Trong một xã hội có rất nhiều quan hệ khác nhau. Các - TopicsExpress



          

Trong một xã hội có rất nhiều quan hệ khác nhau. Các quan hệ này được điều chỉnh bằng nhiều loại quy phạm khác nhau. Đó có thể là quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật... Trong số các loại quy phạm này, thì quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng, điều chỉnh đại đa số các mối quan hệ trong xã hội. Pháp luật chính là sự thể hiện ý chí của Nhà nước. Mà Nhà nước chính là đại diện của toàn thể nhân dân. Vì thế, các quy phạm pháp luật được ban hành theo một trình tự chặt chẽ đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp – văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Việc đưa một quy định vào Bộ luật hình sự được tính toán dựa trên các quan hệ xã hội trong thực tế và các quy phạm pháp luật quốc tế cũng như quy phạm pháp luật của Việt Nam. Thực tiễn tại Việt Nam đã cho thấy, có nhiều người dựa vào các quyền tự do dân chủ được pháp luật quy định để tiến hành các hành vi phạm tội xâm phạm các quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức, các cá nhân. Chẳng hạn như trường hợp đối tượng Đinh Nhật Uy là Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn AT, chuyên Photo và sửa chữa máy vi tính, ngụ số nhà 584, Quốc lộ 62, phường 6-TP. Tân An và ấp 4, xã Mỹ Phú (Thủ Thừa-Long An). Huy đã có hành vi soạn thảo, đăng lên trang blog cá nhân của mình những bài viết, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, không đúng sự thật, xâm phạm các lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức. Ngoài ra còn có thể kể đến Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào. Từ đây có thể thấy, sự tồn tại của điều 258 của Bộ luật hình sự là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn khách quan khi trong xã hội vẫn có những đối tượng thực hiện các hành vi được quy định trong điều 258. Trong thời gian gần đây, một số blogger, trong đó nổi lên là blogger Châu Văn Thi, Bùi Tuấn Lâm đã có những bài viết kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc chú ý và yêu cầu Nhà nước ta xóa bỏ điều 258 Bộ luật hình sự: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Các blogger này đưa ra quy định trong điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”. Tuy nhiên, không biết các blogger trên không đọc hết hay cố tình không đọc đến khoản 2 điều 29 của bản tuyên ngôn nhân quyền: “Khi thực hiện các quyền và tự do, mỗi người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật với mục đích công nhận và tôn trọng quyền và tự do của những người khác và để thực hiện các yêu cầu công bằng về mặt đạo đức hoặc đảm bảo các phúc lợi trong xã hội dân chủ”. Vì vậy, sự tồn tại của điều 258 là hoàn toàn phù hợp với các quy định trong bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc. Chồng sách cao ngất không thể che đậy óc đậu của Bùi Tuấn Lâm Thiết nghĩ, các blogger trước khi đăng các bài viết hay lời kêu gọi của mình nên tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật quốc tế, các quy định pháp luật Việt Nam. Đừng nhận xét theo kiểu phiến diện, không đặt trong tổng thể, dễ dẫn đến sự hiểu lầm của các bạn đọc. Hãy nhớ các cụ đã dạy “Uốn lưỡi bày lần trước khi noi
Posted on: Sat, 30 Nov 2013 15:13:44 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015