Can Đảm Và Sự Thành Công **************************** Con - TopicsExpress



          

Can Đảm Và Sự Thành Công **************************** Con người, sống là phải dấn thân. Ở cuối thế kỷ này không thể có một triết lý lẩn tránh việc đời. Ta không thể bắt chước Robinson làm bạn với thiên nhiên, cầm thú nơi đảo hoang, hay làm một nhà thơ sống trong tháp ngà, ba năm mới sáng tác được hai câu thơ, đọc cho đời nghe nhưng thiếu tri âm nên đành quay về núi cũ mà hai hàng lệ chảy. Lưỡng cú tam niên đắc, Nhất ngâm song lệ lưu Giả Đảo Hai vần thơ, thoáng ba năm! Ngâm lên, nào biết âm thầm lệ tuôn. Đã dấn thân thì không thể e dè, sợ sệt mà phải có dũng khí. Không phải chỉ làm những công việc dời non lấp biển, viết những trang sử đẹp cho dân tộc và nhân loại mới cần có dũng khí, mà trong đời thường, con người chúng ta cũng cần can đảm. Can đảm là đức tính cần thiết để khắc phục hoàn cảnh, là tiền đề của sự sáng tạo. Có thành công nào trong cuộc sống chúng ta mà vắng bóng nhân tố can đảm? Và có thất bại nào trong việc làm của chúng ta mà không ít nhiều do sự rụt rè, ngại ngần mà ra? Câu chuyện rất bình thường dưới đây cho ta thấy rõ sự cần thiết của can đảm đối với thành công trong cuộc sống của chúng ta. Một khía cạnh nóng bỏng trong cuộc sống mà một thanh niên thường quan tâm là tình yêu. Muốn nắm được tình yêu, bắt được hạnh phúc, có thể thiếu dũng khí không? Không, chắc chắn là không. Can đảm phải là bước đầu để viết những trang tình sử. Một truyện tình buồn xảy ra ở sứ quán Nhật Bản tại Tây Đức trước đây. Trong số nhân viên phục vụ tại sứ quán Nhật lúc bấy giờ có một thiếu nữ người Đức. Cô gái tuổi đôi mươi, có làn da trắng như tuyết trên đỉnh Alps, có đôi mắt xanh như dòng Danube... và con người tràn đầy sức sống. Nàng tên là M., một cô gái yêu đời và được người đời yêu mến. Cũng trong đám nhân viên phục vụ tại sứ quán còn có một thanh niên Nhật Bản. Chàng tên A., đẹp trai, có tinh thần võ sĩ đạo và lúc đó đang tập sự ngành ngoại giao. Lần đầu gặp M, A đã bị coup fatal nghĩa là chàng đã yêu. Giữa hai người, đôi thanh niên nam nữ xứng đôi này, tình cảm nảy sinh dần như mặt trời đang lên sau các ngọn đồi.Họ lại có nhiều dịp tiếp xúc, nào là lúc cùng công tác, cùng dự các buổi tiếp tân... và còn cả những cuộc gặp mặt riêng tư trên sàn nhảy, trong tiệm ăn... Họ đã cùng đến thăm Vienna cổ kính và nhiều phen thả hồn trên dòng sông xanh nghe vang vọng khúc nhạc bất hủ của J. Strauss. Cuộc tình đầy triển vọng dẫn đến cánh đồng hoa như thế, lại không kết thúc đẹp như chúng ta nghĩ. Vì đâu, A vốn là một con người chịu sự giáo dục gia đình cổ điển và có phần hà khắc. Dù có theo Âu học, nhưng tinh thần chàng lại bị trói buộc bởi thành kiến và tập tục cổ truyền của xứ sở Thái Dương Thần Nữ. Từ khi bước và lãnh vực tình cảm, không lúc nào A thoát khỏi sự day dứt, lo âu. Chàng sợ mất nàng nếu ngỏ lời cầu hôn mà bị từ chối (mặc cảm của một thanh niên Á Đông đối với phụ nữ da trắng), chàng lo tâm lý Đông-Tây khó mà hòa hợp, chàng sợ lấy vợ ngoại quốc sẽ bị gia đình, họ hàng và ngay cả đồng bào cảu chàng chống đối nếu mang nàng về nước. Rồi còn những đứa con sẽ ra sao? Những đứa con hai dòng máu này chẳng được dân tộc nào coi trọng, dù người Nhật hay người Đức!... Những lo âu này khiến A trở nên rụt rè. Lần nào gặp M, A cũng chỉ nêu ra vấn đề “một mối tình Đông Tây kết quả sẽ thế nào?” và chàng không vượt qua được bước quyết định. Còn M, M là một thiếu nữ mới lớn, nàng yêu A và chờ đợi lời cầu hôn và chấp nhận mọi thử thách. Nhưng đối với sự e ngại của A, M cảm thấy buồn chán. Lòng tự ái của một cô gái, vốn rất tự hào về dân tộc mình trỗi dậy, và cô cho là mình bị sỉ nhục. Tình cảm của hai người đã có một vết rạn nứt. Ngay lúc đó B xuất hiện. B là một thanh niên Nhât Bản sang du học tai Đức. Tuổi B còn rất trẻ, mới ngoài hai mươi nhưng lại à một thanh niên có nhiều kinh nghiệm trên tình trường. Vài lần tới lui sứ quán, B đã gặp M. B đẹp trai, khéo nói và sau vài lần mời M dạo chơi, chàng ta đã chinh phục được trái tim nàng. Từ đó M xa lánh A và sau giờ làm việc là nàng đi với B. Họ tung tăng trong vũ trụ chỉ có hai người. Lúc bấy giờ, A mới ân hận. Mối tình chàng ấp ủ bao lâu phút chốc tan vỡ chỉ vì sự thiếu can đảm trong tình yêu. Khuôn mặt người tình với biết bao kỷ niệm êm đềm nhận chìm tuổi thanh niên của chàng. A quay về Nhật Bản và tìm cái chết dưới chân núi Phú Sĩ. Có những mối tình tuyệt vọng vì những lý do chính đáng. Nhà thơ Arvera, suốt đời ôm ấp mối tình tình tuyệt vọng và sáng tác ra khúc Sonnet bất hủ: Lòng ta chôn một mối tình, Tình trong giây lát mà thành thiên thâu Tình tuyệt vọng nỗi thảm sầu Mà người gieo thảm như hầu không hay! ... Nhưng mối tình giữa A và M kể trên thì rõ ràng là do sự thiếu dũng khí của nhân vạt nam Dĩ nhiên sự thiếu can đảm này của A có nhiều nguyên nhân sâu sắc, nhiều khi vượt khỏi khả năng kiểm soát của A. Con người trong giai đoạn hình thành nhân cách, ở tuổi ấu thơ đã chịu bao nhiêu ảnh hưởng từ môi trường. Mặc cảm tự ti có thể ăn sâu vào tâm trí A và hình thành thái độ rụt rè, e ngại. LUYỆN Ý CHÍ – LUYỆN CAN ĐẢM: Nói đến can đảm là người ta nghĩ đến một số phẩm tính. Những phẩm tính này là những mặt khác nhau của hành vi ý chí: 1) Dám đón nhận thử thách một cách bình thản sáng suốt: Việc đời có những cái bình thường và cái bất thường. Cái bất thường là những biến cố thử thách ta. Ta chế ngự được chúng là ta thành công. Ngược lại, ta bị chúng chế ngự là ta thất bại. Nhưng ta đón nhận thử thách với thái độ nào? Kẻ thực sự can đảm phải có thái độ sáng suốt, bình thản nhìn thẳng vào khó khăn và khắc phục chúng. 2) Sự ngoan cường: Con người đã có quyết định, bền bỉ sử dụng các phương tiện, để đạt cho được mục đích mới thôi. Nhưng cần lưu ý sự ngoan cường không phải là ngoan cố vì ngoan cố chỉ là biểu hiện của một sự bất lực và yếu đuối mà thôi. 3) Sự tự chủ: Đây là thái độ chế ngự các tình cảm, bản năng... để giữ cho được tinh thần sáng suốt, bền bỉ. 4) Tinh thần quyết định: Nó diễn ra nhanh không e dè, ngần ngại quá đáng, tinh thần quyết định này phải là chân thực, nó không phải là sản phẩm của xung động (sự xung động có thể đưa tới quyết định nhanh chóng nhưng nó không tạo nên một hành vi can đảm. A lao mình từ đỉnh núi Phú Sĩ xuống. Hành vi này chỉ là kết quả của một xung động: sự tuyệt vọng. 5) Tinh thần sáng tạo: Đó là thái độ chấp nhận đảm đương một nhiệm vụ mới, tạo ra giá trị mới. Trích từ: "THUẬT CAN ĐẢM ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÂM LÝ ĐỂ BẠN TRỞ NÊN CAN ĐẢM", tác giả Hoàng Minh Hùng
Posted on: Sun, 29 Sep 2013 15:05:38 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015