Thông báo eMail bạn đọc TRỢ GIÚP - TopicsExpress



          

Thông báo eMail bạn đọc TRỢ GIÚP virus & Spyware ĐẠI HOẠ MẤT NƯỚC MẠNH THƯỜNG QUÂN Dòng thông tin - RSS Subscribe: RSS feed BÁO TỔ QUỐC ủng hộ lời kêu gọi giải thể chế độ cộng sản Việt Nam của Linh mục Nguyễn Văn Lý | baotoquoc SÀI GÒN CHỈ VUI… 10. 2013 Posted on Tháng Mười 26, 2013 bởi BÁO TỔ QUỐC 0 Hoàng Hải Thủy Tù Tầu vác cuốc đi làm khổ sai. Tù Tầu vác cuốc đi làm khổ sai. Tháng 10, 2013, Nhật báo The Washington Post đăng bài: Virginia doctor thwarted in aid mission. Woman from McLean is turned away after traveling to China in hope of treating imprisoned activist Zhu Yufu. Y sĩ Virginia bị từ chối trong nhiệm vụ cứu trợ. Bà Y sĩ ở vùng McLean bị xua đuổi khi đến Trung Quốc với ý muốn điều trị cho Zhu Yufu, người đấu tranh cho Dân Chủ bị tù. Bài của ký giả William Wan viết từ Bắc Kinh. Ông Tù Tầu ZHU YUHU Ông Tù Tầu ZHU YUHU Sơ lược: Bị xúc động vì tình trạng suy nhược của một người Trung Hoa đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ bị giam tù vì tội là tác giả một bài thơ ngắn, một bà bác sĩ người Mỹ đã nghỉ hưu cư trú trong vùng McLean gần bên thủ đô Washington DC – Bà Devra Marcus, 73 tuổi – đã sang Trung Quốc để đến trại tù khổ sai Số 4, ở tỉnh Zhejiang, yêu cầu được gặp người tù chính trị Zhu Yufụ Bà bác sĩ nói rõ ý định: bà gặp để lo việc trị bệnh cho ông Tù Tầụ Viên chức Trại Tù Số 4 không cho bà Marcus được gặp người tù Yufu, họ lấy cellphone của người đàn ông Tầu đi theo bà Marcus để làm việc thông dịch; họ trả lại cellphone sau khi xóa những tấm ảnh ghi hình trại tù trong máỵ Bà bác sĩ Devra Marcus, 73 tuổi, tóc bạn trắng, mang kính trắng, là bà nội, bà ngoại có nhiều cháụ Bà hành nghề y sĩ ở Virginia trong hơn 40 năm, bà diễn tả cuộc đến thăm Trại Tù là một “experience as surreal and at times frightening: sự việc không thực và có lúc dễ sợ.” Từ lúc bà đến Trại Tù tới lúc bà phải đi khỏi đấy là 2 giờ 30 phút. Bà nói: “I figured, what are they possibly going to do to an old Jewish white lady from McLean?” “Tôi nghĩ người ta có thể làm gì với một bà già người Do Thái da trắng đến từ McLean?” Nhiều tổ chức Nhân Quyền trên thế giới đã làm nhiều việc để giúp người tù Zhu Yuhụ Nhiều người cho việc bà Devra Marcus đến ngay Trại Tù yêu cầu gặp người tù có thể gây hại cho bà và cho người tù Zhu Yuhụ Bà Marcus nói bà cũng biết việc bà muốn gặp người tù là rất khó và có ít hy vong, nhưng bà cứ làm. Bà nói: “Việc quan trọng là tôi đến trại tù.” Lần thứ nhất bà Marcus biết về người tù Zhu Yuhu là khi người con của ông Yuhu đến thủ đô Washington để tới Quốc Hội Mỹ nhờ những nhà lập pháp Mỹ lên tiếng bảo vệ ông Yuhụ Anh con ông Yuhu cần nơi trú ngụ. Ông chồng bà Marcus, một cựu viên chức trong chính phủ của Tổng Thống Ronald Reagan, một nhà đấu tranh cho Nhân Quyền, mời ông khách từ Trung Quốc đến ngụ ở nhà ông. Khi được biết ông tù Yuhu đi đứng khó và da toàn thân bị lên những mảng đỏ, bà Marcus thấy bà phải làm một việc gì cho ông tù. Bà nói: “Đó việc y sĩ phải làm khi có người bệnh, y sĩ phải lo cứu họ.” Ông Zhu Yuhu bị án tù 7 năm – án năm 2011 – sau khi ông làm bài thơ có nội dung kêu gọi người trong nước đến Quảng Trường Thiên An Môn biểu tình nói lên ý muốn của họ, nói lên tiếng nói của Trái Tim họ. Bài thơ 12 dòng chữ, có tên là“It’s time “– Cái tên “It’s time” giống như lời bài ca “Sì lai: Thời lai” của quân Tầu Đỏ những năm 1945. Đây là lời bài thơ được dịch sang Anh ngữ: *The poem in question that Zhu Yufu posted on the Internet is “It’s Time”. The following is an English translation by Ạ Ẹ Clark. It’s time, people of China! It’s timẹ The Square belongs to everyonẹ With your own two feet It’s time to head to the Square and make your choice. It’s time, people of China! It’s time A song belongs to everyone From your own throat It’s time to voice the song in your heart. It’s time, people of China! It’s time China belongs to everyone Of your own will It’s time to choose what China shall be.” Bài thơ được ông Zhu Yuhu đưa lên Internet là bài “Đến lúc,” bản dịch Anh ngữ của Ông A.E Clark. Đến lúc, nhân dân Trung Quốc, đến lúc Công Trường là của tất cả mọi người. Với hai chân bạn Đến lúc bạn đi đến Công Trường và nói lên quyết định của bạn. Đến lúc, nhân dân Trung Quốc, đến lúc Bài ca của tất cả mọi người Từ miệng bạn Đến lúc bạn hát lên lời ca trong tim bạn. Đến lúc, nhân dân Trung Quốc, đến lúc Trung Quốc là của tất cả mọi người Với ý chí của chính bạn Đến lúc bạn chọn Trung Quốc sẽ ra sao Trước đó người tù Zhu Yuhu đã bị tù 7 năm – từ 1999 đến 2006 – vì tội đòi Dân Chủ, Nhân Quyền cho dân Trung Quốc. o O o Bà Devra Marcus ngồi nghỉ trước cổng Nhà Tù Tầu Cộng. Thiếu phụ đứng bên bà là bà vợ Người Tù Zhu Yuhu. Bà Devra Marcus ngồi nghỉ trước cổng Nhà Tù Tầu Cộng. Thiếu phụ đứng bên bà là bà vợ Người Tù Zhu Yuhu. Trong hơn 30 năm, bà Marcus và ông chồng bà từng đón tiếp những nhân vật ly khai, bất đồng chính kiến đến thủ đô Hoa Kỳ từ khắp nơi trên thế giớị Mới đầu là những người Tiệp, Bảo, Hung, Ba lan và Nga, rồi có những người Bắc Hàn, Đông Đức. Tới năm 2000 có những người Tầu. Gia đình bà Marcus – dân Nga gốc Do Thái – di cư từ Nga sang Hoa Kỳ năm 1920. Bà Marcus ra đời ở Mỹ, vì là dân di cư từ một nước cộng sản cầm quyền, bà thương cảm những nạn nhân của cộng sản. Bà cộng tác tích cực với Tổ Chức China Aid, Trụ sở ở Texas. Trước hết bà xin chiếu khán vào đất Tầu để du lịch, bà khai bà sẽ đến thăm những Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật. Trong hành lý bà có máy đo áp huyết, kim chích và một số thuốc. Bị hỏi về những thứ này bà nói bà đem theo để dùng cho bà. Ông Kody Knoll là nhân viên Tổ chức China Aid, ông cùng đi với bà Marcus đến đất Tầụ Tại đây họ gặp bà Jang Hangli – bà vợ ông tù Zhu Yuhu – cùng với một ông Tầu biết tiếng Mỹ làm thông dịch; bốn người trên xe hơi đến Trại Tù Số 4 ở Hàng Châụ Một viên chức Trại Tù tiếp họ. Viên chức này không cho biết tên và chức vụ, ông này nói: “Người ngoại quốc không được phép thăm tù..” Bà Marcus đưa trình tờ Thỉnh Nguyện Tổ Chức China Aid gửi Hội Đồng Liên Hợp Quốc và Thư Liên Hiệp Quốc tán thành việc nhân viên Tổ chức China Aid đến Trung Quốc lo việc Nhân Quyền, viên chức Trại Tù Tầu gạt đi: “Liên Hiệp Quốc không có thẩm quyền gì cả.” Viên chức này cho biết bà vợ Zhu Yuhu sẽ được gặp ông chồng tù theo điều lệ của Trại Tù nhưng cuộc gặp không phải là ngày hôm nay. Khi ra cổng trại tù, bà Marcus ngồi nghỉ – như trong ảnh – ông Kody Knoll và bà vợ ông Zhu Yuhu đứng hai bên bà, ông Tầu thông ngôn đã bỏ về trước. Phone về Mỹ cho Tổ Chức China Aid, bà Marcus nói bà thất vọng về chuyến đi nhưng bà thấy ít nhất chuyến đến Trại Tù này của bà cũng có tác dụng tốt. Bà nói: “Tôi muốn ông Yuhu, và chính quyền Trung Quốc biết rằng thế giới chú ý, quan tâm đến người tù Yuhu. Nếu ông tù chết vì bệnh trong tù, chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.” o O o Ông Tù Tầu Zhu Yuhu không phải là người Tầu làm Thơ duy nhất bị bọn Tầu Cộng bỏ tù. Ông Tầu Liu Xiaobo – Lưu Hiểu Ba – Giải Văn Học Nobel 2008 – bị tù từ tháng 12, 2008. Bà vợ ông Lưu Hiểu Bà bị cấm ra khỏi nhà từ tháng 10, 2008. Tổng Giám Mục Desmond Tu Tu làm một Thỉnh Nguyện Thư gửi chính phủ Tầu Cộng, yêu cầu trả tự do cho ông Tù Lưu. 450.000 người trên thế giới ký tên vào bản Thỉnh Nguyện này. Đồng thời 134 ông bà được Giải Nobel ký chung một thư yêu cầu Tầu Cộng trả tự do cho ông Nobel Tầu Lưu Hiểu Ba. Nhưng.. Bọn Tầu Công tỉnh bơ kiêm tỉnh queo. Chúng coi như không có những Thư Xin Tha ấy. Nhà Nobel Lưu Hiểu Ba cứ nằm phơi rốn trong tù dài dài. Bọn Việt Cộng bắt chước y hệt những trò bọn Tầu Cộng làm. Tôi miễn kể tội bọn Việt Cộng trong bài này. Tôi viết đến một vụ bị Tù vì Thơ, Nhạc xẩy ra ở Việt Nam từ năm 1984. Ông Khuất Duy Trác là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Tháng Sáu năm 1975 ông bị đi lao động khổ sai. Một hôm ông cùng các bạn tù – toàn là sĩ quan – cuốc đất, đào mương ở bên đường vào trại tù. Thấy các bà vợ tù vào trại thăm nuôi chồng, một ông tù hỏi: “Sài Gòn có gì vui không, mấy chị?” Một bà trả lời: “Sài Gòn chỉ vui khi các anh về.” Cảm khái vì câu trả lời, ông Duy Trác làm bản nhạc “Sài Gòn chỉ vui khi các anh về.” Ông làm Lời bản nhạc: Tôi đã gặp em bỡ ngỡ tình cờ Đôi mắt ngây thơ đến từ thành phố Ngục tù tối tăm nói với cuộc đời Sài Gòn có vui ? Sài Gòn có vui ? Em ngước nhìn tôi cúi đầu nói nhỏ: “Còn gì nữa đâu thành phố mộng mơ Thành phố đớn đau vẫn còn nhắn nhủ Sài Gòn chỉ vui khi các anh về.” Tôi sẽ về đòi lại quê hương đã mất Tôi sẽ về cùng em lau khô hàng nước mắt Tôi sẽ mời em dạo chơi phố xá tươi vui Những con đường tình, trường xưa công viên tràn nắng mới Tôi sẽ về quỳ bên thánh giá bao dung Tôi sẽ nguyện cầu cho Tình Yêu và cuộc Sống Đem tiếng khóc cười dâng đời khúc hát say mê Cám ơn Sài Gòn tôi sẽ trở về Sài Gòn mến yêu ! Người tình dấu yêu ! Tôi sẽ trở về ! Năm 1980 người tù khổ sai sĩ quan Duy Trác trở về Sài Gòn. Bản nhạc “Sài Gòn chỉ vui..” được gửi ra nước ngoài. Tháng Tư năm 1984 nhạc sĩ tác giả “Sài Gòn chỉ vuị.” bị bọn P25 Việt Cộng bắt. Chúng giam ông 4 năm ở Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu và Nhà Tù Chí Hoà. Ông bị xếp vào nhóm tù văn nghệ sĩ bị bọn Phản Gián VC gọi là “Bọn Biệt Kích Cầm Bút.” Nhóm tù này gồm các văn nghệ sĩ Doãn Quốc Sĩ, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Dương Hùng Cường, Khuất Duy Trác, Trần Ngọc Tự, Lý Thụy Ý và Hoàng Hải Thủỵ Nhóm này có cô Nguyễn Thị Nhạn, nhân viên Nhà Bưu Điện Sài Gòn. Cô Nhạn giúp nhóm văn nghệ sĩ gửi những tác phẩm ra nước ngoài và nhận dùm những tài liêu từ nước ngoài gửi về. Cô Lý Thụy Ý bị bắt tù vì bài thơ trong có hai câu: “Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh? Tôi kiêu hãnh vì tôi là Ngụỵ” Ông Dương Hùng Cường bị bắt về tội viết bài gửi ra nước ngoàị Trong số sáng tác những năm 1982, 1983 của ông có bài “Nếu anh Trương Chi đẹp traị” Ông Trần Ngọc Tự, sĩ quan bị tù khổ sai ở miền Bắc 4 năm. Về Sài Gòn năm 1982, 1983 ông Tự đem máy ảnh đi chụp một số cảnh và người Sài Gòn. Trong lô ảnh này có một số ảnh ghi hình những phụ nữ Sài Gòn rầu rĩ ngồi ở vỉa hè với những mảnh nylon trên bầy một hai bộ chén bát, cái bàn ủi, nồi cơm điện, cái casette ..vv ,,vv.. Và cảnh những thiếu nữ đi rong mua đồ trong những xóm nhà Sài Gòn. Tập ảnh này được đặt tên là “Nhìn em đi anh..” Tập ảnh được gửi ra nước ngoài. Ông Tự bị bọn P25 bắt Tháng Tư 1984. Năm 2005 tôi – CTHĐ – sang Paris, tôi có ý tìm bài “Nếu anh Trương Chi đẹp trai” và tập ảnh “Nhìn Em đi anh.” Tôi không tìm được. Trong 4 năm bị tù từ năm 1984 đến năm 1988, trước ngày ra toà xử, ông Hiếu Chân Nguyễn Hoạt chết ở Nhà Tù Chí Hoà, ông Dương Hùng Cường chết trong xà-lim Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưụ Năm 1986 – trước ngày bọn Cộng Hà Nội họp Đại Hội Đảng Kỳ 6 – bọn Cộng Hồ Chí Minh đưa nhóm Doãn Quốc Sĩ ra toà. Chúng khép nhóm văn nghệ sĩ này vào tội Gián Điệp. Án phạt bọn gián điệp: Tên Đầu Xỏ tử hình, tên thứ hai tù chung thân. Án tối thiểu xủ bọn gián điệp là tù 12 năm. Khi tên nhân viên Toà án vào Nhà Tù Chí Hòa, gọi nhóm Doãn Quốc Sĩ ra nghe đọc lệnh xử, bọn Tòa án không biết người tù Dương Hùng Cường đã chết, tên người tù Dương Hùng Cường vẫn ghi trong giấy gọi ra toà. Bọn nhà báo hai tờ Tuổi Trẻ, Công An om sòm loan tin về vụ Xử bọn Gián Điệp: “Bọn gián điệp sẽ phải cúi đầu nhận tội. Bọn gián đệp sẽ phải chịu những bản án đích đáng với tội trạng..vv..” Bọn ký giả Tuổi Trẻ, Công An nhẩy múa trên gông cùm của người khác. Nhưng năm 1986 chúng định xử nhóm văn nghệ sĩ mà chúng không xử được. Phiên tòa được loan báo, đúng ngày người tù bị đưa từ Nhà Tù Chí Hòa ra toà án nhưng phiên toà bị đình hoãn vô hạn định. Nhóm tù văn nghệ sĩ bị đưa từ toà về Nhà Tù Chí Hoà. Năm 1988 lần thứ hai nhóm văn nghệ sĩ bị đưa ra tòa. Lần này nhóm mất thêm một người: ông Hiếu Chân Nguyễn Hoạt chết trong Nhà Tù Chí Hoà. Trong giấy gọi ra toà vẫn có tên người tù Nguyễn Hoạt. Bọn Ký Giả bị Rọ Mõm báo Tuổi Trẻ, Công An Thành Hồ từng hí hởn loan tin “Bọn gián điệp ra tòa“ im re. Báo Rọ Mõm không loan tin Toà hoãn xử. Vì hai câu Thơ “Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh? Tôi kiêu hãnh vì tôi là Ngụy,” cô Lý Thụy Ý bị án 5 năm tù khổ sai. Vì tội giúp bọn phản động, cô Nguyễn Thị Nhạn lãnh án 4 năm tù khổ sai. Nhà văn Doãn Quốc Sỉ bị án 9 năm tù khổ sai vì tôi viết nhiều bài mô tả đời sống cơ cực, tuyệt vọng của nhân dân trong gông cùm cộng sản. Nhà văn cũng ghi nhận sự thù hận bọn Cộng, và sự khinh bỉ bọn Cộng của nhân dân Sài Gòn. Trong một bài viết ông kể phụ nữ Sài Gòn “liệng những bao giấy báo trong có bông vệ sinh đỏ lòm những máu lên mặt đường, như họ ném những bao máu ấy lên mặt bọn lãnh đạo Cộng sản.” Ông Duy Trác bị án 4 năm tù vì bản nhạc “Sài Gòn chỉ vui..” Ông Trần Ngọc Tự án 4 năm vì tập ảnh “Nhìn Em đi Anh.” Năm 1984- năm 2013. Ba mươi muà thu lá bay… Vèo trông lá rụng đầy rừng Tù đầy phù thế có từng ấy thôi! Hôm nay, một sáng Tháng 10 năm 2013, yên bình viết những dòng chữ này, tôi nhớ lại cảm giác, cảm nghĩ trong hai lần tôi bị đưa từ Nhà Tù Chí Hòa ra toà án. Chúng tôi 8 người vào tù trong một ngày, một đêm. Bốn năm sau chúng tôi chỉ còn 6 người ra toà. 8 mất 2: con số khá cao. Hai anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Dương Hùng Cùng đã chết thảm trong tù. Làm sao tôi quên? Làm sao tôi không thù hận? Tại sao tôi không kể? Tôi còn sống tôi còn kể. RA TÒA, VỀ TÒA, Hoàng Hải Thủy làm trong Nhà Tù Chí Hoà năm 1988. Ra toà trong chiếc xe heo Tay còng, áo dấu, ngặt nghèo bước chân Mấy năm toà xử mấy lần Bồi hồi Em đến, ngại ngần Anh ra. Anh tù Anh ở Chí Hoà Em tù Em ở riêng nhà vắng Anh. Anh làm, Anh tội đã đành. Em làm gì tội, một cành thiên hương. Ma dẫn lối, quỉ đưa đường Đôi ta qua nẻo đoạn trường tới đây. Ra toà trong chiếc xe cây Tay còng, áo dấu dạn dầy bước chân. Tài tử đa cùng Hồng nhan đa truân. Đa tình tài tử, giai nhân Đa đoan thân thế mấy lần biển dâu Biển dâu,, dâu biển mặc dầu Đoạn trường ta vẫn qua cầu nắm tay Về toà trong chiếc xe này Tám năm tòa xử, một ngày bên nhau Thời gian có nghĩa gì đâu, Mặc thời gian chẩy dưới Cầu Thời Gian. Em năm mươi tuổi đang xoan Anh năm muơi tuổi chửa toan về già. Toà về Anh ghé Chí Hoà Tòa về Em trở về nhà đón Anh.
Posted on: Sun, 27 Oct 2013 01:41:56 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015