"Trên thực tế, sự chuyển từ “cấm” qua “không - TopicsExpress



          

"Trên thực tế, sự chuyển từ “cấm” qua “không thừa nhận” chẳng tạo ra thay đổi gì với cuộc sống của cộng đồng LGBT. Hiện tại, không có ai đến xin đăng ký kết hôn và cuộc sống chung của các cặp cùng giới hầu như không bị can thiệp. Dự thảo hiện tại còn kém hơn Luật hôn nhân trước năm 2000 khi hôn nhân giữa hai người cùng giới tính không được đề cập. Bằng việc tiếp tục duy trì sự “không thừa nhận” này, Việt Nam xếp mình vào một nhóm rất nhỏ các nước ghi cấm hôn nhân cùng giới trong luật như Burundi, Cambodia, Honduras, Uganda hay Zimbabwe. Theo một đại biểu từ cộng đồng LGBT, đề xuất hiện tại thiếu tính nhân văn vì nó không nhằm giúp các cặp đôi tăng cường gắn kết tình cảm, sự sẻ chia trong cuộc sống và điều kiện thuận lợi để vun đắp hạnh phúc gia đình. Dự thảo chỉ lo đến “hậu sự” của quan hệ cặp đôi cùng giới. Có nghĩa, luật chỉ giúp các cặp đôi giải quyết các hậu quả pháp lý khi họ chia tay. Điều này có nghĩa, người đồng tỉnh chỉ được “hưởng lợi” từ Luật hôn nhân và gia đình khi họ chia tay nhau, và có tranh chấp về tài sản và con. Còn nếu họ không chia tay hoặc chia tay theo thỏa thuận, thì Luật HN&GĐ không ảnh hưởng gì đến cuộc sống chung của họ. Tuy nhiên, điều làm cộng đồng LGBT thất vọng nhất chính là sự bất bình đẳng được tiếp tục luật hóa, đi ngược lại nguyên tắc không phân biệt đối xử và bảo vệ quyền con người như tuyên bố của chính phủ. “Không công nhận hôn nhân giữa hai người cùng giới tính” chính là từ chối quyền kết hôn và mưu cầu hạnh phúc của 1,65 triệu người đồng tính ở Việt Nam. Nó cũng đi ngược lại điều 52 của Hiến pháp quy định “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Duy trì điều này cũng làm ảnh hưởng đến hình ảnh và vị thế của Việt Nam trong con mắt người dân, và bạn bè quốc tế."
Posted on: Fri, 20 Sep 2013 07:10:07 +0000

Recently Viewed Topics




© 2015