Bài viết duới dây của tác giả Trần Duy Nhiên, duợc - TopicsExpress



          

Bài viết duới dây của tác giả Trần Duy Nhiên, duợc post trên ETF (EnglishTime Forum - EnglishTime.us) và trên blog của chính tác giả.Hôm nay xin duợc post dể chia sẻ với mọi nguời LÀM SAO NGHE ÐUỢC TIẾNG ANH -Phần 1 Nhân một câu hỏi của một thành viên English Time Forum (1), về cách học nghe tiếng Anh, tôi dã viết một topic trong Forum ấy. Hôm nay dọc lại, tôi thấy rằng có thể một số em sinh viên thuờng ghé blog tôi cung muốn tìm một cách học dể mau tiến bộ trong kỹ nang nghe tiếng Anh, nên tôi chép sang blog mình. Và sau dây là bài tôi viết cách dây hai ngày trên ETF LÀM SAO NGHE ÐUỢC TIẾNG ANH (và nói chung: MỘT NGOẠI NGỮ) Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì truớc khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp. Quá kinh nghiệm: Cuộc dời dã dạy ta không nghe những gì nguời khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời nguời kia. Cung vì thế mà - trong giai doạn dầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong dầu phải dịch ra duợc tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghia. Thế nhung, dấy là lối học sinh ngữ nguợc chiều. Tôi biết duợc 6 ngôn ngữ, trong dó có ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói dọc viết: Việt - Anh - Pháp, và tôi thấy rằng trong các ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng Việt là khó nhất (vì ở phuong tây, không có ngôn ngữ nào mà mình dổi cao dộ của một từ thì ý nghia từ ấy lại thay dổi: ma - má - mà - mạ - mã - mả). Nhung các bạn ở forum này, cung nhu tôi, dều không có vấn dề gì cả với cái sinh ngữ khó vào bậc nhất ấy! Thế nhung những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị chuyên viên ngôn ngữ nhu các thầy ngoại ngữ mà ta học tại các truờng. Thầy dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những nguời quanh ta từ ngày ta ra dời: cha mẹ, anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghia là dại da số những nguời chua có một giờ su phạm nào cả, thậm chỉ không có một khái niệm nào về van phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói nhu sáo. Còn tiếng Anh thì không thể nhu thế duợc. Ấy là vì dối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên. Từ lúc sinh ra chúng ta dã NGHE mọi nguời nói tiếng Việt chung quanh (mà chẳng bao giờ ta phản dối: tôi chẳng hiểu gì cả, dừng nói nữa! Mới sanh thì biết gì mà hiểu và phản dối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng dến 1 nam, ta mới NÓI những tiếng nói dầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài nam sau vào lớp mẫu giáo mới học ÐỌC, rồi vào lớp 1 (sáu nam sau khi bắt dầu nghe) mới tập VIẾT… Lúc bấy giờ, dù chua biết viết thì mình dã nghe duọc tất cả những gì nguời lớn nói rồi (kể cả diều mình chua hiểu). Nhu vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe - Nói - Ðọc - Viết. Giai doạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau dó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp (hay van phạm) thì dến cấp 2 mới học qua loa, mà khi xong trung học thì ta dã quên hết 90% rồi. Nhung tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn nguợc lại. Thử nhìn lại xem: Truớc tiên là viết một số chữ và chua thêm nghia tiếng Việt nếu cần. Và kể từ dó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế dến là học van phạm, rồi lấy từ vựng ráp vào cho dúng với van phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho dúng luật! Sau dó thì tập ÐỌC các chữ ấy trúng duợc chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại dọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, five, file… dều duợc dọc là ‘phai’ ). Sau dó mới tới giai doạn NÓI, mà ‘nói’ dây có nghia là Ðọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong dầu mình, mà không thắc mắc nguời dối thoại có hiểu message của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai van phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cung hiểu, nhu khi mình nói thì chỉ có mình và … Thuợng Ðế hiểu thôi, còn nguời bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh - huh’ dài cổ nhu cổ cò! Thế là học nói bằng cách sửa dổi phát âm những từ nào chua chuẩn cho dến khi nguời khác nghe có thể hiểu duợc. Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì nguời khác hiểu tàm tạm, nhung khi họ nói thì mình không nghe duợc gì cả (nghia là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập NGHE, và rồi dành bỏ cuộc vì cố gắng mấy cung không hiểu duợc những gì nguời ta nói. Vấn dề là ở dó: chúng ta dã học tiếng Anh nguợc với tiến trình tự nhiên, vì quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Tiến trình ấy là Viết - Ðọc - Nói - Nghe! Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện dầu tiên là phải quên di kinh nghiệm và trí thông minh, dể trở lại trạng thái ‘so sinh và con nít’, và dừng sử dụng quá nhiều chất xám dể phân tích, lý luận, dịch thuật! Và dây là bí quyết dể Nghe: A. Nghe thụ dộng: 1. - ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Ðừng hiểu. Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh (vì dụ từ trên forum ETF). Mỗi bài có thể dài từ 1 dến 5 phút. Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài dó ra vừa dủ nghe, và cứ lặp di lặp lại mãi ra rả nhu âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần dể ý dến nó. Bạn cứ làm việc của mình, dánh rang, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cung có thể dể cho nó nói). Truờng hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì dem theo dể mở nghe khi mình có thời gian chết - ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, dợi ai hay dợi dến phiên mình tại phòng mạch. Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe dúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhung loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghia, nhung bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại duợc ngay, vì bạn dã quá quen với các âm ấy. Nhung khi một nguời nói một câu bằng chừng ấy âm (nghia là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chua từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại duợc, và bảo rằng… không nghe duợc! (Bạn có diếc dâu! Vấn dề là tai bạn không nhận ra duợc các âm!) Lối tắm ngôn ngữ dó chỉ là vấn dề làm quen dôi tai, và sau một thời gian (lâu dấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt duợc các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhung hoàn toàn khác với âm Việt. Ðừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn dã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày dêm truớc khi mở miệng nói duợc tiếng nói dầu tiên và hiểu duợc một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau dó lại tiếp tục tắm ngôn ngữ Việt cho dến 4, 5 nam nữa! 2 - Nghe với hình ảnh dộng. Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một diều khuyên tránh: dừng xem chuong trình tiếng Anh của các dài Việt Nam, ít ra là giai doạn dầu, vì xuớng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronounciation), nên mình dễ quen nghe, và từ dó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe nguời bản xứ nói tiếng Anh - thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh dính kèm làm cho ta ‘hiểu’ duợc ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xuớng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hon, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm luợc lại, thì thấy rằng mình dã nắm bắt duợc phần chính yếu của nội dung bản tin. Và dây là cách thứ hai dể tắm ngôn ngữ. B. Nghe chủ dộng. 1. Bản tin special english:- Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là dừng tra cứu tự diển hay tìm hiểu nghia vội. Ðoán nghia trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ dó, sau này tự nó sẽ rõ nghia, nếu trở di trở lại hoài. (Ngày xua, trên dài VOA, sau mỗi c huong trình tôi thuờng nghe một cụm từ tuong tự nhu: statue, statute hay statu gì dó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu dại loại là: hãy dợi dấy dể nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là stay tuned, nhung một thời gian dài, chính tả của chữ ấy dối với tôi không thành vấn dề!) 2. Cham chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai doạn ‘tắm ngôn ngữ’ - Lấy lại script của những bài mình từng nghe, dọc lại và nhớ lại trong tuởng tuợng lời dọc mà mình từng nghe nhiều lần. Sau dó xếp bản script và nghe lại dể hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Truờng hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần dúng nhu mình dã nghe, sau dó lật lại script dể so sánh. 3. Một số bài Audio (trong ETF chẳng hạn): nghe nhiều lần, truớc khi dọc script. Sau dó, dọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình dã nghe hoặc doán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhung không hiểu viết và nghia thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xua dến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào dó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm nhu thế thì mới mong nghe dúng và nói cho nguời khác hiểu. Sau dó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xua tôi cứ dinh ninh là sẽ phát âm là tôm-b(o), bori - sau này nghe chữ tum, beri tôi chẳng hiểu gì cả - dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho dến khi xem script thì mới vỡ lẽ!) 4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau dó học thuộc lòng và hát song song với ca si, và gắng phát âm cung nhu giữ tốc dộ và truờng dộ cho dúng. Khi nào buồn buồn cung có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cung không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc dộ, truờng dộ và âm diệu tiếng Anh). Và nói cho dúng giọng (qua hát) cung là một cách giúp mình sau này nhạy tai hon khi nghe, vì thuờng thuờng ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hon những câu nói bình thuờng rất nhiều. Truớc khi tạm dừng topic này, tôi muốn nói thêm một diều. Có bạn bảo rằng hiện nay mình chua hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cung vô ích, dể mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng dể hiểu rồi thì lúc dó sẽ tập nghe sau. Nghi nhu thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chua hiểu nên mới cần nghe nhiều hon những nguời dã hiểu. Muốn biết boi thì phải nhảy xuống nuớc, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi, nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết boi! Chua biết boi mà xuống nuớc thì sẽ uống nuớc và ngộp thở dấy, nhung phải thông qua uống nuớc và ngộp thở nhu thế thì mới hy vọng biết boi. Muốn biết boi, thì phải nhảy xuống nuớc, và nhảy khi chua biết boi. Chính vì chua biết boi nên mới cần nhảy xuống nuớc. Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chua hiểu gì cả! Và chính vì chua hiểu gì nên cần phải nghe nhiều __________________ Làm sao nghe duợc tiếng anh ________________________________________ LÀM SAO NGHE ÐUỢC TIẾNG ANH -Phần 2 - NGHE BẰNG TAI Khi tôi bảo rằng chúng ta gặp trở ngại khi học ngoại ngữ vì thông minh và có nhiều kinh nghiệm, có nguời cho rằng dó là nói theo nghia bóng. Không phải dâu, tôi nói theo nghia den dó! Qua sự kiện sau (và ACE chắc chắn cung từng gặp những truờng hợp tuong tự) ACE sẽ thấy ngay. Một nguời bạn từng dạy Anh Van ở Trung Tâm Ngoại Ngữ với tôi, sau này sang dịnh cu ở Mỹ. Anh cùng di với dứa con 7 tuổi, chua biết một chữ tiếng Anh nào. 11 nam sau tôi gặp lại hai cha con tại Hoa Kỳ. Con anh nói và nghe tiếng Anh không khác một nguời Mỹ chính cống. Trong khi dó anh nói tiếng Anh tuy luu loát hon xua, nhung rõ ràng là một nguời nuớc ngoài nói tiếng Mỹ. Khi xem chuong trình hài trên TV, con anh cuời dúng với tiếng cuời nền trong chuong trình, trong khi dó anh và tôi nhiều khi không hiểu họ nói gì dáng cuời: rõ ràng là kỹ nang nghe của con anh hon anh rồi! Ðiều này chứng tỏ rằng khi sang Mỹ, anh dã có kinh nghiệm về tiếng Anh, và ‘khôn’ hon con anh vì biết nhiều kỹ thuật, phuong pháp học tiếng Anh, nên tiếp tục học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên; trong khi con anh, vì không ‘thông minh’ bằng anh, và thiếu kinh nghiệm, nên dã học tiếng Anh theo tiến trình tự nhiên mà không theo một phuong pháp cụ thế nào dể học vocabulary, grammar, listening, speaking cả. - Ði vào cụ thể từ vựng Anh. (Những phân tích sau dây là dể thuyết phục ACE di vào tiến trình tự nhiên - và diều này dòi hỏi phải xóa bỏ cái phản xạ lâu ngày của mình là học theo tiến trình nguợc - và công việc xóa bỏ cái phản xạ sai này lại làm cho ta mất thêm thì giờ. ACE dọc dể tin vào tiến trình tự nhiên, chứ không phải dể nhớ những phân tích ‘tào lao’ này, khiến lại bị trở ngại thêm trong quá trình nâng cao kỹ nang của mình) - Xóa bỏ kinh nghiệm nghe nguyên âm: Tiếng Anh là tiếng phụ âm. Tiếng Anh chủ yếu là ngôn ngữ da âm: một từ thuờng có nhiều âm. Lỗ tai chúng ta dã ‘bị diều kiện hóa’ dể nghe âm tiếng Việt. Tiếng Việt là loại tiếng don âm, vì thế, mỗi tiếng là một âm và âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm. Ðổi một nguyên âm thì không còn là từ dó nữa: ‘ma, mi, mo’ không thể hoán chuyển nguyên âm cho nhau, vì ba từ có ba nghia hoàn toàn khác nhau. Mặc khác, tiếng Việt không bao giờ có phụ âm cuối từ. Ngay cả những chữ mà khi viết có phụ âm cuối, thì nguời việt cung không dọc phụ âm cuối; ví dụ: trong từ ‘hát’, nguyên âm mới là ‘át’, h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(o), trong khi dó từ ‘hat’ tiếng Anh duợc dọc là h(ờ)-a-t(ờ), với phụ âm ‘t’ rõ ràng. Trong tiếng Việt hầu nhu không có những từ với hai phụ âm di kế tiếp (ngoài trừ ch và tr - nhung thực ra, ch và tr cung có thể thay bằng 1 phụ âm duy nhất) vì thế, tai của một nguời Việt Nam - chua bao giờ làm quen với ngoại ngữ - không thể nhận ra hai phụ âm kế tiếp. Do dó, muốn cho nguời Việt nghe duợc một tiếng nuớc ngoài có nhiều phụ âm kế tiếp, thì phải thêm nguyên âm (o) vào giữa các phụ âm; ví dụ: Ai-xo-len; Mat-xo-co-va. Với kinh nghiệm (phản xạ) dó, một khi ta nghe tiếng Anh, ta chờ dợi nghe cho dủ các nguyên âm nhu mình NHÌN thấy trong ký âm (phonetic signs), và không bao giờ nghe duợc cả. Ví dụ: khi học từ America ta thấy rõ ràng trong ký âm: (xin lỗi vì không thể ghi phonetic signs vào trang này) ‘o-me-ri-ko’, nhung không bao giờ nghe dủ bốn âm cả, thế là ta cho rằng họ ‘nuốt chữ’. Trong thực tế, họ dọc dủ cả, nhung trong một từ da âm (trong khi viết) thì chỉ dọc dúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress) - nếu một từ có quá nhiều âm thì thêm một âm có dấu nhấn phụ (mà cung có thể bỏ qua) - và những âm khác thì phải dọc hết các PHỤ ÂM, còn nguyên âm thì sao cung duọc (mục dích là làm rõ phụ âm). Có thể chúng ta chỉ nghe: _me-r-k, hay cao lắm là _me-ro-k, và nhu thế là dủ, vì âm ‘me’ và tất cả các phụ âm dều hiện diện. Bạn sẽ thắc mắc, nghe vậy thì làm sao hiểu? Thế trong tiếng Việt khi nghe ‘Mỹ’ (hết) không có gì truớc và sau cả, thì bạn hiểu ngay, tại sao cần phải dủ bốn âm là o-mê-ri-ko bạn mới hiểu dó là ‘Mỹ’? Tóm lại: hãy nghe phụ âm, dừng chú ý dến nguyên âm, trừ âm có stress! Một ví dụ khác: từ interesting! Tôi từng duợc hỏi, từ này phải dọc là in-to-res-ting hay in-to-ris-ting mới dúng? Chẳng cái nào dúng, chẳng cái nào sai cả. Nhung lối dặt vấn dề sai! Từ này chủ yếu là nói ‘in’ cho thật rõ (stress) rồi sau dó dọc cho dủ các phụ âm là nguời ta hiểu, vì nguời bản xứ chỉ nghe các phụ âm chứ không nghe các nguyên âm kia; nghia là họ nghe: in-trstng; và dể rõ các phụ âm kế tiếp thì họ có thể nói in-tr(i)st(i)ng; in-tr(o)st(o)ng; in-tr(e)st(u)ng. Mà các âm (i) (o), dể làm rõ các phụ âm, thì rất nhỏ và nhanh dến dộ không rõ là âm gì nữa. Trái lại, nếu dọc to và rõ in-tris-ting, thì nguời ta lại không hiểu vì dấu nhấn lại sang tris! Từ dó, khi ta phát âm tiếng Anh (nói và nghe là hai phần gắn liền nhau - khi nói ta phát âm sai, thì khi nghe ta sẽ nghe sai!) thì diều tối quan trọng là phụ âm, nhất là phụ âm cuối. Lấy lại ví dụ truớc: các từ fire, fight, five, file phải duợc dọc lần luợt là fai-(o)r; fai-t(o); fai-v(o), và fai-(o)l, thì nguời ta mới hiểu, còn dọc fai thôi thì không ai hiểu cả. Với từ ‘girl’ chẳng hạn, thà rằng bạn dọc go-rôl / go-rol (di nhiên chỉ nhấn go thôi), sai hẳn với ký âm, thì nguời ta hiểu ngay, vì có dủ r và l, trong khi dó
Posted on: Mon, 21 Oct 2013 02:53:15 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015