Thông tin cơ bản về Cộng hòa Gru-dia và quan hệ Việt - TopicsExpress



          

Thông tin cơ bản về Cộng hòa Gru-dia và quan hệ Việt Nam - Gru-dia BỘ NGOẠI GIAO Vụ Châu Âu TÀI LIỆU CƠ BẢN CỘNG HOÀ GRU-DIA I. Thông tin cơ bản: - Tên nước: Gru-dia (Georgia) - Thủ đô: Tbi-li-xi (Tbilisi) - Ngày Quốc khánh: 26/5. Ngày tuyên bố độc lập: 09/04/1991 - Vị trí địa lý: : Tây Nam châu Á, bên bờ biển Ca-xpi, nằm giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Có chung biên giới với Ác-mê-nia (164 km), A-déc-bai-gian (322 km), Nga (723km) và Thổ Nhĩ Kỳ (252 km). Bờ biển Ca-xpi dài 310 km. - Diện tích: 69.700 km2 - Khí hậu: Cận nhiệt đới ôn hoà - Dân số: 4.385.000 người (số liệu cuối 2009) - Dân tộc: người Gru-dia (83,7%), người A-déc-bai-gian (6,5%), người Ác-mê-nia (5,7%), người Nga (1,5%), dân tộc khác (2,6%). - Ngôn ngữ: : tiếng Gru-dia (ngôn ngữ chính thức) chiếm 71%, tiếng Nga 9%, Ác-mê-nia 7%, tiếng A-de-ri 6%, tiếng khác 7%. - Đơn vị tiền tệ: đồng Lari, 1USD = 1,70 Lari (tỷ giá ngày 15/3/2011). - GDP: 10.700.000 USD - Thu nhập bình quân đầu người: 1044 USD - Tôn giáo: đạo Cơ đốc giáo chính thống 83,9%, đạo Hồi 9,9%, Chính thống Ác-mê-nia 3,9%, Thiên chúa giáo 0,8%, không tôn giáo 0,7% (số liệu thống kê năm 2003). - Lãnh đạo chủ chốt: Tổng thống Mi-khai-in Xa-a-ca-sơ-vi-li (Mikheil Saakashvili): bầu ngày 25/01/2004 và tái đắc cử 1/2008. Chủ tịch Quốc hội Đa-vít Ba-crat-de (David Bakradze): bầu ngày 7/6/2008. Thủ tướng Ni-cô-lô Gi-la-u-ri (Nikoloz Gilauri): được Tổng thống bổ nhiệm ngày 29/01/2009. Bộ trưởng Ngoại giao Gri-gô-ri Va-sát-de (Grigol Vashadze) : được bổ nhiệm ngày 10/12/2008. II. Khái quát lịch sử: Thế kỷ VI-X, dân tộc Gru-dia được hình thành. Thế kỷ XI-XII, triều đại phong kiến Gru-dia thịnh vượng nhất. Thế kỷ XIII-XIV đế quốc Mông Cổ, Tác-ta xâm chiếm Gru-dia. Thế kỷ XIV-XV, các cường quốc Tu-ma-rít cai trị Gru-dia. Thế kỷ XVI-XVIII I-ran và Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Gru-dia. Năm 1864, Gru-dia sát nhập vào Nga. Sau cách mạng tháng Mười năm 1917, Gru-dia thành lập chính quyền Xô viết. Ngày 25/01/1921, nước CHXHCN Gru-dia được thành lập. Ngày 12/3/1922, Gru-dia gia nhập Liên bang CHXHCN Xô viết Cáp-ca-dơ. Ngày 05/12/1936 gia nhập Liên bang CHXHCN Xô viết. Trong thời kỳ cải tổ, trước khi Liên Xô tan rã, tại Gru-dia xuất hiện phong trào dân tộc và ly khai do Gam-xa-khu-di-a đứng đầu và đã giành được chính quyền. Gru-dia tuyên bố độc lập ngày 09/04/1991. III. Thể chế nhà nước, chế độ chính trị, đảng phái chính trị, Lãnh đạo chủ chốt (thuộc đảng phái nào): - Thể chế chính trị: Cộng hoà Tổng thống. Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước, đồng thời là người đứng đầu về an ninh và quốc phòng. Nhiệm kỳ Tổng thống là 5 năm, có thể ứng cử lần thứ hai. Bầu cử trực tiếp bằng phổ thông đầu phiếu. - Hiến pháp được thông qua ngày 24/8/1995 - Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm 150 ghế. Tại bầu cử Quốc hội 21/5/2008, đảng cầm quyền của Tổng thống M. Xa-a-ca-sơ-vi-li “Phong trào Dân tộc Thống nhất” được 119 ghế đại biểu, Liên minh đối lập được 17 ghế; đảng Tự do và đảng “Phong trào Dân chủ Cơ đốc giáo” - mỗi đảng được 6 ghế, đảng “Cộng hoà” đối lập được 2 ghế. - Cơ quan hành pháp: Chính phủ là cơ quan hành pháp tối cao, đảm bảo việc thực thi chính sách trong nước và đối ngoại, đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, có quyền bổ nhiệm và cách chức các thành viên trong Chính phủ. *Tình hình chính trị nội bộ: Ngày 26/5/1991, ông Gam-xa-khu-di-a được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Gru-dia sau khi nước này tuyên bố độc lập. Năm 1995, ông Se-va-rờ-nát-de được bầu làm Tổng thống, tái đắc cử năm 2000. Sau “Cách mạng Hoa Hồng” tháng 11/2003, ông Xa-a-ca-sơ-vi-li lên làm Tổng thống (tháng 1/2004), tình hình nội bộ Gru-dia luôn luôn bất ổn. Chính quyền tập trung củng cố quyền lực, chưa chú ý đến cải cách kinh tế, đời sống nhân dân chưa được cải thiện nhiều. Đầu tháng 11/2007 Gru-dia lâm vào khủng hoảng chính trị. Tổng thống tuyên bố tiến hành bầu cử trước hạn vào đầu năm 2008. Ngày 5/1/2008, Ông Xa-a-ca-sơ-vi-li đã tái trúng cử Tổng thống ngay vòng đầu với gần 52 % phiếu ủng hộ. Hiện nay, chính trường Gru-dia vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn; các đảng đối lập tổ chức nhiều hoạt động phản đối, đòi Tổng thống từ chức, đặc biệt là sau xung đột giữa Gru-dia và Nga tại Nam Ô-xê-tia và Áp-kha-dia. * Vấn đề Nam Ô-xê-tia và Áp-kha-dia: Nam Ô-xê-tia và Áp-kha-dia có lịch sử phức tạp, từ thời Sa Hoàng bị thôn tính và sáp nhập vào đế chế Nga; thời Liên Xô, hai vùng này được công nhận là khu tự trị thuộc Cộng hoà XHCN Xô viết Gru-dia trong thành phần Liên Xô. Khi Liên Xô tan rã, giữa Gru-dia và Nam Ô-xê-tia, Áp-kha-dia bùng nổ xung đột đẫm máu do hai vùng này tuyên bố độc lập và ra khỏi thành phần Gru-dia, buộc các bên liên quan phải đàm phán và ký Hiệp định đưa lực lượng gìn giữ hoà bình do Nga làm nòng cốt đến đóng tại đây (Hiệp định Sochi 1992). Tình hình trở nên phức tạp sau khi ông Xa-a-ca-sơ-vi-li lên làm Tổng thống Gru-dia, đặt mục tiêu đưa các vùng lãnh thổ ly khai trở lại Gru-dia thống nhất. Tình hình tại Nam Ô-xê-tia và Áp-kha-dia bắt đầu trở nên đặc biệt căng thẳng từ đầu năm 2008, sau khi Kosovo tuyên bố độc lập. Tháng 8/2008, Gru-dia đã bất ngờ tấn công Nam Ô-xê-tia, buộc Nga phải đưa quân vào Nam Ô-xê-tia. Sau 5 ngày giao tranh, với vai trò trung gian của Pháp (Chủ tịch đương nhiệm EU khi đó), Nga và Gru-dia đã chấp nhận ngừng bắn và rút quân khỏi khu vực xung đột. Nga tuyên bố công nhận độc lập của Nam Ô-xê-tia và Áp-kha-dia, ký với Lãnh đạo hai vùng đất này các Thỏa thuận về hỗ trợ lẫn nhau về quân sự, hỗ trợ về kinh tế - tài chính... Hiện nay, có 4 nước là Nga, Ni-ca-ra-goa, Vê-nê-du-ê-la. Na-u-ru công nhận độc lập của hai vùng đất này. IV. Giới thiệu về kinh tế: Kinh tế Gru-dia chủ yếu dựa vào nông nghiệp (trồng nho, cam…), khai thác ma-giê, đồng, sản xuất rượu nho. Công nghiệp có thế mạnh về ngành chế tạo máy, máy bay, thiết bị điện, gỗ và hoá chất. Gru-dia nhập khẩu năng lượng, trong đó có khí đốt và các sản phẩm dầu khí, ngành thuỷ điện chưa được phát triển; xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng như: rượu, nước khoáng, quặng sắt, các loại xe, hoa quả và lạc. Từ năm 2000 trở lại đây, nền kinh tế Gru-dia đã có những bước phát triển tích cực. Nguồn tài trợ từ bên ngoài đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế cho Gru-dia trong những năm gần đây, cũng như trong việc định hình chính sách và cơ cấu của nền kinh tế. Trong năm 2006, Ngân hàng Thế giới công bố Gru-dia dẫn đầu thế giới về việc cải thiện môi trường kinh doanh. GDP năm 2010 tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên lạm phát còn cao – 7,1%. Trong 11 tháng năm 2010 thương mại Gru-dia-dia đạt 5,8 tỷ USD tăng 19% so với năm 2009, trong đó xuất khẩu đạt 1,394 tỷ và nhập khẩu 4,489 tỷ, thâm hụt thương mại là 3,149 tỷ USD. Gru-dia hiện đang tích cực hội nhập vào các cơ chế hợp tác kinh tế - thương mại thế giới. V. Chính sách đối ngoại: - Gru-dia đã thiết lập và tiếp tục duy trì quan hệ tốt với các nước láng giềng trong khu vực và các quốc gia trong khối CIS như Ác-mê-nia, A-déc-bai-gian,U-crai-na, Thổ Nhĩ Kỳ… - Gru-dia thực hiện chính sách thân Phương Tây và ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng từ Mỹ và Châu Âu. Ngoài ra, Gru-dia cũng chủ động và tích cực tìm cách gia nhập các thể chế của phương Tây, trong đó có NATO. Sau sự kiện Nam Ô-xê-tia tháng 8/2008, phần lớn các nước NATO phản đối việc đẩy nhanh tiến trình kết nạp Gru-dia vào NATO; việc gia nhập NATO của Gru-dia chưa có thời hạn rõ ràng. Ngoại trưởng các nước NATO đề xuất hình thức hợp tác mới giữa NATO và Gru-dia là Chương trình đối tác quốc gia hàng năm. Quan hệ Nga - Gru-dia trở nên căng thẳng. Năm 2009, Gru-dia tuyên bố chính thức rút khỏi CIS. - Là thành viên của nhiều Tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF)… QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM Việt Nam công nhận độc lập của Gru-dia ngày 27/12/1991. Hai nước ký Nghị định thư thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/6/1992. Quan hệ chính trị giữa hai nước là quan hệ truyền thống có từ thời Liên Xô, giữa hai nước không có vấn đề tồn tại cần giải quyết. Tuy nhiên, hai bên không có trao đổi đoàn các cấp, không có tiếp xúc bên lề các diễn đàn quốc tế. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Gru-dia hầu như chưa có gì. Từ ngày 23/10/2008 Đại sứ quán ta tại Ca-dắc-xtan kiêm nhiệm Gru-dia. Đại sứ quán Gru-dia tại Bắc Kinh (Trung Quốc) kiêm nhiệm Việt Nam./.
Posted on: Sat, 13 Jul 2013 00:47:21 +0000

Trending Topics



ght:30px;">
Edgar & Ellen: 2009 Wall Calendar If you want to find any book
A New Glimpse Of Paul Thomas Anderson’s Inherent
12.30 Christine Le Roux I saw a little white girl (approximately

Recently Viewed Topics




© 2015