Phân biệt sonde và dẫn lưu, chăm sóc dẫn lưu Ống - TopicsExpress



          

Phân biệt sonde và dẫn lưu, chăm sóc dẫn lưu Ống thông (sonde) • Dụng cụ hình ống cứng hoặc mềm, đặc hoặc rỗng • Đặt vào các đường, các khoang tự nhiên của cơ thể • Để dẫn lưu có thể để dẫn lưu cho dịch chảy ra ngoài cơ thể nhưng cũng dùng để bơm các chất vào cơ thể • Mục đích chẩn đoán hoặc điều trị Dẫn lưu (drain) • hình ống rỗng, mềm có độ đàn hồi • đặt vào vị trí thuận lợi • chỉ cho dịch chảy một chiều từ cơ thể ra ngoài • chủ yếu là với mục đích điều trị MỤC TIÊU: 1. Trình bày được mục đích, chỉ định cần đặt dẫn lưu 2. Trình bày được biến chứng của dẫn lưu 3. Trình bày được nguyên tắc chăm sóc dẫn lưu 4. Thực hiện được chăm sóc người bệnh có dẫn lưu NỘI DUNG: 1. Dẫn lưu: 1.1. Đại cương: Dẫn lưu là thao tác dùng dụng cụ để đưa chất dịch, máu đọng trong các khoang của cơ thể hoặc trong 1 cơ quan ra ngoài khoang hoặc cơ quan đó 1.2. Mục đích các ống dẫn lưu: - Điều trị: dẫn lưu những ổ abces, tụ dịch, máu, giải áp - Phòng ngừa: Tránh nhiễm trùng các cơ quan xung quanh Tránh loét miệng vết thương Đề phòng sau mổ tụ dịch hay theo dõi nguy cơ chảy máu sau mổ Theo dõi xì bục đường khâu miệng nối 1.3. Các loại ống dẫn lưu: - Mèches: dẫn lưu dịch thấm, cầm máu. Khi ướt không còn tác dụng - Penrose, lamelle: mãnh cao su, hay găng cắt ra: Dẫn lưu theo luật mao dẫn, thẩm mỹ, những trường hợp dẫn lưu nong, dưới da - Tube: Drain ống cao su. dẫn lưu từ những hốc sâu, Nelaton, Foley, Pezzer. - Dẫn lưu phối hợp Cigarette drain, Sumpdrain 1.4. Đặc tính: - Ít gây phản ứng cho cơ thể - Ống có chất cản quang - Mềm mại không gây bám dính, trơn láng - Đường kính ống thích hợp với cơ thể, dẫn lưu tốt 1.5. Vị trí dẫn lưu: - Nơi thấp nhất của ổ dịch - Hạn chế xuyên qua khớp, thần kinh, mạch máu - Đường vào ngắn nhất - Dẫn lưu không nên đặt trùng lên vết thương - Dẫn lưu đặt ở vị trí dễ chăm sóc, xa vết mổ, xa và trên hậu môn nhân tạo 1.6. Nguyên tắc chăm sóc dẫn lưu: - Phải bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối hệ thống dẫn lưu - Biết rõ nơi cơ quan đặt dẫn lưu giúp theo dõi, chăm sóc đúng - Người bệnh nên nằm nghiêng về phía dẫn lưu: giúp dịch thoát ra dễ dàng - Câu nối phải vô trùng, bình hứng luôn đặt thấp hơn vị trí dẫn lưu 60cm - Dẫn lưu phải thông, biết xử trí khi tắc nghẽn - Hút dịch liên tục hay ngắt quảng tuỳ mục đích điều trị - Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất của dịch dẫn lưu, ghi chú hồ sơ - Bơm rửa ống dẫn lưu khi có mục đích điều trị cũng như thời gian cho phép - Luôn luôn theo dõi nước xuất nhập - Luôn đảm bảo chân dẫn lưu khô, sạch, ngừa rơm lở da tích cực - Rút khi đạt mục đích điều trị. 1.7. Biến chứng: - Chảy máu - Nhiễm trùng ngược dòng - Nhiễm trùng chân dẫn lưu - Sút ống, nghẹt ống - Xì dò vết thương sau khi rút dẫn lưu 2. Chăm sóc sau mổ người bệnh có đặt dẫn lưu: 2.1. Nhận định tình trạng người bệnh: - Da chung quanh chân dẫn lưu có đỏ, nhiễm trùng, xì dịch. . . - Phải biết được dẫn lưu loại gì, đặt ở đâu. - Hệ thống câu nối đúng nguyên tắc thông - Quan sát số lượng màu sắc, tính chất, số lượng dịch chảy ra, có bơm rửa không, ngày thứ mấy sau mổ 2.2. Chăm sóc: 2.2.1. Công tác tư tưởng: báo cho người bệnh biết có đặt dẫn lưu trước mổ. Điều dưỡng giáo dục người bệnh cách chăm sóc và sinh họat khi có dẫn lưu: - Nằm nghiêng về dẫn lưu, khi đi đứng di chuyển không để dịch chảy ngược vào trong - Giữ vùng da chung quanh dẫn lưu, và hệ thống câu nối sạch sẽ - Không tự ý cột ống, rút ống 2.2.2. Chăm sóc người bệnh: - Rửa vết mổ sạch trước, dẫn lưu sạch trước, nhiễm sau - Cung cấp đầy đủ nước, điện giải cho người bệnh trong thời gian có dẫn lưu - Thay băng khi thấm dịch - Băng dẫn lưu nên cách ly với vết mổ, với vết thương nhiễm trùng, hay với hậu môn nhân tạo - Nếu có chảy máu thì báo bác sĩ, theo dõi dấu chứng sinh tồn - Theo dõi dấu hiệu mất nước điện giải trong trường hợp số lượng dịch ra quá nhiều trong ngày - Phòng ngừa rơm lở da tích cực nếu dịch có tính chất ăn mòn da - Cho người bệnh nằm nghiêng về phía dẫn lưu. tránh người bệnh nằm đè lên ống dẫn lưu - Luôn câu nối dẫn lưu xuống thấp 60cm 2.2.3. Rút dẫn lưu: Rút khi có chỉ định - Dẫn lưu để ngừa: rút sớm 24 - 48 giờ sau mổ và dịch ra ít dưới 50ml/ ngày - Dẫn lưu điều trị: rút khi đạt được mục đích điều trị và giải phẫu - Sau khi rút: º Cho người bệnh nằm nghiêng về lổ dẫn lưu vừa rút º Theo dõi nhiễm trùng vết thương º Theo dõi dịch xì dò º Thay băng cho đến khi lành - Rút dẫn lưu ổ bụng: º Khi rút dẫn lưu ổ bụng nên xoay ống khi rút, trừ dẫn lưu Kehr. º Khi rút dẫn lưu ổ bụng nên bảo người bệnh hít thở sâu giúp mềm bụng, rút từ từ. Nếu thấy có kèm theo mạc nối thì dừng lại ngay và báo bác sĩ º Theo dõi dịch xì dò qua vết thương - Dẫn lưu ổ áp – xe: rút từ từ mỗi ngày 1-2 cm, giúp lành từ đáy vết thương lành ra - Dẫn lưu đầu: nếu khi rút có mô não (dịch trắng lợn cợn) kèm theo thì ngưng ngay - Dẫn lưu xương: thường dùng bình dưới áp lực nên khi 2 râu trên bình song song nhau thì bình không còn lực hút, điều dưỡng nên rút ống và rút 1 lần
Posted on: Fri, 12 Jul 2013 05:57:55 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015