Ở Trần Thị NgH, cái đặc sắc nhất không phải là - TopicsExpress



          

Ở Trần Thị NgH, cái đặc sắc nhất không phải là bút pháp trực diện, lối viết cá tính, táo bạo, đầy suy tư, và giọng văn lạnh, sắc; mà là sự đi vào trong cảm nghiệm xã hội, cảm nghiệm con người bằng chính bản thân mình. Đó là sự tự phẫu thuật, mổ xẻ mang hơi hướm Frida Kahlo. Trần Thị NgH ôm lấy thân phận phụ nữ và có những cảm nhận sâu xa, đồng điệu. Chị ngó vào bên trong, đặt mình là chính trong khi các nhà văn nữ khác vẫn còn đứng ở ngoài nhìn vào, đặt tương quan ở giữa và bị đứng lại ở một số giới hạn nào đó. Hình ảnh người phụ nữ xuyên suốt trong hầu hết các tác phẩm của chị. Và cái đồng cảm của Trần Thị NgH là sự đồng cảm theo dòng nữ. Trên diễn đàn văn học miền Nam những năm cuối thập niên 1970, có khá nhiều nhà văn nữ đã thành danh và có chỗ đứng trong nền văn học, có thể kể đến Linh Bảo, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Tuý Hồng, Thuỵ Vũ, Nhã Ca,… Tuy nhiên, dù trình diện làng văn chương trễ hơn so với những cây bút ấy và với tuổi đời còn trẻ, nhưng ngay khi vừa xuất hiện, những đứa con tinh thần của chị vẫn được giới phê bình đánh giá cao và độc giả đón nhận một cách nồng nhiệt. Điều này hẳn bởi sự chọn lựa lối đi riêng và tạo được cho mình một phong cách rất lạ, rất Trần Thị NgH. Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, chị vẫn tiếp tục cầm bút, tuy viết không nhiều nhưng đều đặn, và mỗi tác phẩm lại là một sự chín muồi, sâu sắc và từng trải hơn. Sự trở lại của chị với độc giả trong nước với Lạc đạn, Nhà có cửa khoá trái, Nhăn rúm là một sự “quay về mái nhà xưa”, đưa chị tới gần với độc giả trẻ trong nước vốn ít nhiều chưa được biết tới Trần Thị NgH và những tác phẩm của chị. Đây cũng là một dấu hiệu khởi sắc cho nền văn học miền Nam vốn chịu nhiều thất lạc và thiệt thòi. Dang Hien; Tran Ngoc Hieu; Ngọc Thìn Trịnh; Tienvan Nguyen; Giáng Ngọc; Huong Dala; Hoang Phi Dung; Dung Tran Huu; Dung Bui; Bui Dung
Posted on: Mon, 30 Sep 2013 06:19:57 +0000

Trending Topics



ecast It will be a sunny morning

Recently Viewed Topics




© 2015