thu-thach-tu-truyen-cua-cau-be-chan-trau-2891820.html tbdn.vn/sites/epaper/ThoiBaoDoanhNhan/Chitiet.aspx?ArtId=6601&CatId=124 BÌNH LUẬN Chúng tôi chỉ gợi ý vài câu hỏi, phần bình luận sẽ để cho các bạn tự nhận định. Vài câu hỏi đặt ra Chúng ta đã thực sự suy nghĩ có cái nhìn đúng đắn về Oshin và nghề “Ôsin” tại việt nam ? 10.000 công dân hàng năm đang tham gia đóng góp công sức phục vụ cho công tác hỗ trợ xã hội tại việt nam, chúng ta có cần trả lại hình ảnh và tên gọi nghề nghiệp đúng cho giá trị họ đã , đang và sẽ cống hiến cho xã hội ? Thành công đích thực do bản thân tạo ra hay do người khác mang lại ? Các sinh viên việt nam có cần sở hữu tinh thần của « Oshin » ? Bài tổng hợp bởi nhóm chuyên viên EGE-VIETNAM
Posted on: Fri, 15 Nov 2013 13:13:22 +0000

Recently Viewed Topics




© 2015