Thứ bảy, 20/07/2013 Giới buôn bán Việt Nam chờ đợi - TopicsExpress



          

Thứ bảy, 20/07/2013 Giới buôn bán Việt Nam chờ đợi kinh tế khởi sắc lại Lien Hoang 19.07.2013 VIỆT NAM — Trên một con phố nhộn nhịp, anh Nguyễn Lai gần như bị ngập trong đống quần áo chiếm chật cửa hàng nhỏ của anh. Anh có quá nhiều hàng tồn đọng, từ những chiếc ao thun cho đến những cái ô dù, đa số nhập từ nước bạn Kampuchea. Nhưng việc bán hàng mấy năm nay đã trở nên khó khăn hơn, khác với nhiều năm trước khi mà số bán cao có nghĩa là anh có nhiều mặt hàng tồn kho hơn. Vào lúc xế chiều, nhận một điếu thuốc đốt sẵn do bạn mời, anh nói, “Ồ trước kia tôi thường bán được nhiều hàng lắm.” Những ngày làm ăn khá giả đó là cách đây đã 7 năm rồi. Mọi sự đã khựng lại đối với anh Lai và cả nước. Ðó cũng là vào cùng thời gian Việt nam bước vào thời kỳ tăng trưởng chậm chạp tệ hại nhất hồi gần đây trong tư cách một nền kinh tế thị trường mới mẻ. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới trong tuần nay nói rằng Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng 4% trong nửa đầu năm 2013. Tỷ lệ đó ngang với tỷ lệ năm 2012, đánh dấu 6 năm liền tổng sản phẩm quốc dân gia tăng ở mức chưa tới 7% kể từ khi Việt Nam chuyển qua con đường tư bản với các cải cách Ðổi Mới trong thập niên 1980. Lần chót nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức thấp như thế này vào cuối thập niên 1990, là lúc châu Á rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính gay go nhất. Theo Ngân hàng Thế giới, các nước Á châu đang phát triển có mức tăng GDP trung bình là 7,5%, so với mức 5% của Việt Nam. Ðiều đó có nghĩa là nước này sẽ báo cáo mức tăng trưởng tụt hậu so với Indonesia và Philippin trong thời gian 2012-2013, một điều chưa từng xảy ra từ hai thập niên. Báo cáo của ngân hàng tiếp tục đưa ra lời cảnh báo rằng một nguy cơ nghiêm trọng về cơn bệnh kinh tế là các giới chức Việt Nam có thể cảm thấy phải thực hiện các biện pháp kích hoạt. Ðổi lại, các biện pháp đó có thể làm tăng giá các mặt hàng tiêu thụ, và đó là một mối lo ngại kéo dài bởi vì lạm phát đã lên tới 23% vào tháng 8 năm 2011. Một sự tăng thêm vào lúc này sẽ đe dọa tiến bộ trong khi Việt Nam “bước vào năm thứ ba của tình trạng tương đối ổn định,” với lạm phát ở mức 6,7% vào tháng 6 năm nay. Nhưng bất kể triển vọng u ám đó, báo cáo của Ngân hàng Thế giới lẽ ra phải xét nhiều hơn tới các kế hoạch của chính phủ nhằm cải cách ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước, theo nhận định của ông Phạm Ngọc Bích thuộc cơ quan Chứng khoán Saigon. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Bích nói: “Phải mất thời giờ, bất kỳ điều gì liên quan đến cải cách nhà nước, cải cách thuế khóa, đều cần có thời gian. Ta không thể thực thi những cải cách ấy trong một tuần, phải không?” Trong tháng này, ngân hàng trung ương dự trù sẽ khai trương Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam, có trách nhiệm thanh lý các khoản nợ xấu. Các giới chức nói các khoản nợ không được thanh toán chiếm tới 6% toàn bộ số tiền cho vay. Nhưng cơ quan đánh giá Fitch nếu thắc mắc làm thế nào ngân hàng mới hoạt động này có thể xử lý hàng tỷ đôla nợ xấu khi chỉ có 24 triệu đôla để làm việc. Ngân hàng Thế giới ca ngợi công ty quản lý tài sản, thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của nhà nước, là “bước rõ rệt nhất” mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đang thực hiện để cứu chữa khu vực ngân hàng. Nhưng Ngân hàng nói để đạt được thành quả tốt, ngân hàng mới này phải kiểm toán một cách chính xác mức độ các khoản nợ xấu và mua lại với giá thị trường, chứ không phải giá trên sách vở. Tiến trình này nằm trong khuôn khổ một kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng lớn hơn mà Ngân hàng Thế giới cho là thiếu sót. Trong báo cáo, Ngân hàng viết rằng, “việc sát nhập nhiều ngân hàng yếu với nhau đã không nhất thiết tạo ra được một ngân hàng mới lành mạnh và vì thế các vấn đề tiềm ẩn vẫn chưa được giải quyết.” Nếu Việt Nam muốn tránh được tình trạng tăng trưởng chậm kéo dài theo lời cảnh báo của báo cáo, ít người tin rằng điều đó có thể thực hiện mà không có sự cải tổ các xí nghiệp quốc doanh của quốc gia cộng sản này. Các cơ chế lớn rõ ràng là không hiệu quả và thiếu minh bạch, nhưng Ngân hàng Thế giới nói các nỗ lực cải cách các cơ chế này cho đến nay vẫn chậm chạp và manh mún. Tuy nhiên, những cải cách ấy chỉ ra những chọn lựa cho Việt Nam, nơi không phải tất cả những kết quả nghiên cứu trong bản báo cáo đều là u ám. Nước này đang hưởng một thế quân bình mậu dịch tốt đẹp nhất từ trước đến giờ. Khoản dự trữ đã tăng gấp đôi trong 2 năm, và Việt Nam đang có mức thặng dư lớn nhất. Nay ưu tiên là giải quyết các ngân hàng thương mại và các xí nghiệp quốc doanh. Ông Bích nói: “Một khi quả bóng bắt đầu lăn chúng ta sẽ có các kết quả kinh tế tốt đẹp trong 3 đến 5 năm tới đây. Tôi tin tưởng nhiều hơn vào lúc này so với 2 năm trước.”
Posted on: Sat, 20 Jul 2013 13:19:38 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015