Sau đây là phần tiếp theo của câu chuyện cuộc - TopicsExpress



          

Sau đây là phần tiếp theo của câu chuyện cuộc đời tị nạn. Sau khi được tàu Hòa Lan đưa tất cả mọi người lên tàu người tôi đứng không vững, lảo đảo phải phải vịn vào thành tàu vì suốt 10 ngày chưa bao giờ được đứng dậy...quần tây tôi đang bận thì phải nắm chặt lấy sợ tuột vì con người giờ quá ốm vì thiếu ăn như 1 khúc cũi khô chỉ còn cặp mắt nhìn dáo dát lên dàn khoan vì có vài người công nhân đang chụp hình chúng tôi, như chụp cảnh người ở thế giới khác. Mọi người ai nấy đều hôi thúi và ghẽ lỡ vì nước mặn cứ âm ẩm vào người mà không bao giờ được tắm. Ông phó thuyền trưỡng chia mọi người làm 2 nhóm ,đàn ông và trẻ em thì dùng vòi nước tắm ở ngoài còn phụ nữ thì vào phòng tắm...Đây là sự thích thú nhất trong đời vì lần đầu tiên tôi được tắm trong phòng có nước nóng , mọi người vui thú giặt rũ quần áo ngay trong phòng tắm với mùi xà bông thơm lừng, tôi ngồi lỳ trong đó cả tiếng đồng hồ mới chịu ra. Sau khi mọi người đã ổn định ai nấy đều tươi sáng sạch sẽ cũng là lúc chúng tôi được phân phát đồ ăn. Chắc vì chiếc thuyền nầy đã từng cứu vớt thuyền nhân nên đã đủ kinh nghiệm mà phân phát rất đồng đều vì đồ ăn ai cũng như nhau và từng người được chỉ định xếp hành rất trật tự mà đồ ăn rất ngon vì giống VN do đầu bếp người tàu Singapor nấu, 1 dĩa cơm chiên và 1 ly canh măng chua có 1 con cá nục tươi trong đó....Sau qua một đêm đến sáng có chiếc tàu của Phillipine ghé để đưa chúng tôi tới đảo Paulau Bidong của Malaysia do liên hiệp quốc tài trợ .Trên thuyền vì không có kinh nghiệm chở dân tị nạn ,họ nhờ chính người mình nấu nướng và làm thức ăn. Khi đến giờ phân phát đồ ăn là như bầy ong vỡ tổ chen chúc nhau lao tới để được chia đồ ăn , vì tôi không quen cảnh giành giựt nên đã bị đẫy lùi về phía sau và khi đến phiên mình thì đồ ăn đã hết.Tôi và 1 số người phải chịu cảnh đói vì sự vô trật tự và vô kỷ luật của dân tộc không bao giờ biết nghĩ cho người khác .Đồ ăn dư thừa thì giục đầy xuống biển còn người thì đói nhìn mà đau lòng xót xa cho tình đời này. Tới đảo chúng tôi được dắt đi qua 1 đoàn người việt rất đông đứng nhìn chằm chằm và đa số là thanh niên. Trước khi đến đảo tôi được nhóm chủ tàu xúi là lên trên đảo phải nói tàu mình bị cướp 2 lần để được ưu tiên định cư sớm và phát nhiều đồ đạt hơn...và thế là sự ngây thơ của tôi và 1 nhóm con gái chưa có chồng không hiểu gì sự đời đã nhanh nhẫu trả lời cái hàng rào đầy thanh niên thô tục đó là bị cướp 2 lần và thế là trận cười ào lên chỉ vào chúng tôi ah...mấy em này bị mỡ hồ sơ rồi và khờ nhất là tôi còn nói lại chưa lên đảo mà sao lại mỡ hồ sơvà lại thêm 1 trận cười nham nhỡ tiếp theo... Thôi đừng có giả bộ...có gì anh mỡ hồ sơ giúp em tôi không hiểu còn nói tiếp cám ơn anh nha và thế là suốt dọc đường đến văn phòng chỉ nghe tiếng cười và đua nhau đòi được mỡ hồ sơ giúp. Tôi được đưa đến căn nhà tự chế của người đến trước vì chỉ là độc thân nên đã vào đó 1 mình . khi vào tới nhà thì 1 người thanh niên chạy tới hỏi em có bị cướp không ? Lại ngu thêm 1 lần nữa dạ có , bị cướp 2 lầnvà thế là hắn cười nắc nẽ hỏi tiếp em bị mấy lần mỡ hồ sơ ?lúc này tôi sinh nghi có chuyện gì không ổn nên không dám trả lời hoặc là hỏi lại và âm thầm rời khỏi nhà đó để kiếm anh chi em họ của mình và chúng tôi cùng ở chung với nhau và cũng đã biết tiếng lóng bị mỡ hồ sơ là gì. Sau 1 tuần tôi được người đi chung thuyền cho biết những dây chuyền có hình phật hoặc chúa là được chủ tàu thái lan không nhận , nhưng nó lại được vào tuí của chủ ghe mình ,vì có người nhận ra được vì bắt gặp chúng lấy bán để ăn sài...Vì quá sợ bị cảnh lẽ loi nên tôi đã ghép tên em họ thành em ruột với người anh họ và cũng vì vậy hồ sơ của tôi đáng lẽ được ưu tiên ̣đi mỹ vì có ba là lính miền nam mà lại chịu cảnh nộp hồ sơ xin vào úc ,thời gian đó việc được nhận đi định cư rất dễ dàng vì nếu qua phái đoàn úc và canada không nhận là mỹ sẽ nhận hết và mọi người đặt tên cho diện đó là hốt rác của mỹ...Dường như số chị trời đã định đi Úc vì hồ sơ khai không đúng và lại khai tuổi nhỏ hơn 2 tuổi vì lúc lên đảo phần đông ai cũng khai gian tuổi nhỏ để được trẻ tuổi hơn.... khi được trình diện phái đoàn Úc tôi và người anh họ quyết định khai thật thà ,người thông dịch viên chưng hững vì quá táo bạo nếu họ ghét sẽ bị dìm hồ sơ luôn không bao giờ thèm ngó tới...Nhưng ngược lại ông người Úc này nhìn 2 anh em mà ôm bụng cười rồi được nhấn mộc nhận vào hồ sơ mà ông ta phải ngồi chờ 15 phút để biên lại tất cả lời khai 2 gia đình. Người thông dịch viên còn cho chúng tôi hay là từ sáng tới giờ ông ta chỉ đóng mộc xù mà thôi. Chúng tôi chờ khoãng gần 2 tháng là có danh sách đi định cư chuyễn đến Kualalumpua thủ đô của mã lai để chờ được đi qua úc .Một thời gian mà tôi sống ở đảo đã cho tôi mỡ mắt với 1 xã hội đầy hỗn tạp ,người thật sự tị nạn chính trị vẫn ít hơn so người không phải là tị nạn chính trị, mà do an̉h hưỡng sự xa hoa và giàu có từ nước tây phương, và khi ấy cộng sản vẫn chưa mỡ cửa để tiếp xúc với thế giới bên ngoài . vì vậy sự đi tìm tự do cũng bắt nguồn từ điểm này vì người dân miền nam đã phải chịu cảnh khổ kèm kẹp thắt chặt mọi sự sinh hoạt. Tiền thì cứ đổi liên tục ,500 được đổi thành 1 đồng, nhà giàu thì bị đánh tư sản liêm phong đuổi về vùng kinh tế mới .Đi đâu cũng phải làm đơn xin phép ...nói chung là quyền tự do con người đã bị tướt đoạt mà miệng chúng vẫn đưa những sự tuyên truyền dối trá và đầy màu mè tô lên cái vẽ đẹp đầy hoang tưỡng của chế độ cộng sản ...Người như chúng tôi vì không thể sống trong 1 xã hội đầy bất công và tăm tối nên mới liều mình bỏ nước ra đi nhưng cũng có 1 số người lợi dụng danh nghĩa tị nạn mà họ quá dễ dàng ra đi vì đa số họ là những người sống vùng biển...nên khi bước chân đến đảo mà tôi đã gặp 1 dàn chào kiểu vô giáo dục này...với những tiếng cười nham nhỡ với sự đau thương của kẻ khác mà chọc ghẹo. Khi qua đến trại giam người tị nạn chúng tôi được chia ra từng khu như khu đi úc , Canada, mỹ , pháp ...Tôi ở đó được 2 tuần thì được kêu đi tập chung để khám sức khỏe và cũng là những chuyện cười nham nhỡ của bọn con trai vô lại vì họ biết là sẽ cởi hết quần áo để khám tuy là không thấy được gì ,vậy mà cũng đến c̉hổ của bọn con gái để chọc ghẹo rồi cười . Vì tôi bị bịnh tim nên bác sĩ khám xong đã bắt buột tôi đi khám bệnh ở nhà thương và thế là tôi phải chờ đợi lâu ̣đến úc hơn những người khác .Khi tôi ở đó được 2 tháng thì 1 ngày có anh cùng sống chung căn nhà họp lại bàn bạc về 1 chị phụ nữ tên liên tuy là có tên sống trong nhà này nhưng chị lại theo bạn trai ở khu khác. Bây giờ chị bị rắc rối vì buôn bán lậu thịt heo bị bắt và chị lại không ngũ tại phòng mình nên có thể chị bị kỷ luật mà không cho đi định cư ở úc nữa , sẽ bị trả về đảo...Chúng tôi cùng đồng lòng gíup chị ấy là nói dối là chị ấy vẫn ngũ ở phòng mình. khi chúng tôi được gọi lên sở cảnh sát mã lai thì trên bàn có 2 người VN đàn ông ánh mắt rất hình sựvà lạnh lùng. Vì 2 người này bị nhận diện là công an nằm vùng nên đã cùng nhau đánh chúng và đã được cảnh sát mã lai cho trú thân trở thành phụ tá đắc lực cho sự điều tra về những ai phạm luật. Chúng tôi ngồi chờ để lần lượt vào phòng kín khi kêu đến tên ai, và tôi là người cuối cùng được kêu vào. khi ngồi xuống ghế 2 người công an đó nhìn chừng chừng vào mắt tôi hất hàm hỏi rồi chỉ vào gốc phòng hỏi có biết chị này là ai không ? thú thật lầ đầu tiên mới thấy mặt chị nhưng trong lòng tôi vì nmuốn giúp chị mà quên đi sợ hãi tôi trả lời lại 1 cách tự nhiên chị này là chị Liên ở chung phòng với tôi Tên ấy vẫn không rời cặp mắt hỏi tiếp Sao cái bà tên Năm kia lại nói chưa từng gặp qua và mọi người trong phòng đều nói không biếtĐây là câu hỏi rất khó trả lời ...nhưng không hiểu sao có phép nhiệm màu nào đó đã cho tôi không còn sợ hải tôi trả lời rất nhanh Vì bà ấy và mọi người trong nhà đều không ở đó lâu và bà năm kia mới tới gần 3 tuần làm sao rõ chị Liên bằng tôi ,vì tối khuya lắm mọi người đều ngũ hết chị ấy mới về, thĩnh thoãng tôi nói chuyện với chị ấy mà Thế là chúng cứng họng không nói được gì cho tôi về...Rồi khoãng đến chiều tôi lang thang đi từ trạm thông tin đi làm để về nhà thì gặp chị Liên và anh bạn trai người hoa chạy vội lại nắm lấy tay tôi nước mắt rưng rưng nói trong xúc động và tôi cũng xém chãy nước mắt theo vì quá mừng cho chị ấy anh chị cám ơn em lắm nếu không nhờ có em là chị bị trả về đảo lại rồi...chị suốt đời nhớ ơn em...Tôi chỉ biết nói không có chi, không có chi...chị được ra là em mừng rồi ...Thật sự tôi chưa quen những lời nói biết ơn với tôi như vậy nên cũng ngượng ngùng lắm, nhưng đó là 1 niềm vui quá lớn của tôi khi thấy mình đã gíup đỡ được người....trong thời gian ở hơi lâu là 3 tháng nên tôi đã chứng kiến 2 cảnh thương tâm .1 là có người thanh niên khoãng 18 tuổi không bao giờ có list để đi mỹ vì bị...người thanh niên đó mặc mũi hiền lành dễ nhìn chưa bao giờ quậy ai chỉ khờ khạo và ngớ ngẫn vì trên đường vượt biên đã chứng kiến người chị khi thuyền bị gặp cướp biển chúng đã hãm hiếp chị gái vì quá tủi nhục nên đã nhãy xuống biển tự tử vì quá thương tâm nên người thanh niên đã bị điên loạn.mặc dù bao lấ̀n mọi người khuyên bảo khi gặp phái đoàn phỏng vấn có muốn đi mỹ không phải trả lời là yes hoặc là gật đầu nhưng em không bao giờ làm vậy chỉ lắc đầu và cứ ở mãi cũng đã 1 năm trôi qua...Còn cảnh thứ 2 là 1 số người bị trả về đảo .1 vài người bị bịnh khó trị và sợ bị lây nhiễm như giang mai, lậu , phong cùi,còn lại là bị kỷ luật và cái tội dám đòi đổi đi nước khác...Ngày đưa tiển mọi người rời trại tôi đã không cầm được nước mắt trước nỗi lo sợ đầy lo lắng về viễn ảnh đen tối với tương lai mù mịt và chờ không biết đến bao giờ mới đươc nhận trở lại định cư..Những ánh mắt đau buồn đó cứ mãi ám ảnh trong đời tôi khi thuyền nhân đã đến bến bờ tự do mà lại bị trả về nơi ngày tháng sống trong thất vọng ê chề...Vì quá xúc động chúng tôi đã bắt tay nhau chào từ biệt , đến khi tôi chìa tay ra với 1 chú cũng lớn tuổi hơn tôi thì chú ấy ngập ngừng không dám đưa tay ra bắt và tôi cứ đưa tay chờ đợi chú ấy cũng đưa tay ra nhưng rất miễn cưỡng và rụt rè...khi nắm bắt tay chú tôi cảm thấy tay chú ấy lỗm chỗm lồi lõm và khô , đến khi mọi người đã ra khỏi trại lên xe búyt thì mọi người mới cho tôi biết là tôi đã bắt tay với chú bị bịnh cùi khô...tôi cũng hơi sốc 1 chút nhưng nhớ lại ánh mắt của chú ấy ươn ướt nhìn tôi và cám ơn tôi là tôi không còn sợ nữa và tôi bình thản đi rữa tay mà không còn sợ sệt nữa... Sỡ dĩ tôi kể lại chuyện này vì tôi muốn nói sự cảm xúc của tôi với thuyền nhân tị nạn là tại sao tôi cứ dấn thân vào mà mọi người đều cho tôi là vô ích và có thể là tôi đang bị lợi dụng...Dẫu tôi cũng đã biết có 1 số người ra đi vì muốn được giàu sang và có tương lai, cũng có 1 số người ra đi vì kinh tế đói kém của mình và cũng có người bị chế độ cộng sản đàn áp về tôn giáo...Cái nhìn của tôi về thời cuộc trước và ngày nay cũng như nhau không có gì khác biệt cả vì 1 xã hội con người không ai giống nhau , tôi không bao giờ bắt chước theo chế độ cộng sản là Thà bắt lầm còn hơn tha lầm mà mình phải bao dung cỏi lòng ra vì cùng 1 dân tộc cùng chung tiếng nói thì phải giúp đỡ thương yêu và bảo vệ lẫn nhau. Chỉ 1 điều khác biệt khi xưa sự đi tìm tự do của tôi tuy gian khổ hơn bây giờ nhưng nếu còn sống thì đường tương lai rất nhiều hy vọng vì thời đó thuyền nhân đã hưỡng được những ân huệ vòng tay mỡ rộng đón chào của liên hiệp quốc , còn bây giờ cánh cữa đã khép lại vì bây giờ khắp nơi đầy chiến tranh và khắp nơi đều muốn đỗ về nước Úc .Mọi người dân Úc đều không muốn mỡ rộng vòng tay để cưu mang 1 gánh năng cho mình và ngay cả đồng hương tị nạn của mình cũng đã ngoảnh mặt lại vì sợ quyền lợi ích cá nhân bị san sẽ và cạn kiệt... Nếu như tôi có bị thuyền nhân lợi dụng thì tôi cũng chấp nhận vì thà để cho dân tộc tôi lợi dụng tôi còn hơn để giặc tàu lợi dụng chính quyền cộng sản ngu xuẫn và thối nát của đất nước mình...Hơn nữa tôi cũng đâu có gì để lợi dụng ngoài trái tim của tôi chỉ muốn làm 1 điều gì nho nhỏ góp phần nào để an ủi những ngày tháng tuyệt vọng nơi trại giam không có tình người này...Tôi chỉ muốn chia sẽ và cảm thông , việc làm của tôi đâu có gì mất mát cho tôi mà nó lại được truyền thêm nghị lực sức mạnh về tình thương dân tộc mình . Việc làm tôi tuy vô tích sự nhưng đó lại là niềm hảnh diện của tôi như mẫu chuyện tôi vừa kể trên với ánh mắt người cùi và những người bị trả về đảo...Tôi sẽ không bao giờ quên những ánh mắt tuyệt vọng đầy bất lực thuyền nhân kia cũng giống như những ánh mắt của thuyền nhân bây giờ vậy...
Posted on: Sun, 01 Dec 2013 13:26:54 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015