Thứ năm, 03/10/2013 Ngày hòa bình Biển Đông, hòa - TopicsExpress



          

Thứ năm, 03/10/2013 Ngày hòa bình Biển Đông, hòa bình thế giới nhưng... Ngoại trưởng Mỹ và thế giới tiến bộ đều ủng hộ Việt Nam trong quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông trong hòa bình. Ngoại trưởng Mỹ và thế giới tiến bộ đều ủng hộ Việt Nam trong quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông trong hòa bình. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn không thay đổi chiến lược và khăng khăng giữ quan điểm sai trái của mình về khu vực nóng này. Thế giới ủng hộ giữ Biển Đông hòa bình Ngày 27/9, ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông nhanh nhất có thể. Phát biểu trong cuộc họp với các bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại thành phố New York, ông nhấn mạnh: "Khu vực Biển Đông quy tụ các cảng biển đông đúc, nhộn nhịp nhất thế giới cũng như các tuyến đường biển quan trọng nhất". Nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ cũng đã hối thúc các thành viên thuộc ASEAN nhanh chóng chuyển sang ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, tránh đưa ra lời đe dọa, ép buộc và dùng vũ lực trong vấn đề này. Cùng ngày, phát biểu tại Phiên thảo luận Cấp cao của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thẳng thắn đưa ra quan điểm: "Việt Nam trước sau như một nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đồng thời vì lợi ích chung, phù hợp với luật pháp quốc tế". Nhưng Thủ tướng không quên chỉ ra thực trạng hiện nay: "Biển Hoa Đông, Biển Đông vẫn chưa lặng sóng vì những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Chỉ cần một hành vi thiếu trách nhiệm sẽ có thể dẫn tới xung đột, thậm chí dẫn tới chiến tranh". Việt Nam cũng nhận được rất nhiều sự đồng tình của nhiều quốc gia khác. Ngày 25/9, Tổng thống Pháp - François Hollandeủng hộ lập trường nhất quán của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Đồng quan điểm trước đó, ngày 1/7, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp gỡ với Thủ tướng Nhật Bản - Noda Yoshihiko. Thủ tướng Noda cũng bày tỏ ủng hộ lập trường của Việt Nam về bảo đảm hòa bình, ổn định và tự do, an toàn hàng hải ở biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trước đó không lâu, ngày 31/5, tham dự đối thoại Shangri-La lần thứ 12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của Việt Nam về vấn đề biển Đông, trước sau như một: "Tôi xin nhấn mạnh lại rằng, là một quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982. Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi ASEAN và Trung Quốc cùng nhau thực tâm, chân thành thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực xây dựng COC. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng chung". Trung Quốc muốn độc chiếm để mơ giữ mạch máu siêu cường Tuy nhiên thực tế Biển Đông chưa được như thế giới mong muốn. Trong bài phân tích của mình, TS Trần Trường Thủy chỉ ra rằng Trung Quốc không yên tâm với tình thế hiện tại khi việc đảm bảo an toàn cho các tuyến đường vận tải trên biển (SLOC) lại thuộc về hải quân Mỹ. Bởi vì, bản thân Trung Quốc muốn bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng mang tính sống còn đối với nền kinh tế Trung Quốc, chẳng hạn như các tuyến đường qua Biển Đông và Eo biển Malacca. Nguyên nhân cũng do đối với Trung Quốc, một cường quốc khu vực đang trên con đường trở thành cường quốc toàn cầu, hiện đang nỗ lực gia tăng ảnh hưởng tại châu Á và cụ thể là Đông Nam Á thì Biển Đông là "sân sau" quan trọng để bảo vệ đại lục trước các cuộc tấn công từ biển. Nếu như trên đất liền, Trung Quốc chỉ có thể tạo được ảnh hưởng chiến lược đối với 3 quốc gia giáp ranh (Lào, Myanmar và Việt Nam), thì trên biển, mà cụ thể là Biển Đông, Trung Quốc có thể tạo ảnh hưởng đối với tất cả các quốc gia Đông Nam Á. Ngoài ra, để bảo vệ các lợi ích kinh tế và chính trị đang gia tăng của mình, hải quân Trung Quốc đang chuyển hướng sang các hoạt động viễn dương. Do vậy, Biển Đông giờ trở thành khu vực để Trung Quốc tập dượt và là bàn đạp để vươn ra ngoài. Theo Tướng Daniel Schaeffer, về khía cạnh quân sự, Trung Quốc muốn đặt Biển Đông trong vòng kiểm soát của mình một phần là bởi vùng biển này là quân cờ quan trọng trong tổng thể chiến lược nhằm bao vây và cô lập Đài Loan, buộc Đài Loan phải thống nhất với đại lục trong đại chiến lược trở thành siêu cường của Trung Quốc. Về phương diện năng lượng, Biển Đông được dự đoán chứa đựng tiềm năng dầu khí rất lớn. Mặt khác, để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng, Trung Quốc và các quốc gia ASEAN đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng. Hiện Trung Quốc đang tập trung khai thác dầu mỏ, khí đốt tại các khu vực càng gần càng tốt. Vì vậy, Biển Đông trở thành tâm điểm chiến lược an ninh năng lượng của nước này. Vì những mục tiêu, lợi ích sẽ đạt được từ tranh chấp biển Đông, Trung Quốc sẵn sàng đáp trả bất cứ thế lực nào. Tiêu biểu như để đáp lại những động thái vừa qua của Mỹ trên Biển Đông và việc Đài Loan nhận máy bay trinh sát, chống ngầm hiện đại của Mỹ, Trung Quốc cũng tiết lộ những thành tựu về hệ thống vũ khí A2/AD được cho là dành riêng để đối phó với Mỹ. Đồng thời, truyền thông Trung Quốc cũng đồng loạt đăng tải nhiều bài viết, dẫn lời các học giả mang hàm tướng, tá thuộc phe "diều hâu" về việc máy bay P-3C xuất hiện ở Biển Đông. Cơn sốt siêu vũ khí, vũ khí độc hại lại làm cho tình hình ngày càng căng thẳng. Vì theo ông Đỗ Văn Long, một chuyên gia quân sự của Trung Quốc đã từng không ngại khẳng định: "Càng có cơ hội thực tế, quân đội sẽ càng chủ động và vững vàng khi có tranh chấp". Quân sự, vũ khí là vậy, còn ở góc độ ngoại giao, tại cuộc họp báo hằng tháng, ngày 27/9, đề cập đến cuộc tập trận chung gần đây giữa Mỹ và Philippines trên Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh khuyến cáo các các quốc gia trong khu vực không nên hành động tùy tiện, thiếu thận trọng dựa vào sự hỗ trợ của các thế lực bên ngoài khu vực. "Hòa bình, ổn định và thịnh vượng là nguyện vọng của nhân dân trong khu vực và cần phải được tất cả các bên liên quan gìn giữ, duy trì", ông Cảnh cho hay. Bên cạnh đó, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng nhấn mạnh: "Các nước bên ngoài khu vực nên có nhiều hành động ủng hộ hòa bình và ổn định hơn, chứ không nên gieo rắc bất đồng". Philippinese dốc toàn lực để bác bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông Ngày 28/9, nhiều phân tích cũng chỉ ra, chính phủ Philippines đang tích cực kìm kiếm những giải thích về các giới hạn lãnh thổ theo các quy phạm pháp luật trong UNCLOS của các đảo, đá, bãi cát ngầm, bãi cạn như Scarborough, một phần nỗ lực khẳng định yêu sách chủ quyền của Philippines trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Storey, một học giả thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nhận xét, Philippines đã dồn một lượng lớn nguồn vốn chính trị trong ván cờ pháp lý này và họ muốn đảm bảo nó sẽ thành công mà không phụ thuộc vào chi phí. Philippines đã thuê luật sư Paul Reichler từ trung tâm luật Foley Hoag ở Washington, giáo sư luật Philippe Sands, Alan Boyle và Bernard Oxman từ trường luật đại học Miami tư vấn cho mình trong vụ kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai UNCLOS trên Biển Đông với đường lưỡi bò phi pháp, vi phạm trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của các nước ven Biển Đông, trong đó có Philippine. Và đương nhiên khi đã khởi kiện, nếu Philippines đưa ra các chứng lý ít thuyết phục sẽ rất nguy hiểm, Bắc Kinh sẽ được đà theo đuổi yêu sách (phi lý) của họ ở Biển Đông, thậm chí Trung Quốc sẽ còn hung hăng hơn những năm vừa qua. Theo Reuters thì Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam đều sẽ đặc biệt quan tâm theo dõi diễn biến của vụ kiện này.
Posted on: Thu, 03 Oct 2013 16:03:08 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015