Thậm chí nếu Trung Quốc sở hữu mọi thực thể ở - TopicsExpress



          

Thậm chí nếu Trung Quốc sở hữu mọi thực thể ở Biển Đông và mọi thực thể đều có yêu sách biển 200 hải lý hoặc chúng nằm ở điểm ở giữa thì các lô dầu khí này, dù là một nửa, cũng không nằm trong yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Các lô dầu khí đưa ra bởi Hà Nội và Manila đưa ra một ví dụ minh họa khác. Trên bản đồ, các lô mầu đỏ được khai thác bởi các công ty dầu khí, còn màu trắng thì không. Như quý vị có thể nhìn thấy Trung Quốc thường xuyên phản đối các hoạt động trong các lô dầu khí mà phần lớn không nằm trong khu vực tranh chấp. Như vậy, nếu công ty dầu khí của quý vị xem xét đầu tư các lô dầu khí tại Biển Đông hoặc chính phủ xem xét việc tạo ra các lô dầu khí, cách phân tích này rất hiệu quả. Sự khác biệt giữa một lô dầu khí trong khu vực tranh chấp và một lô dầu khí nằm ngoài khu vực tranh chấp chỉ là một vài dặm nhưng một vài dặm trong khu vực không tranh chấp sẽ có cơ sở pháp lý và đạo đức hơn khu vực tranh chấp. Cho phép tôi kết thúc bằng việc khẳng định lại là chúng ta không nói là tranh chấp sẽ không thay đổi hay các lô dầu khí này là tranh chấp pháp lý thực sự. Trách nhiệm của các bên tranh chấp là làm rõ các yêu sách của mình để chúng ta có thể sửa đổi thêm bản đổ. Một số bên đã thực hiện vài bước đi nhỏ. PLP đang dẫn đầu vấn đề này. Năm 2009, Philippin ban hành Luật đường cơ sở trong đó quy định rằng các đảo sẽ chỉ được hưởng quy chế theo UNCLOS. Họ thiết lập đường cơ sở thẳng và xác định EEZ từ đường cơ sở nhưng họ không xác định thềm lục địa mà họ yêu sách. Cùng lúc đó, Việt Nam và Malaysia xác định một phần thềm lục địa của mình nhưng không phải tất cả. Malaysia chưa công bố đường cơ sở thẳng chính thức họ yêu sách mặc dù họ thể hiện trên bản đồ. Đường cơ sở thẳng Việt Nam vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Trong khi đó dễ dàng chỉ ra Trung Quốc là nước không làm rõ các yêu sách chủ quyền của mình. Mỗi bên yêu sách phải có trách nhiệm làm rõ yêu sách của mình trước nhất. Tôi hi vọng quý vị sẽ thú vị khi nhận bản báo cáo vào đầu tháng 7. Đối với những người cảm thấy hứng thú tôi xin mời qúy vị phân tích và khiến bản báo cáo trở nên có giá trị đối với mục đích riêng của quý vị. Các quý vị hãy nói cho tôi biết nếu có gì trong bản báo cáo quý vị cảm thấy chưa chính xác. Các bản đồ này nhằm mở ra các cuộc tranh luận và chỉ ra các bước nên thực hiện để kiểm soát tranh chấp. Ernest Bower: Cảm ơn Greg đã có bài trình bày mở đầu thú vị để thảo luận. Tôi xin thông báo mở diễn đàn cho phần hỏi đáp. Nếu quý vị có câu hỏi gì xin hãy nêu tên, tổ chức. Chúng ta sẽ đi một vòng quanh khán giả. Christian Le Mière (Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế - IISS Anh): Dự án rất hữu ích và giúp ích cho phần thảo luận trong tương lai. Tôi có một câu hỏi liên quan đến yêu sách của Trung Quốc đối với 9 lô dầu khí ngoài bờ biển Việt Nam. Liệu Trung Quốc có thể yêu sách các lô dầu khí nằm trong vùng thềm lục địa mở rộng của họ, chứ không phải EEZ vì thềm lục địa mở rộng sẽ cho họ quyền đối với nguồn tài nguyên đáy biển và dưới đáy biển hơn là các quyền tại EEZ đối với các nguồn tài nguyên biển. Gregory Poling: Câu trả lời ngắn gọn của tôi là không. Trung Quốc rõ ràng có quyền yêu sách thềm lục địa của bất cứ đảo nào đủ quy chế để hưởng thềm lục địa của riêng nó. Tuy nhiên quy định của UNCLOS rất rõ ràng, mỗi quốc gia chỉ được hưởng tối thiểu 200 hải lý thềm lục địa, và EEZ và họ có thể yêu sách thềm lục địa mở rộng thêm 150 hải lý nếu không có tranh chấp ở đó. Giả dụ bạn có một hòn đảo cách bờ biển chưa đến 200 hải lý thì EEZ và thềm lục địa phải được xác định sử dụng các biện pháp đường trung bình. Trung Quốc không thể nào yêu sách các lô dầu khí theo UNCLOS rằng thềm lục địa từ các đảo có thể mở rộng 200 hải lý trong khi thềm lục địa Việt Nam chỉ mở rộng 100 hải lý. Yann-Huei Song (Viện Nghiên cứu Trung Cộng – Academia Sinica, Đài Loan): Cảm ơn vì bài phát biểu rất xuất sắc. Câu hỏi của tôi liên quan yêu sách của Đài Loan. Phạm vi của yêu sách đối với Đông Sa trong đường chữ U được nhắc đến trong bản báo cáo như thế nào? Gregory Poling: Trong bản báo cáo rõ ràng là chúng tôi loại trừ quần đảo Đông Sa vì là tranh chấp song phương giữa Trung Quốc và Đài Loan trong bối cảnh tranh chấp ở Biển Đông là duy nhất. Yêu sách của hai bên đối với quần đảo như nhau. Khi chúng tôi xem xét vẽ yêu sách Philippin trong báo cáo, chúng tôi đã mặc định dùng điểm ở giữa quẩn đảo Đông Sa và yêu sách của Philippin vì dù là yêu sách của Trung Quốc hay Đài Loan đều có chung điểm giữa từ quần đảo Đông Sa. Về đường chữ U, chúng tôi lại mặc định một lần nữa là Đài Loan cũng yêu sách giống như Trung Quốc vì chúng tôi chưa bao giờ được nghe khẳng định khác nào từ Đài Loan. Bản báo cáo làm rõ đây là nỗ lực đầu tiên để khuyến khích các bên làm rõ yêu sách của mình, nếu những gì đang được mặc định là không đúng đắn, các bên cũng cần công khai làm rõ. Nhưng cho đến nay, những gì mà chúng tôi biết cho thấy Đài Loan đang yêu sách đường chữ U. Và cho đến khi Đài Loan làm rõ yêu sách chúng tôi phải mặc định rằng Đài Loan sử dụng các cơ sở giống như Trung Quốc. Ernest Bower: Xin hỏi còn câu hỏi hoặc bình luận nào không? Cảm ơn Greg vì đã khởi đầu rất tốt. Chúng ta sẽ nghỉ giải lao để dùng cafe và sau đó sẽ quay lại với phiên đầu tiên. Hội thảo “Quản lý Căng thăng ở Biển Đông” được tổ chức bởi CSIS vào ngày 5-6 tháng 06 năm 2013 tại Washington D.C, Mỹ.
Posted on: Wed, 26 Jun 2013 23:16:23 +0000

Trending Topics



v class="stbody" style="min-height:30px;">
A vida passa.. E os momentos são únicos! Por isso:...Viva!!!
E facil dar um beijo dificil e entregar a alma com sinceridade,
When a man’s heart is full of deceit it burns up, dies and a

Recently Viewed Topics




© 2015