cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các bạn đối - TopicsExpress



          

cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các bạn đối với chương trình nhé!!! Hihi….. sau đây ad xin công bố đáp án. 1C, 2A, 3B, 4C, 5C vâng xin chúc mừng bạn Tro tàn đã có đáp án đúng và nhanh nhất! Ad xin giải đáp thêm một số câu nha! Câu 1: Một MT tự nhiên được cấu trúc bởi 4 thành phần cơ bản (4 môi trường chính) như sau : - Thạch quyển hoặc địa quyển hoặc môi trường đất (Lithosphere): bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày 60 - 70km trên phần lục địa và từ 2-8km dưới đáy đại dương và trên đó có các quần xã sinh vật. - Thủy quyển (Hydrosphere) hay còn được gọi là môi trường nước (Aquatic environment): là phần nước của trái đất bao gồm nước đại dương, sông, hồ, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và không khí. - Khí quyển (Atmosphere) hay môi trường không khí: là lớp không khí bao quanh trái đất. - Sinh quyển (Biosphere) hay môi trường sinh vật: gồm động vật, thực vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác (Sinh vật ký sinh, cộng sinh, biểu sinh ...) câu 2: phân loại theo chức năng môi trường đươc chia thành 3 thành phần : môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và Môi trường xã hội câu 3: hình ảnh mà các bạn thấy chính là logo của tổng cục bảo vệ môi trường Việt Nam câu 4: Ngày 5 tháng 6 năm 1972, nhân Hội nghị Môi trường Thế Giới tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đạ quyết định ngày này là Ngày Môi trường Thế Giới. Từ đó, hơn 150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ niệm này. Cách hoạt động hưởng ứng thường được tổ chức trong tuần lễ quanh ngày 5 tháng 6 hàng năm. Câu 5: nghị định thư montreal là một hiệp ước quốc tế về vấn đề các chất làm suy giảm tầng ozon Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn (một nghị định thư của Công ước Vienna về bảo hộ của các tầng ôzôn) là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để bảo vệ tầng ozone bằng cách loại bỏ dần việc sản xuất nhiều các chất được cho là chịu trách nhiệm về sự suy giảm ozone. Hiệp ước này được mở cho việc ký kết vào ngày 16 tháng 9 1987, và đã có hiệu lực từ ngày 01 tháng một năm 1989, theo sau một cuộc họp đầu tiên tại Helsinki, tháng 5 năm 1989. Kể từ đó, nó đã trải qua bảy sửa đổi, trong năm 1990 (London), 1991 (Nairobi), 1992 (Copenhagen), 1993 (Bangkok), 1995 (Viên), 1997 (Montreal), 1999 (Bắc Kinh). Người ta tin rằng nếu các thỏa thuận quốc tế được tôn trọng, tầng ozone dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2050. Do thông qua thực hiện rộng rãi và đã được ca ngợi là một ví dụ về hợp tác quốc tế đặc biệt, với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lúc đó là Kofi Annan được trích dẫn nói rằng có lẽ thỏa thuận quốc tế thành công nhất cho đến nay đã đạt được trên thế giới là Nghị định thư Montreal. Nghị định đã được 196 quốc gia phê duyệt.
Posted on: Tue, 12 Nov 2013 15:16:46 +0000

Trending Topics



px;">
This very moment I accept Jesus Christ as my own personal Savior
Boy I sure miss you Brent right now...could really use one of ur
My last day-off happy to do donating of blood.:-)and from this
THE CONDUCTORS QUESTION SAVED MY LIFE i dozed off on a bus and

Recently Viewed Topics




© 2015