Trường Sinh Học Dasira Narada 27 tháng 3 Gặp người - TopicsExpress



          

Trường Sinh Học Dasira Narada 27 tháng 3 Gặp người dùng thiền định mở luân xa chữa bệnh cho 6 vạn người Thứ tư - 27/03/2013 15:14 Bà Hồ Thị Thu (58 tuổi, người ở thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) mỗi ngày dùng đến gần chục tiếng đồng hồ để ngồi ...Xem thêm Hình ảnh: Gặp người dùng thiền định mở luân xa chữa bệnh cho 6 vạn người Thứ tư - 27/03/2013 15:14 Bà Hồ Thị Thu (58 tuổi, người ở thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) mỗi ngày dùng đến gần chục tiếng đồng hồ để ngồi thiền. Bà ngồi bất động, muỗi đốt no bụng máu rồi lặng lẽ bay đi hay rụng xuống xung quanh, bà cũng kệ. Cháy nhà chết người xung quanh, bà cũng kệ. Bà khuyên các học viên cần có tâm thế rũ bỏ, hỉ xả, từ bi, tha thứ, bớt tham, sân, si đi. Tất cả bệnh tật từ cái việc con người ta ham hố, không thanh thản, không cho đầu óc mình được nghỉ ngơi mà ra. Bà bảo, sách viết, người Ấn Độ nói, kẻ nào mỗi ngày ngồi thiền dăm ba tiếng đã được xem như cái gì đó giống như “Phật sống” rồi. Bà có thể ngồi im như tượng cả ngày, các luân xa (huyệt đạo) khai mở, bà đang tự chữa bệnh cho mình và tính đến nay đã chữa bệnh cho hơn 6 vạn người trong xã hội. Cái phương pháp chữa bệnh đó đã được thế giới biết đến không ít. Bà chỉ nặng lòng hơn, chỉ quyết liệt và đắm say hơn để quên thân xác mình, quên tất tật mọi thứ của đời mình, mà hiến dâng vì hạnh phúc cho những người cùng bệnh, cùng khổ. Người ta khỏi bệnh, thấy lối trị bệnh ấy sao mà “màu nhiệm” đến khó tin, người nọ mách người kia. Lúc nào cũng có hàng trăm người đến nhà bà xin được học thiền trị bệnh, có hàng đoàn người nô nức đến chắp tay bà tạ ơn cứu mạng, bà chỉ mỉm cười nói một câu hài hước bằng tiếng xứ Phù Cát vô cùng khó nghe… Rồi bà lặng lẽ cầm danh sách những bệnh nhân mới đến, đôn đáo đi tìm công an Cát Hiệp để đăng ký tạm trú. Chứ hễ kê sót trường hợp nào là người ta đến xử phạt nặng lắm. Năm ngoái (vì bệnh nhân đến lúc nửa đêm, không kịp khai báo), chồng bà là ông Võ Ngọc Anh đã phải bán một lứa lợn lấy tiền nộp phạt. Bà Thu hiện là Phó Chủ tịch Hội Tâm năng dưỡng sinh tỉnh Đắk Lắk, bà đi khắp cả nước trị bệnh cứu người miễn phí. Thuê xe ôtô 45 chỗ, cả làng vào suối nước nóng xin học thiền Bà Thu bảo (và người viết bài này cũng là người đã 4 năm theo môn phái thiền chữa bệnh của bà, từng đi theo bà chiêu sinh mở lớp, nên biết rất rõ) bà đã từ cõi chết trở về với căn bệnh ung thư phổi, đã di căn sang gan, đã suy tim, suy thận mạn, bệnh viện trả về để chờ mai táng từ cách đây hơn 20 năm. Thế nên, sau khi được tiếp cận với môn học trong 21 tháng 14 ngày liên tục tại tỉnh Bình Dương, thấy mình được sống, đã sống khỏe suốt 23 năm qua (!) – bà đã coi như mình nợ phương pháp chữa bệnh “thần kỳ” này một kiếp sống. Cô Hồ Thị Thu sắc sảo, tảo tần bán gạo nước lẻ tẻ kiếm ăn lần hồi ở xã Cát Hiệp cát trắng như tuyết năm xưa xem như đã chết. Người đàn bà ngồi im như tượng Hồ Thị Thu bây giờ, tóc bạc rồi, thỉnh thoảng lại thổ ra một bụm máu tươi do bệnh ung thư phổi chưa bao giờ khỏi hẳn – đã có một kiếp sống khác. Bà là một tín đồ của môn học kia. Thầy đã trao cho bà sự sống, bà xuống núi và đi khắp nhân gian trao truyền bí quyết cứu rỗi đồng loại đó, bà sẽ tình nguyện làm điều này cho đến hơi thở cuối cùng. Tính đến nay, hơn 6 vạn người trên khắp cả nước, từ Bắc chí Nam, lên Tây Nguyên, dọc miền Trung đã tìm đến bà Thu để học thiền. Bà từng mở lớp với nhiều… tổng biên tập báo; lớp ở Quảng Nam thì toàn… công an. Lớp ở Đắk Lắk, Bình Định thì đủ thành phần, trong đó lãnh đạo tỉnh cũng kha khá. Người viết bài này, trong lúc bệnh trọng, khó tin là mình có thể tiếp tục sống sót, đã theo một lớp bà Thu dạy khai mở huyệt đạo rồi ngồi thiền ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, đến nay bệnh đã cơ bản được khống chế. Lúc đầu, ở thị trấn Sông Thao (Đông Phú) và xã Sai Nga trong huyện Cẩm Khê có vài người bệnh nặng, thuốc tây thuốc ta bó tay, họ nghe đồn có “cô Thu” ở Phù Cát chữa bệnh mà chả dùng thuốc thang gì, không thu đồng nào của người học, không nhận tiền cảm ơn của người khỏi bệnh. “Chỉ việc ngồi im như tượng là xong” – một người tặc lưỡi nói vẻ hài hước. Thế là không còn đâu bấu víu, không còn gì để hy vọng, họ có bệnh thì… vái bừa đi. Họ bắt xe khách vào Phù Cát. Giữa suối nước nóng Hội Vân nóng 85 độ C. Ngâm gà xuống một lúc là chín, thả trứng sống nhúng xuống là ăn ngon lành, họ được dạy ngồi thiền. Thiền trong vườn điều xanh ngát, trong khi chồng và con cô Thu vẫn loanh quanh xách bình thuốc sâu đi chăm sóc hoa màu, vẫn nuôi gà lợn như bất cứ nông hộ nào khác. Họ tự bỏ tiền ra nuôi sống cái dạ dày mình, mỗi tháng đóng vài nghìn đồng tiền cho người cháu của bà Thu trả cho cán bộ quản lý điện nước khi người ta đến thu. Tuyệt nhiên không mất gì nữa. Và nhiều người đã khỏi bệnh. Bà con choáng váng. Có nguyên lãnh đạo huyện Cẩm Khê, người nhà đương kim lãnh đạo huyện, hiệu trưởng nhà trường, giáo viên, cán bộ các ban ngành cùng tham gia học thiền. Dần dà đông quá, bà con thuê cả những chiếc xe khách 45 chỗ đi trọn gói vào xã Cát Hiệp tìm “cô Thu” nhờ “dang tay độ thế”. Số người học đông quá, tính kỹ ra, mỗi người phải mất tiền triệu, vài triệu, thậm chí cả chục triệu nếu đi máy bay và ở nhà nghỉ. Bà Thu ngẫm thấy thương, thấy quyến luyến, và bà nghĩ, tại sao mình không đi tàu bay ra ngoài Hà Nội, bắt xe khách lên Cẩm Khê dạy cho bà con? Một chuyến đi của “cô” sẽ giúp cho bà con mình đỡ tốn hàng trăm, đến năm sáu trăm triệu đồng. Khắp cả Việt Nam, cứ thấy ai lấy một xu của người học, thì kẻ đó không phải đệ tử của “cô Thu”. Khi bà Thu có mặt, tôi cũng là vị khách duy nhất lặn lội từ thủ đô theo học. Lúc ấy phần vì túng quẫn với sự bế tắc của bệnh tật: Hở van tim, hay ngất vặt, dạ dày bị phù nề xung huyết, uống thuốc nhiều sinh ra sỏi thận với các cơn đau thận cấp phải đi cấp cứu, đấy là chưa kể bệnh trào ngược cực kỳ khó chịu, kèm theo các hệ lụy liên tục gây mất tiếng nói, đau rát cổ xuyên ngày đêm, vai cổ gáy lúc nào cũng đau như bị tra tấn. Đôi lúc người đơ ra như tượng, đau đến mức đã ngồi thì ngồi im và không tự nằm xuống được; đã nằm thì nằm im không tự ngồi lên được. Thuốc tây và các đơn kê bừa bãi của bác sĩ làm bệnh của tôi ngày càng nặng, bệnh nọ bị hậu quả của thuốc tây làm cho xọ sang bệnh kia, đặc biệt là triệu chứng trầm cảm, liên tục muốn tự tử hoặc giết người mỗi khi phẫn uất. Bấy giờ, tôi nghĩ một cách hoài nghi: Học cũng chẳng mất gì, biết đâu “phúc chủ lộc thầy” nó lại khỏi bệnh. Hoặc ngồi im như tượng, thoát khỏi tục lụy trần gian một thời gian, có khi bớt stress, tự cơ thể mình hàn gắn vết thương cho mình. Hoặc giả dụ bà Thu có phù phép ma tà vô lý quá, thì cũng được… cái phóng sự đích đáng! Bờ sông Hồng hun hút gió, những rặng xoan chín mọng thơm ngòn ngọt rụng quả xuống lối quê rồi quả xoan ủng lên men hoài nhớ... Sương lơ mơ phủ dọc con đê sông Hồng, cái rét của năm 2008 ấy như cắt da cắt thịt. Bàn tọa và đùi người học thiền cứng như đá vì máu tụ, vì lạnh cóng của cái nền nhà kho hợp tác xã ẩm thấp. Hàng trăm người tụ tập xem cô Thu, cô dẫn theo một số môn đệ đã qua học “cấp 3” (cấp cao) trong môn học để phụ giúp cô truyền dạy, mở huyệt đạo cho học viên mới. Nam có, nữ có, già có, trẻ có, tất cả đều mang phong cách của nhà Phật. Lặng lẽ và nhân từ, không khoa trương, cũng không cố làm ra vẻ giản dị. Người tụ tập đông đến mức, trước đó, những người tổ chức đón “cô Thu” ra Cẩm Khê đã phải báo cáo, xin phép chính quyền bằng văn bản và được sự đồng ý cẩn thận. Chúng tôi nghe giảng, bà Thu nói suốt từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối, từ tối đến khuya. Lý do là người theo học quá đông, thay vì mở một lớp như dự kiến, bà phải mở ba lớp sáng, chiều, tối. Khóa học kéo dài một tuần, vừa lý thuyết, vừa thực hành ngồi thiền cùng bà Thu; rồi bà Thu và các “tông đồ” trực tiếp mở luân xa trên đỉnh đầu, trước trán, dọc sống lưng mỗi học viên. Người ta có 7 luân xa, bà Thu chỉ có quyền năng mở 6 luân xa. Bà ngồi thiền chăm chỉ hơn học viên, một là để gương mẫu, hai là hằng ngày hằng giờ bà vẫn phải ngồi như tượng để tự cứu mình khỏi đủ thứ bệnh nan y khác. Chúng tôi học suốt một tuần, bà Thu giảng say sưa, nói như thổ huyết ra, nói trong nước mắt về những trải nghiệm chết lâm sàng của mình; rằng tôi là hồng nhan bạc mệnh thế đó, rồi tôi đi học thiền trong… nghi ngờ, được chăng hay chớ. Thế rồi tôi thoát án tử hình ung thư, cả làng cả nước đến xem tôi, họ tưởng tôi là hồn ma hiện về. Bà khuyên các học viên cần có tâm thế rũ bỏ, hỉ xả, từ bi, tha thứ, bớt tham, sân, si đi. Tất cả bệnh tật từ cái việc con người ta ham hố, không thanh thản, không cho đầu óc mình được nghỉ ngơi mà ra. Lúc ngồi thiền, cần tập trung “quán tưởng”, từ bỏ hết mọi lo toan thường nhật, hãy nghĩ đến môn học, nghĩ đến tấm gương “ông tổ môn học”: Tiến sĩ y khoa Đasira Narada – một con người thành đạt và thông tuệ, người gốc ở Sri Lanka, người từ bỏ quyền quý tột đỉnh để vào hang núi, vào mênh mông sa mạc tuyết trắng ngồi thiền suốt 18 năm, tìm cách mở luân xa cho mình và bí quyết (chìa khóa, tần số) khai mở giúp người khác. Nghĩ đến một lối sống thanh thản, vị tha, hiến dâng cho cộng đồng, bà Thu đặc biệt không bao giờ chấp nhận lấy tiền, hay quà gì của bất cứ ai. Bà bỏ tiền ra thuê nhà nghỉ rẻ tiền ở phố huyện để dạy thiền, “tiết kiệm vài trăm triệu cho bà con” khỏi phải đi hơn nghìn cây số vào Phù Cát theo học. Nhiều bô lão (hầu hết người học thiền là người già) đem rau cỏ thịt thà đến, bà Thu từ chối, “con nhận của cô, thì chẳng lẽ không nhận của người khác? Coi như hôm nay con đã nhận của cô, từ mai cô đừng mang cho con nữa nhé”. “Thôi, con trả rau và cá cho bà, chỉ xin bà cho con cái rổ nhựa này, con vẫn đi mua rau, nhưng chưa kịp mua rổ. Thịt cá thì con ăn chay trường, thiết gì cái đó, các cụ cầm về giúp con”. Bà Thu tuyên bố ở tất cả các lớp học: Tôi dạy thiền giúp đời, cũng là để giúp tôi thực hiện lời tâm nguyện với thầy tôi, với môn học đã cứu sống tôi. Cả nước này, có nhiều cơ sở do đồng môn, hoặc học trò của tôi đang dạy. Nhưng có một cách để kiểm tra xem người ta có phải là người của môn phái tôi, học trò tôi hay không, hỏi rằng họ có thu tiền của học viên hay không! “Cô Thu” và môn đệ của cô, thề với trời đất, nói sai thì trời tru đất diệt, không bao giờ tôi lấy tiền/quà của người bệnh, của học trò, dưới bất cứ hình thức nào. Chúng tôi làm việc vì cái tâm, vì lòng biết ơn môn học. Nó rất khoa học, không có gì dị đoan, tà đạo hay thần bí cả. Tác giả bài viết: ĐỖ DOÃN HOÀNG Nguồn tin: laodong.vn 106Thích · · Chia sẻ Trường Sinh Học Dasira Narada 25 tháng 3 Chuyện về thiền sư Vinh Tây – ông tổ trà Nhật Bản Thứ sáu - 22/03/2013 06:03 Thiền sư Vinh Tây (Myōan Eisai) (1141 – 1215) vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, dòng Hoàng Long. Ông được xem là vị Tổ khai sáng Thiền tông tại Nhật Bản. Sư đến Trung Quốc hai lần và ông cũng là thầy đầu tiên của Đạo Nguyên Hi Huyền, người khai sáng dòng Thiền Tào Động tại Nhật. Và, cũng là vị tổ sư của ...Xem thêm 1Thích · · Chia sẻ Trường Sinh Học Dasira Narada 25 tháng 3 Chuyện về thiền sư Vinh Tây – ông tổ trà Nhật Bản Thứ sáu - 22/03/2013 06:03 Thiền sư Vinh Tây (Myōan Eisai) (1141 – 1215) vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, dòng Hoàng Long. Ông được xem là vị Tổ khai sáng Thiền tông tại ...Xem thêm Hình ảnh: Chuyện về thiền sư Vinh Tây – ông tổ trà Nhật Bản Thứ sáu - 22/03/2013 06:03 Thiền sư Vinh Tây (Myōan Eisai) (1141 – 1215) vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, dòng Hoàng Long. Ông được xem là vị Tổ khai sáng Thiền tông tại Nhật Bản. Sư đến Trung Quốc hai lần và ông cũng là thầy đầu tiên của Đạo Nguyên Hi Huyền, người khai sáng dòng Thiền Tào Động tại Nhật. Và, cũng là vị tổ sư của Trà Nhật Bản. Vào thế kỷ XII, hai nước Trung – Nhật vẫn chưa hề có mối quan hệ bang giao chính thức, thế nhưng việc giao thương buôn bán giữa hai nước, việc qua lại giữa tăng nhân thì càng nhiều, những cao tăng Nhật tới Trung Quốc để học tập sau đó quay về tổ quốc hoằng dương phật pháp ngày càng nhiều. Thiền sư Vinh Tây là một trong những người đó. Vinh Tây vì muốn nghiên cứu Phật pháp mà hai lần sang nhà Tống, trong lần thứ hai ông tham bái Hư Am Hoài Xưởng hòa thượng ở chùa Vạn Niên được truyền thừa cho pháp mạch tông Lâm Tế Hoàng Long, sau đó quay về và phát triển thành dòng thiền tông chính của Nhật Bản. Thiền sư Vinh Tây sau khi từ Tống quay về nước tận tâm hoằng dương Phật pháp, dưới sự thúc đẩy không ngừng của ông Thiền tông ngày một phát triển mạnh mẽ, về sau có không ít các các thiền sư Trung Quốc qua Nhật Bản càng làm cho tông Lâm Tế ngày một vững mạnh, nên Vinh Tây còn được tôn làm thiền sư sơ tổ của phái thiền Lâm Tế, Nhật Bản. Thông tuệ siêu quần, chuyên tâm khổ học Thiền sư Vinh Tây sinh ra trong một gia đình mộ đạo tại Bị Trung (bây giờ là Okayama), học hỏi Phật pháp từ nhỏ. Khi 8 tuổi theo cha đọc sách Câu Xá, Bà Sa những kinh sách uyên bác thâm sâu, 11 tuổi theo Tịnh Tâm thượng nhân chùa An Dưỡng. Năm 14 tuổi, có người từng cười ông rằng: Ông tuy có tài biện luận giỏi giang, đáng tiếc là lại vừa lùn vừa xấu. Vinh Tây trả lời rằng: Vua Thuấn ở huyện Xích, Án Anh tể tướng nước Tề, chưa từng nghe nói ai là người cao cả. Những người này nghe xong cũng tự lấy làm hổ thẹn. Vinh Tây biết rằng mình quá thấp mà hơi ngượng ngùng nên tự phát nguyện công tu tập để thay đổi điều đó. Trước khi ông lên đàn lễ thì đã tự đo chiều cao của mình ở cây trụ trước điện, lễ đàn xong xuôi thì thấy dường như thân mình đã cao hơn trước không ít. Năm 19 tuổi theo sư tới Tỷ Duệ sơn tu học giáo nghĩa Thiên Thai tại Kinh Đô (Kyōto), trung tâm của Thiên Thai tông tại Nhật Bản. Sư chú tâm học hỏi tất cả những lý thuyết căn bản của Thiên Thai tông và cả Mật giáo của tông này (Thai mật) trong thời gian ở tại đây. Vào Tống cầu pháp, Diệp Thượng tổ sư Vinh Tây tuy đã học rất sâu kinh tạng thế nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ. Được biết Thiền tông ở Trung Quốc rất thịnh hành, chính vì thế năm ông 28 tuổi sư có ý định đi vào Trung Nguyên. Ông đi thuyền tới tới Minh Châu. Sau đó tới Thiên Thai sơn đi lễ thánh tích, gặp được rất nhiều điều kỳ lạ. Mùa thu năm đó có hạn lớn, quận chủ liền mời Vinh Tây cầu mưa, trong lúc lập đàn tràng, thân thể của Vinh Tây tỏa ra ánh sáng tới tận trời xanh, một lúc sau thì mưa lớn đổ xuống. Do trừ được hạn hán nên quận chủ liền phong tặng danh hiệu Thiên Quang. Người đời còn gọi là Thiên Quang tổ sư. Lần sang Trung Quốc đầu tiên (1168) đã mang đến cho Sư một ấn tượng về Thiền tông tại đây. Chuyến du học này kéo dài không lâu (7 tháng) và kết quả chỉ là những bài luận của Thiên Thai tông tại Trung Quốc mà Sư mang trở về quê nhà. Sư đem sách dâng cho Tăng chính. Tăng chính khen rằng: Nay người nếu đem được giáo lý này mà truyền bá thực là công đức vô lường vậy! Vinh Tây về nước cho tới lần thứ hai vào Tống với thời gian chừng hơn 20 năm, một mặt kết hợp thực tiễn và nghiên cứu giữa Mật giáo và Thiền giáo. Một phương diện nữa trong thời gian đó ông còn đi truyền thụ pháp hội quán đỉnh và viết các sách vở Mật giáo. Sư tuy là người kiêm tu Thiền và Mật thế nhưng lúc này ông chuyên sâu hơn về Mật giáo. Ông tiếp nhận quán đỉnh của nhiều vị đại sư. Do Vinh Tây ở Diệp Thượng phòng nên còn xưng tụng là phái Diệp Thượng. Lần 2 vào Tống, Thiền pháp đông truyền Tới năm 47 tuổi, Vinh Tây quay lại Tống hy vọng có thể từ đường Trung Quốc đi tới Ấn Độ. Tháng 2 năm đó ông vượt biển tới được Lâm An (Hàng Châu) gặp gỡ với An Phủ thị lang, dâng tấu rằng muốn được đi qua Ấn Độ nhưng tri phủ lấy lý do là quan ải không thông nên từ chối, Vinh Tây không có cách nên đành đi tới Thiên Đài sơn ở Xích Thành, theo học với Hư Am Hoài Sưởng thiền sư. Hư Am thiền sư là đệ tử đích truyền của phái Lâm Tế Hoàng Long, cũng là bậc thiền môn trưởng lão. Qua bao nhiêu thời gian chuyên tâm tu tập ở đó mới thực sự đạt được chứng ngộ. Sau đó mới được thiền sư Hư Am ấn khả và truyền thừa tông pháp chính tông của Thiền pháp. Có lần sư sai người lấy một cành cây bồ đề do thiền sư Đạo Thuỵ trồng đưa cho thương thuyền mang về Nhật Bản. Khi đó Ông nói: Nước ta còn chưa có giống cây này, hãy thử trồng một cành để nghiệm chứng cho thiền phái của ta, nếu như cành cây mà không sống được thì đạo của ta không được thịnh đó. Cây đem về trồng cành lá xum xuê, sáu năm sau vào tiết xuân phân liền chia nhánh từ cây gốc qua Đông Đại Tự, vài năm sau lại chia nhánh trồng ở Kiến Nguyên Tự, hai cây ở đây tới giờ vẫn đang còn xum xuê cành lá. Sau đó ông từ biệt thiền sư Hư Am để quay về nước, Hư Am truyền thụ Bồ Tát giới, pháp y, ấn thư, bát, toạ cụ, bảo bình, tích trượng, phất trần và các pháp cụ khác giao cho Vinh Tây cố gắng giữ gìn, về nước để khai thị cho chúng sinh. Hoằng dương Thiền pháp Vinh Tây về nước đúng lúc Hộ bộ thị lang đang xây dựng chùa chiền, nhân đó liền mời Vinh Tây ở lại trụ trì để giáo hóa. Sư ban phát thiền quy, lúc đầu mới chỉ có hơn mười người, chẳng lâu sau thì tăng chúng ngày một đông. Năm sau Vinh Tây mở ra rất nhiều giảng đàn truyền bá giới luật, mở tự viện, chế định thiền quy, tuyển thuật kinh luận dần dần càng được sự chú ý của các bậc đại sư trong nước. Vinh Tây sau khi vào kinh truyền bá Thiền tông, dẫn tới chuyện đố kỵ của tăng đồ các tông phái cũ. Trong đó có Lương Biện tìm cách xúi giục tăng đồ tấu lên triều đình cuối cùng dẫn tới lệnh cấm Thiền tông. Theo Diên bảo truyền đăng lục ghi chép Hoàng đế hạ chiếu lệnh để hỏi, sư đáp rằng: “Thiền tông của nước ta không phải ngày nay mới có, ngày xưa các vị truyền giáo đại sư đã có truyền phép trực chỉ nhân tông của Thiền tông. Lương Biện ngu muội viết những điều xằng bậy. Thiền tông nếu đã là điều sai thì các vị truyền giáo là sai, các vị truyền giáo là sai thì phép của phái Thiên Thai cũng là không có, thế nếu Thiên Thai đã không có rồi thì có gì để mà cự tuyệt? Có thể thấy rằng tăng đồ không hay được ý của tổ sư!” Đương thời có những người hiểu biết, nghe được lời của Thiền sư biết là người đức cao lại có tài học, nên lại chung tay góp sức giúp đỡ để tuyên dương thiền pháp. Sư lại xây dựng Vạn Thánh Tự, kẻ tham thiền ở khắp nơi đều tới, thanh danh ngày càng vang dội. Đây là một hình thức thiền viện đầu tiên của Nhật Bản. Sư tuyển ba cuốn Hưng Thiền hộ quốc luận đây là cuốn sách thiền đầu tiên của Nhật Bản, nói tới Thiền rất quan trọng đối với quốc gia. Phật pháp và vương pháp cùng hỗ trợ cho nhau, chủ trương Phật giáo tới cùng cực là thiền. Lại viết một cuốn “Xuất gia đại cương”, nói về những thiên chức của tăng nhân. Năm đầu Chính Trị, do sự công kích càng ngày càng mạnh mẽ, Vinh Tây liền chuyển tới Liêm Thương (Kamakura) tới bái yết mạc phủ tướng quân là Nguyên Thực Triêu, cũng may được mạc phủ tín nhiệm. Năm sau nhân gặp pháp hội Nguyên Thực Triêu lễ thỉnh Vinh Tây làm đạo sư, con cái về sau cũng quy y, hiến đất xây chùa về sau gọi là Thọ Phúc Tự, được sự ủng hộ của mạc phủ mà Thiền pháp cũng được truyền rộng hơn. Thủy tổ trồng trà – Trà thiền nhất vị Tuy thời kỳ Nại Lương đã có người mang trà tới Nhật Bản nhưng hoàn toàn không thịnh hành. Sư đem cây trà từ Tống về trồng ở Thánh Phúc Tự, lại tặng cho nhiều người, chẳng lâu sau cây càng được truyền bá rộng rãi, sư nhờ đó cũng được người đời xưng tụng là thuỷ tổ của Trà Nhật Bản. Thời Tống nhờ Thiền tông lưu hành rộng rãi mà uống trà cũng trở thành một thú vui, vừa giúp người ta tỉnh táo, giải khát lại chữa được bệnh tật nên thiền lâm dần dần dấy lên phong trào uống trà. Nghi lễ của việc uống trà đi kèm với hành pháp trở thành một. Tư tưởng Trà thiền nhất vị do chính Vinh Tây đưa Trà phong của Tống vào Nhật Bản. Xây dựng phong tục tu trà ở trong các thiền viện cũng là do công đức của thiền sư. Vào cuối đời sư lại tuyển một cuốn sách là Ngật trà dưỡng sinh ký. Năm Kiến Bảo thứ 2 Vinh Tây dâng trà lên chữa trị được bệnh nhiệt cho Nguyên Thực Triêu, từ đó phong khí uống trà cũng thịnh hành trong dân gian hơn. Sư cổ suý Thiền tông, đề cao tinh thần nghiên cứu thiền, xây dựng nên học phong một thời. Về sau không ít các thiền sư do bất mãn với chính quyền của nhà Nguyên sang Nhật Bản nên các thiền phái trở nên phát triển, công đức của Vinh Tây càng lớn lao. Năm Kiến Bảo thứ nhất, sư nhận chức Tăng Chính, tới năm Kiến Bảo thứ 3 Thọ Phúc Tự được xây dựng xong, cùng mùa hè năm đó sư hơi có bệnh, rồi thị tịch. ông thị tịch vào năm 75 tuổi pháp lạp 63 tuổi. Tác giả bài viết: HỒNG NHUNG Nguồn tin: Sưu tầm 1Thích · · Chia sẻ Trường Sinh Học Dasira Narada 25 tháng 3 Nghệ thuật Thiền Thứ hai - 25/03/2013 05:44 Nghệ thuật thiền là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Ngay cả triết lý Thiền, hay tôn giáo Thiền cũng chưa phải là những vấn đề được đa số người Việt hiểu một cách đúng đắn và đ...Xem thêm Hình ảnh: Nghệ thuật Thiền Thứ hai - 25/03/2013 05:44 Nghệ thuật thiền là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Ngay cả triết lý Thiền, hay tôn giáo Thiền cũng chưa phải là những vấn đề được đa số người Việt hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ. Trong khi đó, tại một số nước trên thế giới, Thiền đã là một khái niệm rất phổ biến. Đặc biệt, ở Nhật Bản và Trung Hoa, Thiền đã trở thành một triết lý sống, một lối tư duy có ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống văn hóa xã hội. Xuất phát từ góc nhìn văn hóa du lịch, chúng tôi xin đề cập những vấn đề cơ bản của triết lý Thiền và nghệ thuật Thiền, xem đó như một bước khởi đầu cho ý tưởng xây dựng một loại hình du lịch mới ở Việt Nam: Du lịch Thiền. Nội dung cơ bản của triết lý sống Thiền dựa trên quan điểm về sự hướng nội của mỗi cá nhân. Sống theo triết lý Thiền là sống với “cái thực tại”, bỏ đi những căng thẳng, lo âu của quá khứ và tương lai, tập trung vào hiện tại, vào hoạt động đang làm. Hiện nay, giá trị của triết lý sống Thiền đã được các nhà tâm – sinh lý học hiện đại chứng minh. Họ khẳng định, Thiền sẽ giúp người ta rèn luyện nội tâm, làm chủ các cảm xúc, thư giãn tuyệt đối, từ đó có thể điều chỉnh dòng ý thức và tập trung tư tưởng vào công việc đang làm. Thiền cũng thúc đẩy các cá nhân tham gia nhiều hơn vào các hoạt động mang tính Thiền định, giúp con người thoát khỏi những căng thẳng của đời sống thường ngày, tìm ra được những điều chân, thiện, mỹ của thế giới và từ đó có thái độ tốt đẹp hơn với cuộc sống, với con người. Xuất phát từ mục đích muốn tạo dựng một môi trường phù hợp để có thể giúp chứng nghiệm ra những cái hay, cái đẹp trong từng hoạt động cụ thể, các Thiền sư đã sử dụng một số loại hình nghệ thuật và đưa vào đó triết lý Thiền. Các loại hình nghệ thuật này được gọi là nghệ thuật Thiền tông. Hiện nay, nghệ thuật Thiền tông không còn là hoạt động của riêng các Thiền sư nữa mà nó đã trở thành dạng hoạt động phổ biến của những người muốn tìm tới cái hay, cái đẹp của nghệ thuật Thiền, của triết lý sống và lối tư duy theo kiểu Thiền. Có thể hiểu rõ hơn về nghệ thuật Thiền thông qua một số hoạt động sau: Tranh Thiền đã xuất hiện ở Trung Hoa từ cuối đời Đường và được phát triển mạnh ở đời Tống, được du nhập sang Nhật và được phát triển bởi Thiền sư Sesshu Toyo (1420 – 1506). Đặc điểm nổi bật của tranh Thiền là sự đơn giản tối đa trong kỹ thuật và nội dung tranh. Tranh chỉ sử dụng hai màu trắng (của giấy) và đen (của mực). Nét bút được tiết giảm. Khoảng trống trong tranh nhiều. Tranh được vẽ trên giấy tuyên hoặc lụa (những chất liệu mỏng, dễ bị mục rách, hút mực nhanh). Dụng cụ vẽ là bút làm bằng lông thú ngậm rất nhiều mực. Nội dung tranh Thiền thể hiện sự hướng nội. Khi vẽ, người nghệ sĩ vẽ tranh cứ để mình trôi theo dòng cảm xúc một cách tự nhiên. Đặc biệt, khi vẽ tranh Thiền, người họa sĩ phải thật sự tập trung tâm tưởng bởi mỗi nét bút khi phóng ra phải là duy nhất, không dừng lại, không sửa chữa, không tô điểm, nếu không giấy sẽ rách, mực sẽ nhòe và tranh sẽ hỏng(1). Tranh Thiền nhìn thật giản đơn, thật mong manh và không theo một quy luật nào cả, thế nhưng, người thưởng tranh nếu tập trung tư tưởng sẽ nhìn thấy trong đó một nhịp sống kỳ diệu, một vẻ đẹp tuyệt vời của chân tâm, của thế giới. Chỉ có đen và trắng nhưng nó đã tượng trưng cho những cặp mâu thuẫn của cõi nhị nguyên: trắng/đen, sướng/khổ, đúng/sai, thật/giả, đẹp/xấu, có/không… Vẽ hoặc ngắm tranh Thiền là cách để giúp con người ta Thiền định, tĩnh tâm, đưa mình vào thế giới của suy tưởng trực giác và nhìn thấy những vẻ đẹp tuyệt vời của thế giới nội tâm. Thư pháp, ban đầu, tại Trung Hoa được viết chung với các tranh Thiền như là lời minh họa ý dưới dạng thơ hay vài từ ngắn gọn. Sau này, thư pháp được tách riêng và trở thành một loại hình nghệ thuật được người phương Tây thán phục. Đặc trưng của nghệ thuật thư pháp Thiền là người viết mặc sức thể hiện các nét chữ trên giấy, không dự đoán trước và cũng không theo quy tắc viết nào. Tâm ra sao thì viết như vậy. Khi viết thư pháp cũng là lúc Thiền sinh tập trung hoàn toàn trí lực, tâm sức để thể hiện trạng thái của tâm. Ngắm nhìn một bức thư pháp cũng là lúc con người ta đắm chìm vào thế giới của cảm xúc, của tư duy riêng mình(2). Trà đạo (Chado) là nghệ thuật dùng trà có ở rất nhiều nước nhưng mang tính Thiền thì nổi tiếng nhất là Nhật Bản. Trà đạo phát triển trên triết lý cho rằng uống trà là một thú tiêu khiển thanh tao và thường được các Thiền sư sử dụng để giữ cho mình thức tỉnh. Từ thế kỷ XVI, nghệ thuật uống trà của Nhật mới thực sự phát triển như một thứ tôn giáo với các nghi lễ và triết lý riêng. Khi thưởng thức trà, tâm hồn phải hoàn toàn tĩnh lặng, thanh khiết. Ngày nay, Trà đạo Nhật Bản đã nổi tiếng trên khắp thế giới và trở thành một trong những loại hình nghệ thuật được khách du lịch ưa chuộng nhất tại Nhật Bản(3). Khác với các nghệ thuật Thiền khác, nghệ thuật cắm hoa (Ikebana) xuất hiện ở Nhật. Nó bắt nguồn từ việc Phật tử Nhật dùng hoa để dâng cúng linh hồn người quá cố. Tư tưởng Thiền tông trong nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản thể hiện qua những cách thiết trí hoa bất đối xứng, không theo nguyên tắc nào để miêu tả lại thiên nhiên. Cắm hoa nghĩa là một sự Thiền định, sự thưởng thức thông qua mối quan hệ giữa bản ngã với tự nhiên. Tính lễ nghi, thẩm mỹ và các gia vị trong phong cách ẩm thực Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Hoa và Việt Nam đều có dấu ấn của Phật giáo, đặc biệt là Thiền tông. Khởi nguyên của kiểu nấu ăn này bắt nguồn từ các nhà sư. Nguyên liệu chế biến món ăn thường làm từ gạo và rau quả. Cách trang trí các món ăn với nhiều màu sắc, nhiều dạng hình cũng khiến cho người thưởng thức cảm thấy được hòa mình rất gần với thiên nhiên. Các Thiền sư cho rằng, cách ăn uống như vậy sẽ giúp cho tâm sáng suốt hơn. Ngày nay, nghệ thuật và phong cách ẩm thực kiểu Thiền đang trở thành một trào lưu thu hút sự quan tâm của nhiều người sau những chứng minh về tính khoa học của các bữa ăn mà nguyên liệu chế biến chủ yếu từ thực vật. Kiến trúc Thiền Phật giáo có thể tìm thấy rất nhiều ở Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Đặc trưng của các công trình kiến trúc này đó là sự cởi mở, nhẹ nhàng và hòa hợp tối đa với thiên nhiên. Mục tiêu chính kiến trúc Thiền là nhằm tạo bầu không khí an nhiên, cởi mở cho tâm hồn các Thiền sư cũng như của những người vãn cảnh chùa. Ngày nay, một trong những nơi được nhiều khách tham quan, du lịch thích nhất khi tới Nhật Bản chính là các ngôi chùa Thiền giáo. Vườn Thiền (vườn dành cho việc thực hành Thiền) xuất hiện ở Nhật vào khoảng thế kỷ XIV, thường có đặc điểm không quá lớn về kích cỡ (chỉ lớn hơn một sân chơi), sử dụng các hiệu ứng tâm lý tạo cảm giác về không gian và khoảng cách như sắp đặt các bonsai, hòn non bộ, trải cát thành các dòng nhỏ tạo hình ảnh của nước, cây cỏ sắp xếp giản dị, không đối xứng… phản ánh khung cảnh thiên nhiên. Triết lý của vườn Thiền là giúp người thực hành Thiền nắm bắt được tinh thần của thiên nhiên. Ngày nay, khách du lịch tới Nhật Bản rất thích tới thăm và ngồi thực hành Thiền tại các vườn Thiền nổi tiếng như vườn thực hành Thiền ở chùa Ryoan ji, chùa Hime ji… (4). Luyện tập yoga, hay còn gọi là Du già, là các phương pháp luyện tâm và luyện thân cổ xưa bắt nguồn từ Ấn Độ. Hệ thống các phương pháp này bao gồm rất nhiều bước khác nhau và ở mỗi bước (mỗi cấp bậc), người luyện yoga (yogi) lại phải tuân theo những mục tiêu, những tư thế nhất định. Cho đến hiện nay, các nghiên cứu về nghệ thuật và khoa học yoga đã chứng minh được những hiệu quả mà yoga đem lại cho sức khỏe và tâm hồn con người. Chính vì thế, luyện tập yoga đang là một trào lưu lan tỏa rộng rãi trên khắp thế giới. Nghệ thuật cây cảnh (bonsai) bắt nguồn từ Trung Hoa. Ban đầu, đó chỉ là một thú chơi của những người trồng cây mong muốn đưa thế giới trùng điệp của núi rừng, của thiên nhiên vào trong một khung cảnh nhỏ của khu vườn hay ngôi nhà mình (thú chơi này được gọi là bồn tài, nghĩa là cây trồng trong chậu). Thế kỷ VII – VIII, cùng với những loại hình nghệ thuật khác, bồn tài được các Thiền sư phát triển thành một loại hình nghệ thuật đặc sắc của Thiền tông. Sau đó, cùng với đạo Thiền, nghệ thuật bồn tài mang tính Thiền cũng được truyền sang các nước Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc và ở mỗi nơi, kết hợp với tính cách và tâm hồn dân tộc, nghệ thuật chơi cây cảnh lại mang những nét đặc trưng riêng. Chẳng hạn như ở Trung Hoa, bồn tài thường là sự kết hợp của cây cảnh, đá, tượng, tháp, chùa chiền. Theo một số nghệ nhân, thì cây cảnh Trung Hoa là để ngắm từ ngoài vào. Mỗi chậu cảnh đều như muốn biểu thể một vẻ đẹp hùng vĩ nào đó của thiên nhiên. Còn nghệ thuật bonsai của người Nhật cũng là sự thể hiện thiên nhiên nhưng lại từ bên trong nhìn ra. Thường mỗi chậu cảnh chỉ có một dáng cây. Các nghệ nhân Nhật Bản cho rằng, mỗi cây bonsai tự nó đã có một linh hồn, nó không cần phải dựa vào tượng đài, hay điển tích để định nghĩa cho mình. Ở Việt Nam, nghệ thuật chơi cây cảnh cũng đã được du nhập vào từ rất sớm và cũng chịu nhiều ảnh hưởng của tâm hồn, tính cách và hoàn cảnh dân tộc. Dáng cây, thế cây, chậu cảnh của Việt Nam thường mang dáng vẻ chống đỡ hơn là chấm phá và thoát ly. Cho dù mang những đặc trưng khác nhau nhưng nghệ thuật chơi cây cảnh mang tính Thiền có một đặc điểm chung là sự mô tả lại thế giới tĩnh lặng, trang trọng của tự nhiên. Trồng và ngắm cây cảnh, giúp cho những nghệ nhân diễn đạt được chí hướng, tâm tư và tình cảm của mình. Tạm kết Trên đây là những mô tả sơ nét về một số loại hình nghệ thuật Thiền tiêu biểu. Trong thực tế, còn có rất nhiều loại hình nghệ thuật khác (cả nghệ thuật hiện đại) đã được phát triển trở thành nghệ thuật mang tính Thiền. Hiện nay, triết lý sống và nghệ thuật Thiền đang trở thành một trào lưu lan tỏa rộng tại một số nước châu Âu và Bắc Mỹ. Đặc biệt, tại các quốc gia công nghiệp phát triển, ngày càng có nhiều người coi các loại hình nghệ thuật mang tính Thiền, hay các chương trình du lịch Thiền là những hoạt động thiết yếu để giúp họ tiết giảm được áp lực của cuộc sống thường ngày và làm thanh tịnh tâm hồn. Đây cũng chính là lý do mà một vài năm gần đây, du lịch Thiền đã mang lại cho các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… những nguồn thu khổng lồ. Điều này đã gợi mở một hướng mới, đó là nghiên cứu phát triển các loại hình nghệ thuật mang tính Thiền ở Việt Nam. Hướng nghiên cứu này chắc chắn sẽ mang lại kết quả bởi lẽ việc phát triển nghệ thuật Thiền sẽ không chỉ góp phần làm phong phú thêm những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống mà nó còn là cơ hội để các nhà đầu tư du lịch tạo ra những sản phẩm du lịch mới, bền vững và hấp dẫn. CHÚ THÍCH 1. Lê Anh Minh, Vào cõi tranh Thiền, khoahoc.net (tháng 10-2006). 2. vi.wikipedia.org/wiki/thien Từ điển Bách khoa mở Wikipedia. 3. D.T.Suzuki (Thuần Bạch soạn dịch), Thiền, Nxb TP.HCM, 2002, tr.486. 4. Tổ chức Du lịch quốc gia Nhật Bản, Giới thiệu chương trình Du lịch tâm linh tại Nhật Bản (Spiritual Tour of Japan), Tokyo. Tác giả bài viết: ĐÀO MINH NGỌC Nguồn tin: daophatngaynay 11Thích · · Chia sẻ
Posted on: Fri, 30 Aug 2013 06:49:02 +0000

Recently Viewed Topics




© 2015