Ấn Độ thành lập quân đoàn đối phó Trung - TopicsExpress



          

Ấn Độ thành lập quân đoàn đối phó Trung Quốc Cập nhật 14/08/2013 Do những bất ổn trên tuyến biên giới với Trung Quốc liên tục diễn ra trong thời gian gần đây, New Delhi đã quyết định thành lập quân đoàn sơn cước đối phó Trung Quốc. Theo tạp chí The Diplomat, quân đoàn Ấn Độ quyết định thành lập mang tên Quân đoàn Tấn công miền núi, với quân số từ 40.000 - 50.000 người sẽ được triển khai dọc giới tuyến với Trung Quốc chậm nhất vào cuối năm 2016. Theo kế hoạch, tiến trình thành lập quân đoàn này sẽ mất hơn 7 năm và tốn khoảng 640 tỷ rupee, gần bằng một nửa ngân sách quốc phòng của năm tài chính 2013-2014. Theo các chuyên gia an ninh Ấn Độ, việc thành lập Quân đoàn Tấn công miền núi là “một bước đi đúng hướng”. Theo họ, một khi được thành lập và đi vào hoạt động đầy đủ, quân đoàn sơn cước sẽ tăng khả năng chiến đấu dọc ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) giáp Trung Quốc và có khả năng ngăn chặn bất cứ cuộc “phiêu lưu quân sự” nào của Trung Quốc. Tờ Daily Pioneer cho biết, lực lượng mới sẽ đặt trụ sở tại Panagarh, bang Tây Bengal, với các binh sĩ được huấn luyện chuyên về chiến tranh trên địa hình núi non. Quân đoàn sẽ được trang bị xe tăng, pháo hạng nhẹ, trực thăng vũ trang và được yểm trợ bởi chiến đấu cơ Su-30 cùng các máy bay vận tải C-17, C-130 J của Không quân. Lý giải về việc quyết định thành lập Quân đoàn Tấn công miền núi, một đại diện của Bộ quốc phòng Ấn Độ cho biết, hiện nay, Ấn Độ đang đối mặt tình trạng căng thẳng dâng cao tại khu vực giáp ranh tranh chấp với cả Trung Quốc và Pakistan. Gần đây, LAC giữa Ấn Độ và Trung Quốc không hề yên tĩnh khi giới chức New Delhi cáo buộc lính Trung Quốc “xâm nhập sâu qua LAC với nhiều hành động táo tợn”. Mới đây nhất là ngày 5/8, một nhóm lính Trung Quốc đã ngăn cản binh sĩ Ấn Độ tuần tra tại khu vực Ladakh. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia nhận định, việc New Delhi thành lập quân đoàn này chưa hẳn đã là một quyết định đúng đắn. Theo đó, điểm yếu của quân đội Trung Quốc không phải là Lục quân - nơi giáp đường biên giới Ấn Độ, vì vậy nó không thực sự phát huy hiệu quả nếu xung đột xảy ra. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, điểm yếu của Trung Quốc nằm ở Ấn Độ Dương - một sự thật mà thậm chí Bắc Kinh sẽ phải thừa nhận. Sự thịnh vượng về kinh tế khiến Trung Quốc phải tìm kiếm các nguồn tài nguyên ở cả châu Phi, tạo nên những tuyến giao thông đường biển (SLOC) lớn đi qua Ấn Độ Dương. Nếu khoản ngân sách trên được chi để tăng cường khả năng cản phá của Hải quân Ấn Độ sẽ cho phép Ấn Độ kiểm soát được các tuyến đường Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương.
Posted on: Wed, 14 Aug 2013 18:16:34 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015