[TRIẾT LÝ LÃNH ĐẠO]: MUỐN TRỞ NÊN LỚN HƠN HAY - TopicsExpress



          

[TRIẾT LÝ LÃNH ĐẠO]: MUỐN TRỞ NÊN LỚN HƠN HAY TỐT HƠN? Tại sao câu hỏi này lại quan trọng như vậy? Bởi vì triết lý mà chúng ta lựa chọn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với kết quả mà chúng ta có được trong dài hạn. Câu chuyện David chiến đấu với Goliath cũng tương tự như cuộc chiến của chúng ta giữa trở nên lớn hơn và trở nên tốt hơn. Có một bài báo rất hay được đăng trên Harvard Business Review với tiêu đề ”Focus Entrepreneur Policy on Scale-up, Not Start-Up” by Daniel Isenberg, bài viết này đề cập về việc cần có sự tập trung đúng đắn trong vấn đề phát triển con người & phát triển công ty. Trong bài viết, Daniel bắt đầu bằng câu hỏi: Bạn sẽ chi thêm các nguồn lực xã hội để gia tăng số trẻ em được sinh ra hay để nuôi dưỡng chúng được tốt? Ông tiếp tục dùng câu hỏi này để suy nghĩ về việc thành lập các công ty mới - bạn sẽ mở thêm nhiều công ty hay sẽ xây dựng những công ty tốt hơn? Về vấn đề này, có lẽ ai đó sẽ tranh luận rằng việc đó tùy thuộc vào tình hình. Nếu tỷ lệ sinh của một quốc gia thấp hay nếu tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới thấp, thì có lẽ tốt hơn là tập trung vào việc tăng số lượng trước tiên. Có lẽ như vậy. Nhưng câu hỏi thực sự ở đây đó là bạn sẽ chọn triết lý nào để áp dụng. Người ta không thay đổi triết lý của mình theo hoàn cảnh, họ tìm cho mình một triết lý và gắn bó với nó để hiểu được hoàn cảnh. Trước tiên, chúng ta hãy thử xác định như thế nào là lớn hơn và tốt hơn bằng những thuật ngữ đơn giản trong bối cảnh là nhà lãnh đạo, quản lý và chủ doanh nghiệp. Lớn hơn ở đây là kiếm được nhiều tiền hơn, mở rộng thị phần, tăng số lượng nhân viên. Tốt hơn ở đây là phát triển con người để họ làm việc tốt hơn khi làm việc một mình cũng như làm việc nhóm, tìm ra những cách để phục vụ khách hàng hiệu quả hơn. Vậy, có những triết lý nào mà chúng ta có thể lựa chọn? 1. Chỉ chọn trở nên Lớn hơn 2. Chỉ chọn trở nên Tốt hơn 3. Trở nên Lớn hơn VÀ Tốt hơn 4. Chọn trở nên Lớn hơn trước, rồi trở nên Tốt hơn sau 5. Chọn trở nên Tốt hơn trước, rồi trở nên Lớn hơn sau Đây là một câu hỏi quan trọng nữa: liệu việc trở nên lớn hơn có đảm bảo cho việc sẽ trở nên tốt hơn hay việc trở nên tốt hơn sẽ đảm bảo cho việc trở nên lớn hơn? Thực tế cho thấy quan điểm mặc nhiên đó là ưu tiên cho Lớn hơn. Dòng chảy hiện nay là lựa chọn triết lý 1 & 4. Trở lại kịch bản tỷ lệ sinh và tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới thấp, nếu chúng ta áp dụng triết lý 1 & 4, chúng tôi có thể thành công trong việc tăng dân số nhưng trong thời gian dài hạn, chúng ta sẽ chứng kiến một sự suy tàn trầm trọng vì thiếu đi những người công dân tốt hơn. Nó sẽ tạo nên một vòng lặp lại khi chúng ta chỉ chú trọng vào trở nên lớn hơn và không bao giờ có thời gian cho việc trở nên tốt hơn nữa, khi đó chúng ta sẽ từ từ hủy hoại bản thân và cứ thế lặp lại quá trình đó bởi vì chúng ta đã chọn một triết lý sai lầm. Đây là lý do vì sao người ta cứ cố gắng làm cho công ty lớn hơn nữa nhưng nhân viên lại không được phát triển, dần dần công ty đó cũng sẽ chết. Nhưng nếu người chủ doanh nghiệp vẫn không rút ra cho mình những bài học, anh ta có lẽ sẽ lặp lại sai lầm của mình lần nữa. Để đi ngược dòng, chúng ta phải ưu tiên việc trở nên tốt hơn trước khi trở nên lớn hơn. Điều này có nghĩa là áp dụng theo triết lý 2 hoặc 5 bởi vì điều tôi đang nói ở đây đó là việc trở nên lớn hơn không bảo đảm cho việc trở nên tốt hơn, nhưng việc trở nên tốt hơn thì đảm bảo cho việc trở nên lớn hơn. Chúng ta đều từng nghe câu than vãn này trước đây: “Tôi cần thêm người!” “Giải pháp” đầu tiên chúng ta thường nghĩ tới trong công việc đó là tăng cường nguồn nhân lực thay vì hỏi rằng “Làm thế nào để tôi có thể trở nên tốt hơn?” Chúng ta nên nghiêm túc xem xét việc xây dựng một văn hóa tập trung vào việc trở nên tốt hơn, bắt đầu với chúng ta là những nhà lãnh đạo. Đối với triết lý thứ 3, các chuyên gia cho rằng đó là một sự cân bằng không bền vững. Trong khi có một số nguyên tắc cần được cân bằng như nhau, riêng đối với nguyên tắc này, vấn đề nằm ở chỗ sự ưu tiên. Với một sự cam kết không ngừng nghỉ để trở nên tốt hơn nữa trong việc phát triển nhân viên và trong việc phục vụ khách hàng, họ là bằng chứng cho lý do vì sao việc trở nên tốt hơn là sự lựa chọn và là triết lý đúng đắn. Đi ngược dòng là điều không hề dễ dàng. Trên hết tất cả, đi ngược dòng là đi ngược lại số đông và bạn có thể tìm thấy cho mình một vài người bạn đồng hành. Nhưng nó cũng sẽ đem lại cho bạn những phần thưởng mà không thể tưởng tượng nổi khi bạn nhìn lại chuyến hành trình của mình ở cương vị một người lãnh đạo, một người chủ Doanh nghiệp. Sưu tầm
Posted on: Tue, 16 Jul 2013 05:06:48 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015