Tư liệu từ nhiều nguồn: TÓM TẮT CÁC DIỄN BIẾN - TopicsExpress



          

Tư liệu từ nhiều nguồn: TÓM TẮT CÁC DIỄN BIẾN TRÊN BIỂN ĐÔNG VÀ VIỆC KHẲNG ĐỊNH VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM: ------ 1. Năm 1956 nhân cơ hội Pháp rút khỏi Việt Nam để thực hiện hiệp định Genève, trong bối cảnh chưa đủ khả năng để quản lý các vùng biển đảo của Việt Nam, thì Trung Quốc nhân cơ hội đã đánh chiếm cụm đảo phía Đông của Hoàng Sa. Đến 19/1/1974, với sự bật đèn xanh của Mỹ, Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ cụm đảo phía Tây của Hoàng Sa, khi đó đang do Quân lực Việt Nam Cộng hoà đóng giữ. 2. Đối với quần đảo Trường Sa, chúng ta là nước đầu tiên làm chủ cả một vùng biển đảo rộng lớn (cho đến nay, cũng là Quốc gia duy nhất có người dân sinh sống trên các đảo). Tuy nhiên, với lực lượng hải quân nhỏ bé khi đó, chúng ta chỉ đóng giữ ở một số đảo. 3. Năm 1971 Philippines đã lấn chiếm và làm chủ 5 đảo thuộc phía Đông của quần đảo Trường Sa (gần Philippines), đến 1973, họ lấn chiếm tiếp hai đảo ở phía Bắc. 4. Với Malayxia, cho đến năm 1979 họ đã lấn chiếm và làm chủ 7 đảo ở phía Nam quần đảo Trường Sa. 5. Năm 1988, nhân cơ hội đất nước đang gặp nhiều khó khăn, phải đương đầu với cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam, Trung Quốc đã tiến hành đánh chiếm 7 bãi đá ngầm của Việt Nam ở Trường Sa. Hiện Trung Quốc đang bao vây, lấn chiếm 2 bãi ngầm do Philippin kiểm soát trước đây. ----- TÓM TẮT CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA TRONG KHU VỰC TỪ 1975: 1. Tháng 4/1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam giải phóng và tiếp quản 5 đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa từ Hải quân Việt Nam Cộng hoà. 2. Tháng 2/1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Ponata, đảo Dừa. 3. Ngày 10/3/1978, quân ta đổ bộ lên đảo An Bang. 4. Ngày 15/3/1978, ta đóng giữ đảo Sinh Tồn Đông. 5. Ngày 30/3/1978, ta đóng giữ đảo Hòn Sập (tức đảo Phan Vinh). 6. Ngày 4/4/1978, quân ta hoàn thành việc đóng giữ đảo Trường Sa Đông. 7. Tháng 4/1978, đưa quân ra đóng giữ đảo Thuyền Chài, tháng 5/1978 rút về đất liền. 8. Tháng 12/1986 và tháng 1/1987, Malaysia chiếm đóng bãi Kỳ Vân và bãi Kiệu Ngựa. 9. Tháng 3/1987, ta trở lại đóng giữ đảo Thuyền Chài. 10. Tháng 6/1987, Trung Quốc diễn tập quân sự ở nam biển Đông. 11. Tháng 10, tháng 11/1987, một số tàu chiến của Trung Quốc đi gần các đảo của Ta. 12. Ngày 24/10/1987, Tư lệnh Quân chủng Hải quân ra lệnh Vùng IV chuyển trạng thái sẵn sàng cđ. 13. Ngày 6/11/1987, được lệnh: "ra đóng giữ các bãi đá cạn chưa có người, không chờ chỉ thị cấp trên". 14. Ngày 2/12/1987, tàu HQ-604 thuộc Lữ đoàn 125 đưa bộ đội đến đảo Đá Tây. 15. Ngày 22/1/1988, Trung Quốc đưa 4 tàu đến chiếm đóng đảo Chữ Thập. 16. Ngày 27/1/1988, ra đóng giữ đảo Chữ Thập.do hỏng máy đành phải quay về Trường Sa Đông. 17. Ngày 5/2/1988, quân ta đóng giữ đảo Đá Lát. 18. Ngày 6/2/1988, quân ta đóng giữ đảo Đá Lớn. 19 Ngày 26/2/1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Ga Ven. 20. Ngày 26/2/1988, quân ta đóng giữ đảo Tiên Nữ. 21. Ngày 27/2/1988, ta chốt giữ thêm đảo Tốc Tan. 22. Ngày 2/3/1988, ta đóng giữ thêm đảo Núi Le. 23. Ngày 14/3/1988, sự kiện Gạc Ma – Len Đao – Cô Lin. 24. Từ đó đến nay, chúng ta tiếp tục củng cố và đóng giữ vững chắc các đảo và bãi đá ngầm. -------- 6 Quốc gia và vùng lãnh thổ hiện đang đòi chủ quyền trên Biển Đông: Hiện Việt Nam đóng giữ 21 đảo và bãi ngầm. Philipin chiếm giữ 10 đảo và bãi ngầm. Trung Quốc chiếm giữ 07 bãi ngầm. Malayxia chiếm giữ 07 đảo và bãi ngầm. Đài Loan chiếm giữ 01 đảo (đảo Ba Bình, lớn nhất ở khu vực quần đảo Trường Sa). Riêng Brunei tuy ko chiếm giữ đảo nào nhưng cũng đang đòi chủ quyền. (Lưu ý quan điểm của ta là "đóng giữ" để khẳng định chủ quyền đã được xác lập từ xa xưa, còn các Quốc gia là "chiếm giữ" trái phép). Qua đây để các bạn hiểu rõ hơn về tình hình phức tạp trên Biển Đông trong bối cảnh phức tạp của các mối quan hệ Quốc tế hiện nay. Qua đó tin tưởng và ủng hộ đường lối, sách lược của Đảng và Nhà nước. ------
Posted on: Tue, 25 Jun 2013 08:51:01 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015