TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN VĂN DẠNG CÂU 2 - TopicsExpress



          

TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN VĂN DẠNG CÂU 2 ĐIỂM I/. Dạng 1 Tình huống truyện. 1.Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu. - Trong tác phẩm đó là sự kiện Phùng chứng kiến một “cảnh đắt trời cho” làm cho người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của thuyền, biển. Trong giây phút thăng hoa những cảm xúc lãng mạng, anh lại phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyền “thơ mộng”. Đó là cảnh gã đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo. - Tình huống đó được lặp lại lần nữa, bên cạnh hình ảnh người đàn bà nhẫn nhục, chịu đựng “đòn chồng”. Phùng còn được chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha đối với mẹ từ đó trong người nghệ sĩ đã có cách nhìn đời. Anh thấy rõ những ngang trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tính chất người đàn bà, chị em thằng Phác, người đồng đội và tìm hiểu thêm chính mình. 2. Vợ nhặt - Kim Lân. - Đó là tình huống một anh nông dân tên Tràng: dân ngụ cư, ăn nói cộc cằn, xấu trai, ế vợ, bỗng nhiên nhặt được vợ một cách dễ dàng ngay giữa đường, trong những ngày đói khủng khiếp của nước ta năm 1945. - Việc Tràng có vợ gây ngạc nhiên cho mọi người, người dân xóm ngụ cư, mẹ Tràng, bản thân Tràng cũng ngạc nhiên. - Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên vì hai lí do: + Người như Tràng mà cũng có vợ. + Thời buổi đói khát ấy người như Tràng nuôi, thân nuôi, mẹ ăn cũng không xong mà còn dám đèo bòng. • Bà cụ Tứ ngạc nhiên, nín lặng, tủi, buồn, lo lắng, vui mừng vì con bà có vợ. • Tràng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình. 3. Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi. - Đây là câu chuyện gia đình của anh giải phóng quân tên Việt. Nhân vật này rơi vào tình huống đặc biệt trong một trận đánh, Việt bị thương phải nằm lại giữa chiến trường, anh nhiều lần ngất đi, rồi tỉnh lại, tỉnh lại, rồi ngất đi. Trong những lúc tỉnh rồi lại ngất đi đó, bao nhiêu kí ức về gia đình, đồng đội, bản thân cứ hiện về lung linh, sống động trong tâm trí Việt. - Nhờ tình huống truyện ấy mà tác phẩm có một lối tự sự riêng, lối kể truyện không hoàn toàn theo trật tự thời gian mà chủ yếu theo dòng hồi tưởng miên man, đứt, nối của Việt khi nằm lại giữa chiến trường. - Chính cách trần thuật theo dòng ý thức ấy mà những vách ngăn không gian, thời gian bị xóa bỏ để mạch truyện đi về thoải mái giữa quá khứ và hiện tại. - Cáh trần thuật này góp phần thể hiện nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. 4/. Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân. -Tình huống truyện là “cái tình thế xảy ra truyện”, là “một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra đậm nét”, là cái “khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người”. - Trong tình huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh sống, qua đó nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách, hoặc thân phận, góp phầm thể hiện sâu sắc giá trị tư tưởng của tác phẩm. - Trong “Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo, là 2 nhân vật: Huấn Cao và Quãn ngục, trên một bình diện xã hội, hoàn toàn đối lập nhau. Một người là tên “đại nghịch”, cầm đầu cuộc nỗi loạn, nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội. Một người là quãn ngục, kẻ đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Nhưng hai nhân vật này đều có tâm hồn nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật họ là tri ân, tri kỉ. Tác giả đặt nhân vật của mình vào chốn ngục tù tối tăm, dơ bẩn, tạo ra cuộc gặp gỡ kì lạ của họ. Tác giả tạo ra tình huống độc đáo: là mối quan hệ đặc biệt éo le, trớ trêu giữa hai tâm hồn tri ân, tri kỉ; tác giả đặt hai nhân vật này vào tình thế dối địch “Tử tù và Quãn ngục’. Chính tình huống này, làm nổi bật cho Huấn cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của Quãn ngục; đồng thời cũng thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm. II/. Dạng 2 Ý nghĩa nhan đề. 1/. Đàn ghita của Lorca - Thanh Thảo. Nhan đề hàm chứa nhiều ý nghĩa: + Đàn Ghita biểu tượng của nghệ thuật. Sự gắn bó khăng khít, trọn đời của Lorca với nghệ thuật. + Đàn Ghita biểu tượng của đất nước TBN. Sự gắn bó khăng khít của Lorca với đất nước. ---> Chính vì vậy đàn Ghita của Lorca là tình yêu nghệ thuật, tình yêu Tổ quốc của Lorca. Hình ảnh đàn Ghita trong nhan đề đã khái quát được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố nghệ sĩ và yếu tố chiến sĩ trong thiên tài Lorca. 2/. Vợ nhặt - Kim Lân. - Lấy vợ là một trong ba việc lớn của đời người: làm nhà, lấy vợ, tậu trâu. Hệ trọng bởi tốn nhiều tiền của và thời gian. - Vợ nhặt không tốn tiền của, không mất công sức, không mất thời gian. Vợ có thể nhặt được như một thứ đồ vật, một thứ bỏ đi không giá trị. Từ đó cho thấy, giá trị con người bị coi thường, khinh rẻ. - Nhan đề có giá trị tố cáo sự bi đát, cùng quẫn của đời sống xã hội trong một giai đoạn lịch sử, cụ thể đó là nạn đói năm 1945. 3/. Chí phèo – Nam Cao. - Lúc đầu có tên là Cái Lò Gạch Cũ: nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí phèo trong cuộc đời, cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở đầu truyện được lặp lại ở câu kết tác phẩm. Điều có, có ý nghĩa nhấn mạnh tính chất quy luật của hiện tượng Chí phèo, tạo ra ám ảnh trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên nhan đề này đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân. - Sau đó nhà xuất bản đổi tên thành Đôi Lứa Xứng Đôi, nhan đề này dựa vào mối mình Chí phèo – Thị nở, gợi sự tò mò của đọc giả. Tuy nhiên nó chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm. - Cuối cùng Nam Cao đổi tên thành Chí Phèo. Cách gọi này đã thể hiện được đầy đủ chủ đề và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. III/. Dạng 3. Phong cách nghệ thật thơ. 1/. Hồ Chí Minh. - Quan điểm sáng tác: + Người xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách Mạng. + Người đặc biệt coi trọng đối tượng thưởng thức. Phải coi CM, quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. + Bởi vậy khi viết Người thường đặt ra những câu hỏi: viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? + Bác quan niệm văn chương phải có tính chân thật. Nhà văn phải tránh lối viết cầu kì xa lạ. Hình thức tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc. - Phong cách nghệ thuật: Đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại, ở mỗi loại có phong cách riêng, độc đáo. + Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục giàu tính luận chiến. + Truyện kí rất chủ động và sáng tạo, lý lẽ chân thực tạo không khí gần gũi, có khi giọng điệu châm biếm sắc sảo, thâm thúy và tinh tế. Truyện ngắn giàu chất trí tuệ và tính hiện đại. + Thơ ca có phong cách đa dạng: hài hòa giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu, nhiều bài cổ thi hàm xúc, uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, có những bài mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ. 2/. Tố Hữu. - Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc: + thường khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị, đời sống cách mạng, hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của dân tộc. + cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ – cái tôi công dân – cái tôi cộng đồng dân tộc. + thơ Tố Hữu khắc sâu tình đồng chí, nghĩa đồng bào, lòng yêu dân, yêu nước, ân tình cách mạng. - Thơ Tố Hữu mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn: + thơ Tố Hữu thường đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân. + nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho phong cách của dân tộc mang tầm vóc lịch sử và thời đại. + cảm hứng trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử, dân tộc. Số phận cá nhân vào số phận dân tộc, cộng đồng. - Thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng: giọng tâm tình ngọt ngào, tha thiết: + giọng tâm tình: cách xưng hô mang tính chất trò chuyện, gần gũi, thân mật. + chất Huế trong thơ, do thừa hưởng từ gia đình và quê hương, tạo giọng điệu tha thiết, ngọt ngào. - Nghệ thuật thơ Tố Hữu mang tính đân tộc đậm đà: + sử dụng đa dạng các thể thơ, nhất là thể thơ truyền thống. + sử dụng từ láy, phối hợp âm thanh, nhịp điệu, vần điệu, tạo chất nhạc chứa đựng cảm xúc dân tộc. 3/. Nam Cao. Nam Cao là một trong số không nhiều các nhà văn trước cách mạng tháng 8 tự giác về nghệ thuật và có quan niệm nghệ thuật tiến bộ: + Ông luôn trăn trở, suy nghĩ “sống và viết”: nhà văn muốn có tác phẩm hay đòi hỏi sống rồi mới viết, nhà văn phải có sự trải nghiệm. + Nam Cao chủ trương văn học phải chứa đựng nội dung nhân đạo, coi lao động nghệ thuật là hoạt động nghiên túc, công phu, coi văn học phản ánh cuộc sống chân thực, với ông văn học hiện thực phải có giá trị bao khát “vượt lên trên tất cả bờ cõi” và giới hạn, phải chứa đựng tinh thần nhân đạo cao cả “chứa đựng những gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn, vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình,…nó làm cho người gần người”. + Nam Cao là người có ý thức trách nhiệm về ngòi bút của mình theo ông nghề viết văn trước hết phải là một nghề sáng tạo, nhà văn phải biết “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Ông châm biếm sâu cay những cây bút thiếu bản lãnh, a vua chạy theo thị yếu tầm thường. Để làm được công việc khó khăn ấy, Nam Cao cho rằng nhà văn phải “đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy nghĩ không biết tráng”, phải có lương tâm nghề nghiệp, nhất là không được cẩu thả “cẩu thả trong văn chương quả là thật đê tiện”. + Lên án văn chương thoát li hiện thực, ông yêu cầu nghệ thuật phải gắn bó với đời sống nông dân lao động “chao ôi ! nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần ánh trăng lừa dối, mà nghệ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ tiếng lầm than”, nhà văn cần phải “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời”. IV/. Dạng 4. 1/. Đặc điểm văn học từ thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945. (xem lại trong tập học cô cho ghi) 2/. Đặc điểm văn học từ 1945 đến năm 1975. a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hước cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Văn học được kiến tạo theo mô hình “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” mỗi nhà văn cũng là một chiến sỹ. - Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo của vền văn học mới là tư tưởng cách mạng, văn học trước hết phải phục vụ cách mạng, ý thức công dân của người nghệ sĩ được đề cao. - Hiện thực đời sống cách mạng trở thành ngồn cảm hứng nghệ thuật cho nhà văn “văn nghệ phụng sự kháng chiến nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta” (Nguyễn Đình Thi). - Đề tài về Tổ quốc là đề tài xuyên suốt trong các sáng tác. - Chủ nghĩa xã hội cũng là một đề tài lớn của văn học. => Văn học là tấm gương lớn phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại của Đất nước. b. Nền văn học hướng về đại chúng. - Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. - Các nhà văn thay đổi hẳn cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân, có những quan niệm mới về đất nước: Đất nước của nhân dân. - Hướng về đại chúng, văn học giai đoạn này phần lớn là những tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, phù hợp với thị hiếu và khả năng nhận thực của nhân dân. c. Nền văn học mang tính hướng sử thi và cảm hứng lãng mạng. - Khuynh hướng sử thì thể hiện ở những phương diện: + đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân tộc. + nhân vật chính thường là những con người đại diện cho khí phách tinh hoa, phẩm chất, ý chí của dân tộc. + con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. + lời văn thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng. - Khuynh hướng lãng mạng là: + cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc, và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạng của văn học việt nam từ 1945-1975 thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẽ đẹp của con người mới; ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc + cảm hứng lãng mạng trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà còn trong tất cả các thể loại. 3/. Đặc điểm văn học từ 1975 đến nay. - VHVN từ 1975 đến 1986 đang trên con đường trăn trở tìm kiếm đổi mới. Năm1986 trở đi đổi mới mạnh mẽ sâu sắc và khi toàn diện nhỏ hơn kịch và lí luận phê bình văn học đặc biệt là văn xuôi có nhiều khởi sắc. - Hướng vận động: dân chủ hóa mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc, đa dạng hơn về đề tài, chủ đề, phong phú mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật, đổi mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống, khám phá con người trong mối quan hệ phức tạp, đa dạng ở nhiều phương diện đời sống, quan tâm nhiều hơn đến số phận là người trong đời thường. Dạng 5. Các chi tiết liên quan tới Tác phẩm. Câu hỏi. Câu 1/. Trong bóng đêm tràn ngập phố huyện ở truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam. Anh, chị thấy Nhà Văn đặc biệt quan tâm đến 2 loại ánh sáng nào ? Ý nghĩa của 2 loại ánh sáng đó trong việc thể hiên tâm trạng nhân vật Liên ? Thạch Lam là cây bút văn xuôi tiêu biểu trong văn học thời kỳ hiện đại hóa. Tác phẩm của ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày, “Hai đứa trẻ” là tác phẩm như thế. Đặc biệt trong tác phẩm, nhà văn khai thác rất thành công về 2 loại ánh sáng của truyện. Khi khai thác về 2 loại ánh sáng: ánh sáng từ “ngọn đèn con” của hàng nước mẹ con chị Tí và ánh sáng đoàn tàu vượt qua phố huyện với các “toa đèn sáng trưng”. Ánh sáng ấy có ý nghĩa: + Ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên, như một ám ảnh tâm lý, đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại mòn mõi, lay lắc, quẩn quanh, bế tắc, buồn chán của chị em Liên,…cho những kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống lam lũ, vật vờ trong cảnh đêm tối của xã hội cũ. + Ánh sáng đoàn tàu vượt qua phố huyện với “toa đèn sáng trưng” là: nỗi khát khao chờ đợi của Liên, An. Đó là ánh sáng của khát vọng, của ước mơ về cuộc sống tươi sáng, tốt đẹp hơn, ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc bằng một thế giới khác của Liên. Câu 2/. Nêu cảm hứng lãng mạng của nhà văn Nguyễn Tuân trong truyện ngắn “Chữ Người Tử Tù” ? Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa nghệ sỹ, ông thường viết về một thời vang bóng. Tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông là tác phẩm “Chữ Người Tử Tù”. Trong tác phẩm đã xây dựng thành công nhân vật mang tính lý tưởng hóa Huấn Cao, con người có tài, có tâm, có khí phách hiên ngang, dũng cảm. Đặc biệt khi xây dựng nhân vật, nhà văn thường đặt niềm tin vào phần “thiên lương’ trong mỗi con người, tiêu biểu là nhân vật Quản Ngục, mặc dù làm quan coi ngục, sống giữa ngục tù tăm tối, dơ bẩn, nhưng ông lại có một sở nguyện cao quí, trân trọng, biệt nhỡn liên tài, tìm cách xin chữ Huấn Cao. Tác giả còn sử dụng triệt để không thủ pháp đối lập, tương phản ở cảnh cho chữ: + Ánh sáng đối lập với bóng tối, thanh cao đối lập với nhỏ nhớt, thơm tho đối lập với hôi hám. Đó là sự đối lập của tố không gian, thời gian. + Sự sống đối lập với cái chết, đẹp đối lập với xấu, thiện đối lập với ác, cao cả đối lập với thấp hèn, tài hoa đối lập với phàm tục (con người đối lập với xã hội). Ý nghĩa của việc xây dựng cảm hứng lãng mạn. + Ca ngợi vào sự “thống soái” của cái đẹp, cái thiên lương, khí phách của con người trong đời sống. + Nâng niu giá trị truyền thống của dân tộc đang bị mai một trong xã hội hiện tại. Câu 3/. Anh, chị hãy nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và nhận xét về cách sử dụng lại từ “Mình – Ta” trong bài thơ ? Hoàn cảnh ra đời: - Sau chiến thắng điện biên phủ (7-5-1954), hiệp định Giơnevơ được kí kết, hoàn bình được lập lại. Một trang sử mới của Đất nước và một giai đoạn mới của Cách mạng mở ra. Tháng 10 năm 1954, các Cơ Quan Trung Ương Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt Bắc về Thủ Đô Hà Nội. - Nhân sự kiện lịch sử ấy, Tố Hữu – một người cán bộ của Đảng, một nhà thơ lớn của cách mạng, đã sáng tác bài thơ Việt Bắc vào tháng 10 năm 1954, in trong tập thơ cùng tên. Một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và là một tác phẩm xuất sắc của thơ Việt nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nhận xét về cách sử dụng 2 từ “Mìnhh - Ta” trong bài thơ: + “Mình - Ta”: là cách xưng hô thường thấy trong ca dao, thông thường “ta” và “mình” không phải là một. Nhưng quan hệ thân thiết, việc xưng hô “mình” và “ta” sẽ tạo nên sự gần gũi, thân thương, gắn bó. Đó là cách xưng hô có tính chất lấp lững và phải có quan hệ gắn bó mà xưng hô như thế. + Vận dụng lối xưng hô đầm thắm ấy của ca dao, Tố hữu có sự sáng tạo mới trong việc sử dụng từ “mình - ta” trong bài thơ Việt Bắc. Cụ thể trong ca dao mình - ta, từng chỉ 2 cá nhân cụ thể: một nam, một nữ. Trong Việt Bắc, “mình - ta” đã mang tính phiếm chỉ, biểu thị cho kẻ ở, người đi, đó là đồng bào các dân tộc Việt Bắc những người ở lại, những người cán bộ cách mạng về xuôi. + Mặt khác, nhiều câu thơ tác giả còn vận dụng cách nói lập lửng, làm cho “mình - ta” thêm ý nhị, hàm nghĩa phong phú “mình đi mình lại nhớ mình”. Câu 4/. Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi có nhắc đến cuốn sổ gia đình mà Chú Năm cất giữ, giao cho Chiến và Việt khi hai chị em chuẩn bị lên đường. Cuốn sổ ấy có ý nghĩa như thế nào? Việc Chú Năm trao cuốn sổ cho Chiến và Việt đã khẳng định điều gì ? Giới thiệu truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. Chi tiết cuốn sổ gia đình của Chiến và Việt là một sáng tạo đầy ý nghĩa: + Là cuốn sổ ghi lại những đau thương, mất mát và chiến công của gia đình Chú Năm gìn giữ và ghi chép tỉ mỉ chi tiết bằng nét chữ “lòng còng”, lời văn giản dị, mộc mạc. + Cuốn sổ là bằng chứng về tội ác của kẻ thù và sự kiên cường, dũng cảm, chiến công cuả gia đình; cuốn sổ là một kiểu gia phả, một hình thức giáo dục lòng tự hào về truyền thống gia đình. + Chú Năm giao cuốn sổ cho Chiến và Việt, khẳng định hai chị em đã trưởng thành, để gánh vác trách nhiệm và ghi chép truyền thống gia đình, hạnh động ấy còn gửi gắm niềm tin tưởng của Chú Năm vào Chiến và Việt, khúc sông sau đầy mạnh mẽ của dòng sông truyền thống gia đình. Câu 5/. Trình bày hoàn cảnh ra đời và những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Việt Bắc (tính dân tộc trong bài thơ) ? Hoàn cảnh sáng tác: + Sau chiến thắng điện biên phủ (7-5-1954), hiệp định Giơnevơ được kí kết, hoàn bình được lập lại. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng mở ra. Tháng 10 năm 1954, các Cơ Quan Trung Ương Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt Bắc về Thủ Đô Hà Nội. + Nhân sự kiện lịch sử ấy, Tố Hữu – một người cán bộ của Đảng, một nhà thơ lớn của cách mạng, đã sáng tác bài thơ Việt Bắc vào tháng 10 năm 1954, in trong tập thơ cùng tên. Một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và là một tác phẩm xuất sắc của thơ Việt nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Những đặc sắc nghệ thuật: Bài thơ Việt Bắc (trích đoạn được học) có giá trị nghệ thuật đậm đà tính dân tộc: + Thể thơ Lục bát, là thể thơ truyền thống của dân tộc. + Kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao, dân ca truyền thống, được dùng một cách sáng tạo, để diễn tả nội dung tình cảm phong phú về quê hương, con người, tổ quốc cách mạng. + Lặp lại từ nhân, xưng mình - ta với sự biến hóa linh hoạt và những thái ngữ nghĩa -biểu cảm phong phú vốn của nó được khai thác hiệu quả. + Nghệ thuật: biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng,..) quen thuộc với cách cảm, cách nghĩ của quần chúng được sự dụng nhuần nhuyễn. Câu 6/. Nêu những nét chính về Tình Cảm Nhân Đạo và Bút Pháp Nghệ Thuật của Thạch Lam trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ? Giới thiệu tác phẩm Hai đứa trẻ. - Tình cảm nhân đạo: + Tấm lòng thương cảm sâu sắc đối với những kiếp người nhỏ bé, sống cơ cực, quẩn quanh, mòn mõi nơi phố huyện nghèo nàn tăm tối. + Sự trân trọng, nâng niu những nét đẹp bình dị và khao khát đổi đời âm thầm của họ. - Bút pháp nghệ thuật: + Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lãng mạng với hiện thực, giữa tự sự với trữ tình trong loại truyện không có cốt truyện. + Phối hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh với tả tình, sử dụng điêu luyện ngôn ngữ văn xuôi giàu chất thơ. Câu 7/. Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, việc nhân vật Tràng nhặt được vợ đã khiến cho những ai ngạc nhiên ? Sự ngạc nhiên của các nhân vật đó có ý nghĩa như thế nào về nội dung và nghệ thuật ? Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt ---> tình huống Tràng nhặt vợ. + Việc Tràng nhặt vợ, đã khiến cho nhiều người ngạc nhiên, đầu tiên là người dân ngụ cư, bà Cụ Tứ và cả bản thân Tràng cũng rất ngạc nhiên. + Tình huống ấy đã tạo cho tác phẩm có ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật: * Về nội dung: + Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945. + Thân phận của con người, giá trị của con người bị rẽ rúng và tình trạng sống thê thảm của dân tộc việt nam. * Về nghệ thuật: Góp phần quan trọng tạo nên tình huống truyện độc, tạo sự hấp dẫn trong việc dẫn dắt mạch truyện, thể hiện tình cảm, tâm trạng của các nhân vật. Câu 8/. Nhận xét ngắn gọn về cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội Vàng cả Xuân Diệu ? - Giới thiệu bài thơ Vội Vàng. - Cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội Vàng: + Một cái tôi có ý thức cá nhân mạnh mẽ: ham sống, yêu đời, khao, khát giao cảm. + Một cái tôi tràn đầy cảm xúc lãng mạng. + Một cái tôi mới mẽ về quan niệm thẩm mĩ, thời gian và tuổi trẻ nhân sinh. + Một cái tôi độc đáo, thể hiện qua hình thức nghệ thuật: thể thơ, giọng điệu, hình ảnh, từ ngữ. Câu 9/. Trong phần đầu của “Tuyên Ngôn Độc Lập” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào ? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì ? - Giới thiệu Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Bác. - Trong bản tuyên ngôn độc lập của mình, Bác đã trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp: + Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mĩ. + Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp. - Việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn ấy có ý nghĩa: + Nêu lên những nguyên lý chung về quyền tự do, bình đẳng của con người, để khẳng định lập trường chính trị của Dân tộc, tạo sự thế bình đẳng giữa Việt nam và các nước lớn trên thế giới. + Đưa ra những lí lẽ thuyết phục, để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn. + Buộc tội Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp. Câu 10/. Trong bài “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” kết luận quan trọng nhất của tác giả Trần Đình Hượu về tinh thần chung của Văn hóa Việt nam là gì ? Nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về kết luận đó ? - Trong bài “Nhìn về vốn văn hóa Dân tộc”, tác giả Trần đình Hượu đã kết luận tinh thành chung của văn hóa việt nam là: “thiết thực, linh hoạt, dung hòa”. - Đây là kết luận có nhiều điểm gặp gỡ, thống nhất với những đánh giá về văn hóa việt nam của nhiều nhà nghiên cứu tư tưởng văn hóa khác: + nó thể hiện cái nhìn sâu sắc, toàn diện về văn hóa việt nam. + thiết thực, linh hoạt, dung hòa, nên dễ tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, tạo nên sự hài hòa, bình ổn, không sa vào cuồng tín, cực đoan. + nhưng cũng chính vì thế mà không có những đột phá, chưa có một tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, tạo được ảnh hưởng sâu sắc tới các nền văn hóa khác. Câu 11/. Nêu và phân tích ngắn gọn ý nghĩa nhan đề và lời đề từ bài thơ “Đàn ghita của Lorca” của Thanh Thảo ? - Nhan đề bài thơ: là hình tượng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm: hình tượng tiếng đàn ghita của Lorca. - Đàn ghita mang ý nghĩa biểu tượng: trước hết biểu tượng cho nghệ thuật, bên cạnh đó còn biểu tượng cho Đất Tây Ban Nha. Như vậy, đàn ghita là biểu tượng cho người nghệ sĩ lorca với tâm hồn, nhân cách, khát vọng nghệ thuật, lý tưởng xã hội cao đẹp và cuộc đời bi tráng. Nhan đề gợi cặp hình tượng sóng đôi, sóng trùng trong tác phẩm: đàn ghita và lorca. - Đề từ là một câu thơ mang tính tiên cảm của lorca về cái chết của chính mình:. + thể hiện nguyện ước của lorca được gắn bó với cây đàn, nghĩa là không chỉ khi sống mà cả khi chết. Khi sống, lorca dùng cây đàn để hát lên bài ca tranh đấu, bài ca tình yêu cuộc sống, và khi chết ông vẫn muốn tiếp tục bài ca ấy; với lời đề từ Thanh Thảo còn muốn khẳng định sự bất tử của khát vọng sống của lorca. + cũng có thể hiểu, thể hiện lời nguyện ước cũng là một lời động viên của lorca đối với thế hệ sau trên hành trình cách tân nghệ thuật Tây Ban Nha. Ông không muốn mình trở thành vật cản cho hành trình cách tân nghệ thuật của hậu thế. Câu 12/. Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, việc Phùng “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới” bảo vệ người đàn bà diễn ra trong hoàn cảnh nào ? Ý nghĩa của hành động đó ? Hoàn cảnh sự việc: + vì muốn có được một bức ảnh đẹp cho bộ lịch năm ấy, Phùng đã “phục kính” mấy buổi sáng và cả tuần lễ suy nghĩ tìm kiếm, anh đã thực sự xúc động, ngỡ ngàng khi khám phá ra vẽ đẹp tinh khôi của chiếc thuyền lúc bình minh. + ngay sau đó tại bãi biển, anh chứng kiến nghịch cảnh của cuộc sống - đó là cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài, sống trên chính chiếc thuyền kia. Chứng kiến cảnh đó, người nghệ sĩ kinh ngạc, xững sờ “trong mấy phút đầu” và đi đến hành động “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới” để bảo vệ người đàn bà. Ý nghĩa của hành động: + hành động có ý nghĩa khởi đầu cho sự ‘vỡ ra” trong quá trình nhận thức của Phùng. Anh không ngờ đằng sau vẽ đẹp diệu kì của tạo hóa kia lại là sự thật cuộc đời đầy nghịch lý, bất công lại là cái ác, cái xấu. + Phùng là người nhạy cảm, thiết tha, gắn bó với con người, yêu cuộc sống và khao khát cái đẹp thiên nhiên. Nhưng không dững dưng trước số phận đầy bi kịch của cuộc đời. Đó là vẽ đẹp của một người nghệ sĩ chân chính. Câu 13/. Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, ở phần miêu tả cảnh bạo hành gia đình người đàn bà hàng chài, có chi tiết: người đàn bà mếu máo gọi tên con, ôm lấy con; các con, còn cậu bé “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”. Chi tiết đó có ý nghĩa gì ? Ý nghĩa chi tiết “người đàn bà mếu máo gọi tên con, ôm lấy con, và con: + nỗi tủi hổ, xót xa của người mẹ khi để đứa con mình chứng kiến cảnh bố hành hạ mẹ. Cảnh tượng ấy làm tổn thương đến tâm hồn ngây thơ của đứa bé. Đó là một sự thật quá tàn nhẫn. + tấm lòng hi sinh vô bờ bến của người mẹ giành cho con, cho gia đình. Người phụ nữ ấy không muốn làm tổn thương tâm hồn của những đứa con. Đặc biệt chị không muốn vì bảo vệ cho mình mà đứa con trai phải có những hành động trái với đạo đức, luân thường đạo lý trong cuộc sống. Câu 14/. Câu nói của Trương Ba “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” có ý nghĩa gì ? Câu nói mang một tư tưởng triết lí sâu sắc, nó đòi hỏi sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa tư tưởng và biểu hiện hành động. Được sống theo đúng bản chất của mình là một nhu cầu, một quyền lợi thiêng liêng của con người. Việc sống nhờ, sông dựa vào thân xác người khác khiến Trương Ba không được sống thực với con người mình thậm chí còn làm nô lệ cho thân xác. Câu 16/. Nêu hoàn cảnh sáng tác bảng Tuyên Ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh ? - Ngày 19 tháng 8 năm 1945, cách mạng tháng 8 thành công ở Hà nội. Ngày 26 tháng 8 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt bắc về Hà nội, tại căn nhà số 48 phố hàng ngang, người đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quãng trường Ba đình, người thay mặt Chính Phủ Lâm Thời Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập trước hàng vạn đồng bào. - Đặc biệt bọn đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta, chúng nấp sau quân đồng minh và tước khí gới quân đội Nhật. - Tiến từ vào phía Bắc là quân đội quốc dân Đảng Trung quốc, đằng sau là đế quốc Mỹ. - Tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chinh pháp, pháp tuyên bố đông dương là nước bảo hộ của chúng bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng đông dương, đương nhiên là của Pháp. Bản tuyên ngôn độc lập đập tan luận điệu đó của Pháp. Câu 17/. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài “Nguyễn Đình Chiểu Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc” - Phạm Văn Đồng ? - Bài viết đăng trên tạp chí văn học số 7 năm 1963, nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu. - Năm 1954-1959, Mỹ Diệm và chính quyền sài gòn lên máy chém khắp miền Nam. Từ 1960 Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Việt Nam. - Mục đích: kỉ niệm ngày mất của nhà văn tiêu biểu, người chiến sĩ yêu nước trên mặt trận văn hóa tư tưởng. - Tác giả bài viết này có định hướng và điều chỉnh cách nhìn và chiếm lĩnh tác giả Nguyễn Đình Chiểu. - Từ cách nhìn đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu trong hoàn cảnh nước mất, để khẳng định bản lĩnh và lòng yêu nước của Nguyễn Đình chiểu, đánh giá vẽ đẹp trong thơ văn của nhà thơ, đồng thời khôi phục giá trị đích thực của tác phẩm Lục văn tiên. - Thể hiện mối quan hệ giữa văn hóa và đời sống, giữa người nghệ sĩ chân chính và hiện thực cuộc đời. - Đặc biệt nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi của dân tộc. Câu 18/. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tây Tiến” - Quang Dũng. - Năm 1947 Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây tiến. Đơn vị Tây tiến hoạt động chủ yếu ở vùng Sơn la, lai châu, hòa bình, miền tây thanh hóa và biên giới Việt Lào. Nhiệm vụ, đánh tiêu hao lực lượng quân đội pháp ở thượng Lào và tuyên truyền, vận động nhân dân kháng chiến. - Chiến sĩ Tây tiến phần dông xuất thân từ Hà nội, chiến đấu trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn, bệnh sốt rét hoành hành, nhưng họ luôn lạc quan, thể hiện vẽ đẹp hào hùng và hào hoa của tuổi trẻ. - Năm 1948 Quang Dũng rời đơn vị cũ, nhận nhiệm vụ mới tại Phù lưu tranh, nỗi nhớ đơn vị cũ tạo cảm hứng cho nhà thơ sáng tác. Bài thơ lúc đầu có tên là Nhớ tây tiến, sau đổi thành Tây tiến, in trong tập Mây đầu ô. Câu 19/. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Việt Bắc’ - Tố Hữu. - Sau chiến tháng Điện biên phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình trở lại, miền Bắc được giải phóng. Tháng 10 năm 1954, các Cơ Quan Trung Ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà nội, trong buổi chia tay đầy lưu luyến ấy, Tố hữu sáng tác bài thơ. - Bài thơ gồm 150 câu lục bát và được in trong tập thơ cùng tên. Câu 20/. Tính Dân Tộc Trong Bài Thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu. - Về nội dung: + Những bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc dân tộc, thiên nhiên và con người Việt Bắc tái hiện trong tình cảm thiết tha, gắn bó sâu sắc của tác giả. + Tình nghĩa của người cán bộ và đồng bào với cách mạng và cuộc kháng chiến, Bác Hồ là những tình cảm sâu nặng, đạo lý ân tình thủy chung vốn là truyền thống quý báu của dân tộc. - Về nghệ thuật: + Thể thơ lục bát, lối kết cấu đối đáp trong ca dao. + Chất liệu văn học, văn hóa dân gian, được vận dụng phong phú, lời nói giàu hình ảnh (so sánh, ẩn dụ, ước lệ,…), thích hợp tạo nên phong vị dân gian và nét cổ điển trong bài thơ. Câu 21/. Giá Trị Của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh. - Giá trị lịch sử: bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố chấm dứt chế độ thuộc địa phong kiến ở nước ta, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc. - Giá trị văn học: là áng văn chính luận ngắn gọn, mẫu mực, súc tích, đầy sức thuyết phục. Câu 22/. Vì sao trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Bác Hồ lại trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp ? Việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ là nhân quyền và dân quyền của Pháp đạt được mục đích: + Lời văn được tác giả trích từ 2 bản tuyên ngôn của pháp và mĩ là những danh ngôn, nghĩa là chân lý lớn của nhân loại, không ai có thể bác bỏ được. + Căn cứ pháp lý cho bản tuyên ngôn của Việt nam, đó là bản tuyên ngôn tiến bộ, được thế giới công nhận. + Tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe đồng minh. + Buộc tội pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình dẳng, bác ái, đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của cách mạng Pháp Chúc Các Bạn Học Bài, Làm Bài, Đạt Kết Quả Cao, Trong Kì Thi Đại Học Nka ! Hiếu Mạnh “hieu_manh@ymail”
Posted on: Tue, 25 Jun 2013 10:47:49 +0000

Trending Topics



="min-height:30px;">
The Great Indian Small Business Festival offers special deals on
::: WE STILL HAVE A CHANCE ::: Yesterday, I had a walk round
Concerned....we want the teacher reinstated. This is a Military
Cuba crée quatre vaccins contre le cancer : une leçon aux firmes

Recently Viewed Topics




© 2015