Vì Sao CSVN Thả Phương Uyên Ra? Áp lực nào buộc - TopicsExpress



          

Vì Sao CSVN Thả Phương Uyên Ra? Áp lực nào buộc CSVN phải thả Phương Uyên? vietbao/D_1-2_2-70_4-212612_15-2/ Trong khi nhiều nhà phân tích nói rằng CSVN nhượng bộ chủ yếu là áp lực từ Mỹ và quốc tế, nhà văn Trần Trung Đạo trên mạng Dân Làm Báo nêu lên một nguồn lực tiềm ẩn từ chính dân tộc Việt. Bài viết tựa đề “Áp lực nào buộc CSVN phải thả Phương Uyên?” nêu lên một hiện thực từ trong lòng dân tộc, trích: “...Áp lực chính buộc nhà cầm quyền CSVN thả Phương Uyên phát xuất từ cuộc đấu tranh bền bỉ, đa dạng, tích cực và nhiệt tình của mọi tầng lớp nhân dân, mọi thế hệ Việt Nam trong nước và ngoài nước. Chính những bạn trẻ trong nước thức đêm viết từng tờ biểu ngữ, in từng tờ truyền đơn, vẽ hình Phương Uyên và Nguyên Kha trên từng chiếc áo đã góp phần làm thay đổi “bản án sáu năm tù giam” thành “bản án ba năm tù treo” của Phương Uyên. Chính các bạn trẻ ngoài nước tổ chức những đêm không ngủ, gởi hàng ngàn lá thư lên các tổ chức nhân quyền quốc tế, tổng thống và quốc hội Mỹ, các lãnh đạo châu Âu, các cơ quan nhân quyền thuộc Liên Hiệp Quốc đã giúp cho Phương Uyên được ngồi ăn bữa cơm bên mẹ chiều nay. Chính đồng bào các giới khắp nơi tại hải ngoại tích cực tham gia những cuộc biểu tình liên tục trước Tòa Bạch Ốc, điện Capitol, trước các tòa đại sứ CSVN đã giúp cho Phương Uyên tìm lại được nụ cười hồn nhiên trong vòng tay của gia đình, bạn bè và bà con thân thuộc. Các thành phần dân tộc Việt Nam trong suốt nhiều năm và qua nhiều hình thức đã làm nên những đợt sóng đập liên tục vào bức tường chuyên chính độc tài cũng như làm tiếng chuông vang vọng vào lương tri nhân loại. Ở hải ngoại, bao lớp người dầm mưa, đội nắng, đạp tuyết mà đi trong các cuộc biểu tình chống CS độc tài, đòi hỏi nhân quyền cho đồng bào Việt Nam ngay cả trong những ngày tháng vô cùng khó khăn chân ướt chân ráo mới đến định cư sau 1975. Các cộng đồng người Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung, Rumania, Bulgaria, Albany định cư tại các nước tây phương sau khi quốc gia của họ bị CS cai trị sau thế chiến thứ hai, và cả cộng đồng người Cu Ba tại Mỹ sau 1959 đã không làm được như thế. Nếu không có hàng loạt các hình thức đấu tranh được phát động ồ ạt và nhịp nhàng từ các thành phần dân tộc, chẳng một nguyên thủ quốc gia dân chủ nào, một cơ quan nhân quyền quốc tế nào biết đến Phương Uyên ngoài những bản tin nhân quyền thường lệ, và số phận của em cũng giống như số phận hàng ngàn người Việt Nam khác đang bị tù đày hay đã chết đi trong quên lãng khắp ba miền đất nước suốt ba mươi bảy năm qua...”(hết trích) Thực tế, nếu người dân Việt im lặng, nếu người dân Việt không biểu tình, nếu ngườid ân Việt không gõ cửa các quốc hội thế giới... CSVN sẽ không nhượng bộ.
Posted on: Tue, 20 Aug 2013 15:19:02 +0000

Trending Topics




© 2015