1 số Bài Luận Văn Xuất Sắc Em hãy cho biết ý - TopicsExpress



          

1 số Bài Luận Văn Xuất Sắc Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm” “Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học Việt Nam đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ thì tác giả muốn đề cập đến một mỏ đá quý của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quý thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm mà thôi. (Mà chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa)… -------------------------------------------------------------------------------- Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính bộ đội qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ (điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân). Trong bài viết của một bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp có đoạn: “Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp bình thường của ngươì lính. Tuy đã gục ngã nhưng anh cố bò mà ngồi dậy … Anh bước xuống đường băng Tân Sơn Nhất, anh xỉu rùi anh giải phóng quân ơi, nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn. Nhưng trước khi chết, anh còn hô to HCM muôn năm 3 lần. Đảng dạy phải nói vậy trước khi chết. Bài làm của một bạn lớp 12 ở Bến Tre viết: “… Trên đường băng Tân Sơn Nhất, một anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm trơ, nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết … Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có một thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có, hộ khẩu cũng không … Chị đảng viên đi báo công an. Công an nói : Mượt nó, nó không có hộ khẩu, chết lậu thì ai biết đâu mà lần ” -------------------------------------------------------------------------------- Sau khi đọc tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu ? Bài làm của bạn NHT lớp 10B viết: “Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng cực kỳ, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt, cũng không sợ chồng thoi phù mỏ. Chẳng hạn, khi bị chồng đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ka-ra-tê hết sức đẹp mắt … Nhưng cũng không quên nắm lấy tóc chồng, thụi túi bụi. Từ khi chồng buồn bỏ đi tu, cạo sạch tóc, lại còn bôi mỡ heo cho bóng thì nàng mới hết nắm.” -------------------------------------------------------------------------------- Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh ? Một bạn tên Hoài Nhân lớp 9 PTCS viết: “Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được đi uống bia la cà ở quán nhậu, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy. Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm ngày quốc khánh tế phụ nữ...” -------------------------------------------------------------------------------- Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ? Bài làm của bạn NAT lớp 10B PTTH đã viết: “Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa … Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm “Tắt đèn” của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bốc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó … Lấy tiền mua bóng điện, vì đèn dầu lửa hay bị gió thổi tắt “ -------------------------------------------------------------------------------- Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều Một bạn lớp 11 PTTH Cái Bè đã viết: “… Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Kiều” hay còn gọi là “Đoạn Trường Thất Thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta … Như là phim Trung Quốc thâm hậu.” -------------------------------------------------------------------------------- Thúy Kiều Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau: “Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không thấu, nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn. May thay, lúc đó có một bà đảng viên hội phụ nữ đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng. Để giải thoát giai cấp bị bóc lột của mình.” Có ai biết tên nàng là ai không ?
Posted on: Sat, 26 Oct 2013 22:21:13 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015