đọc thấy hay chia sẻ anh em đọc (không nhận gạch - TopicsExpress



          

đọc thấy hay chia sẻ anh em đọc (không nhận gạch đá dưới mọi hình thức) Đi xe hơi ăn cơm với muối ớt Lương của tôi vào khoảng 100 triệu đồng/tháng và tôi đã có xe 4 bánh. Nhưng tôi vẫn dùng đồng hồ đeo tay nhảy số, mỗi khi đứt dây, tôi dùng keo dán sắt gắn lại… Lương 20 triệu không có tiền dư để mua vàng Đọc xong bài viết “Lương 150 triệu nhưng chỉ tiêu 3 triệu tiền ăn mỗi tháng” của tác giả Ngọc Lan, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm cũng như lập luận của bạn ấy. Có thể chúng tôi khác nhau một chút về cá nhân, nhưng cơ bản chúng tôi cùng quan điểm là: không phải làm được nhiều tiền thì nhất thiết phải xài sang, tiêu nhiều cho bản thân. Nhân đây tôi cũng xin chỉa sẻ về quan điểm chi tiêu của mình. Lương của tôi cũng vào khoảng 100 triệu đồng/tháng và tôi cũng có luôn 4 bánh. Nhưng tôi vẫn dùng đồng hồ đeo tay nhảy số, mỗi khi đứt dây, tôi dùng keo dán sắt gắn lại. Tôi không biết nấu ăn nên những hôm vợ tôi không chuẩn bị được bữa sáng vì bận con nhỏ, tôi vẫn vui vẻ ăn cơm với chao, muối ớt để đi làm. Buổi trưa tôi mang theo 3 trái táo, 1 trái chuối, 1 bình cà phê vợ pha sẵn, chiều về ăn cơm cùng vợ con. Dĩ nhiên cũng đôi lúc tôi ra ngoài ăn sáng, ăn trưa nhưng không thường xuyên. Tôi vẫn giữ thói quen mua quần áo ở chợ đêm, điện thoại tôi đang dùng chỉ cơ bản nghe gọi. Tôi không rõ mình đang chi cho bản thân tiền ăn bao nhiêu mỗi tháng nhưng tôi chắc chắn một điều là tiền tôi ăn uống ít hơn 3 triệu đồng rất nhiều. Đọc đến đây một số bạn sẽ cho tôi sống keo kiệt. Tôi xin thưa với các bạn là không. Mỗi tháng số tiền tôi biếu ông bà, cha mẹ đủ để mua được một cái iPhone đấy. Đám cưới em, tôi sẵn sàng “đi” vài chục triệu đồng. Cha mẹ, ông bà bệnh, tôi luôn là người đi đầu trong khoản chi, từ chi công khai cho đến chi âm thầm, vì tôi là anh cả. Một số bạn sẽ cho rằng tôi là người không biết gì về công nghệ, cục mịch. Tôi cũng xin nói luôn, tôi là dân công nghệ thông tin, có thể lập trình giỏi trên cả 3 nền tảng: điện thoại, trên software và hiện tại trên hardware (embedded). Một số bạn sẽ cho tôi chẳng có mối quan hệ nào cả. Vậy tôi cũng xin chia sẻ câu chuyện này với các bạn luôn. Tôi khởi đầu với mức lương tầm 2,2 triệu đồng/tháng. Lúc đó, tôi mới ra trường, đi làm có chút đỉnh lương cộng với tư tưởng đi học bao nhiêu năm, giờ xả hơi, tôi cũng đàn đúm vui chơi cà phê cà pháo suốt ngày với bạn bè nên cũng nhiều mối quan hệ, tốt cũng có, phức tạp cũng có. Kết quả của những mối quan hệ rộng đó sau hơn 2 năm làm việc, lương tôi chỉ lên được 2,8 triệu đồng/tháng. Trải qua những biến cố sức khỏe, cuộc sống, tôi nhận ra rằng: gia đình, người thân mới là quan trọng nhất. Từ đó tôi đã đổi suy nghĩ, tập trung cho gia đình, anh em, tập trung chuyên môn và công việc. Kết quả sau 7 năm tôi đã sở hữu một chiếc ôtô, nhà, 2 đứa con. Suốt 7 năm đó tôi chẳng hề ghé đến quán nhậu một lần (trừ những lúc vào nhà hàng dự đám cưới bạn bè, hoặc tiệc tùng do gia đình tổ chức). Còn quán cà phê thì không quá số ngón trên đầu bàn tay. Chẳng có và cũng chẳng cần một mối quan hệ nào trong 7 năm qua cả, trừ mối quan hệ anh em, gia đình và một vài anh em trong công ty. Ngay cả lúc đi thi lấy bằng lái xe ô tô, các anh em cùng lớp bảo đóng góp chút đỉnh lúc chạy thực tế (thi lý thuyết, thi thực hành và chạy thực tế khoảng 1 km), mỗi người đóng 300.000 đồng, tôi cũng lấy lý do không biết trước nên không mang theo tiền. Thế là suốt cả khóa học tôi chỉ mất đúng tiền học phí và thuê xe chạy thử, không hề dắt thầy đi nhậu như một số bạn cùng lớp đã làm. Cuối cùng tôi vẫn có bằng B2 chỉ với một lần thi duy nhất. Dĩ nhiên cũng có chút hậu quả là các đợt thi của tôi bị dời hết lần này đến lần khác, gần cả năm sau tôi mới được thi. Nhưng với tôi thời điểm đó không quan trọng, không gấp. Vì công ty cũ nơi tôi làm việc cũng tổ chức đi chơi 1 năm 2 lần, miễn phí. Nói là đi chơi miễn phí nhưng 7 năm qua tôi cũng chưa tham gia bao giờ. Ngay cả lúc tôi đã là sếp, bị sếp lớn hơn trực tiếp nhắc khéo nên tham gia, tôi cũng thoái thác… Bởi các ngày lễ lớn, tôi tranh thủ đưa vợ con về quê chơi hoặc ở lại thành phố sang chơi với ông bà. Như vậy, các bạn sẽ cho rằng tôi không biết hưởng thụ, thật ra tôi đang hưởng thụ đấy các bạn ạ. Tôi thấy có nhiều bạn 2-3 tháng lương mới mua đủ 1 cái iPhone, nhưng các bạn vẫn cố vay mượn để mua. Rồi sau đó là gánh nặng đè trên vai càng thêm nặng. Như vậy mà gọi là biết hưởng thụ sao? Còn tôi mỗi tháng có thể mua được hơn chục cái iPhone nhưng tôi dành phần lớn cho gia đình, làm cho gia đình tôi vui vẻ (cha mẹ, anh em, ông bà, con cái). Tôi cũng cảm thấy hạnh phúc, như vậy là tôi đang hưởng thụ đấy chứ. Tôi có rất nhiều khoản chi hàng tháng như: điện nước, xăng dầu, nhớt, xe cộ (tôi đi làm bằng ô tô), đám tiệc, con cái, cha mẹ, ông bà... Nên tôi không nói tổng chi phí 1 tháng chỉ 3 triệu đồng. Nhưng những khoảng chi dành riêng cho bản thân tôi hay để “nâng cấp” bản thân mình thì rất thấp, vì tôi vẫn giữ lại nhiều thói quan của sinh viên ngày nào. Tôi thấy có nhiều bạn trẻ, cha mẹ nghèo khó, làm lương ba cọc ba đồng nhưng các bạn ấy không bỏ lỡ những phim hay nào ở rạp, trên tay thì iPhone 4-5. Quyền sống sao là của mỗi người, miễn sao không phạm pháp. Nhưng theo tôi dùng cái quyền đó xem sao cho được lại là một chuyện khác các bạn ạ. Có bạn sẽ cho rằng sống không tiêu xài làm cho đất nước nghèo, các bạn lo xa quá. Xã hội có cách vận chuyển để phát triển của riêng nó. Một đất nước không phát triển công nghiệp thì phát triển nông nghiệp, không phát triển du lịch thì sẽ phát triển các dịch vụ khác. Nếu các bạn là người làm ăn lớn thì các bạn cần có mối quan hệ rộng là đúng. Còn nếu các bạn giống như tôi 10 năm trước, là sinh viên nghèo mới ra trường, tôi khuyên các bạn phải tự tin khả năng của mình, cố gắng trong công việc, đừng bê tha nhậu nhẹt, cà phê cà pháo rồi bào chữa cho rằng ra đường phải cần mối quan hệ. Bản lĩnh của một người là làm cho gia đình mình hạnh phúc, chứ bản lĩnh không phải chỉ đơn giản là cái iPhone, những bộ quần áo hàng hiệu hay những cái gì đó để bằng chị bằng em đâu các bạn ạ.
Posted on: Sun, 25 Aug 2013 12:08:57 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015