Chúa Nhật 26 Quanh Năm Chia sẻ tiền của cho những - TopicsExpress



          

Chúa Nhật 26 Quanh Năm Chia sẻ tiền của cho những người nghèo đói, đó là một hình thức bác ái cụ thể nhất và luôn được Chúa chúc phúc. CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN C Am 6, 1a.4-7; Tm 6, 11-16; Lc 16, 19-31 Chiêm niệm và hoạt động Trong Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu (Ecclesia in Asia, 1999) khi nói về bổn phận phải rao giảng Tin mừng của mọi tín hữu, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, gợi lên một cái nhìn mới cho chúng ta: Muốn có một đời sống Kitô hữu đích thực, mọi người cần xác tín rằng : việc truyền giáo (còn gọi là Phúc Âm hóa) vừa là một hoạt động có chiêm niệm (nghĩa là hoạt động đã được chiệm niệm, cầu nguyện và thi hành trong tinh thần cầu nguyện), vừa là một chiêm niệm có hoạt động (nghĩa là không phải chỉ chiêm niệm cầu nguyện suông mà thôi, nhưng là chiêm niệm và cầu nguyện về hoạt động và hướng tới hoạt động (số 23). Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cũng nói vậy nhưng với cách khác: “cầu nguyện thế nào thì sống như vậy” (số 2725). Phụng vụ các bài đọc Lời Chúa hôm nay cho ta hiểu thế nào là một người có đời sống tông đồ thực thụ, đời sống chiêm niệm và hoạt động. - Đó là người biết nhìn thấy Chúa trong mọi người, nhận ra và đáp ứng đúng mức nhu cầu của họ. Trong bài đọc 1, sách Sáng Thế ghi lại câu chuyện Đức Chúa đã đến gặp ông Apraham tại cụm sồi Mambrê qua hình ảnh ba người khách lạ. Với lòng hiếu khách, vợ chồng ông và các tôi tớ đã mau mắn ân cần tiếp đãi các vị khách quí : Bà đã lấy ba thúng bột mà nhồi làm bánh. Ông đã lấy sữa chua, sữa tươi và bắt một con bê mềm và ngon làm thịt cho khách dùng; Ong lại còn đứng hầu đang khi khách dùng bữa. Điều này đã làm đẹp lòng Chúa và Ngài đã thưởng ông : “ Sang năm, tôi sẽ trở lại thăm ông, và khi đó Xara vợ ông sẽ có một con trai.” (St 18,1-10a) - Trong bài đọc 2, gởi các tín hữu Colosê, thánh Phaolô nói rằng người tông đồ là người biết nhận ra ý Chúa trong công việc bổn phận và sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời mình để chu toàn.Ngài ý thức mình được Thiên Chúa ủy thác, và đã cố gắng trở thành người phục vụ Hội Thánh qua việc hy sinh chịu khổ trong công việc giảng dạy để giúp moi người nên hoàn thiện trong Đức Kitô (Cl 1,24-28). - Đó là người biết lựa chọn phần tốt nhất mà Thiên Chúa đã dành cho mình, và còn làm điều đẹp ý Chúa nữa. Chiêm niệm và hoạt động. Đã có không ít người dựa vào đoạn Tin mừng Chúa nhật hôm nayđể chứng minh có hai lối sống khác nhau trong cuộc đời người tông đồ : lối sống hoạt động với cuộc sống nhập thế, dấn thân phục vụ con người, nhất là những người nghèo đói khổ đau và lối sống chiêm niệm dành cho những người xuất thế, ẩn dật trong bốn bức tường tu viện, vui với những tiếng hát lời kinh tối sáng. Đối với họ hai lối sống này không chỉ tách biệt nhau mà còn đối lập nhau nữa. Và luôn kèm theo nhận định: đời sống cầu nguyện chiêm niệm luôn quan trọng hơn vì Chúa đã nói rõ : “Em con đã chọn phần tốt nhất”. Chị em Matta và Maria đón tiếp Chúa Giêsu, mỗi người mỗi cách. Maria thì giữ chân Chúa bằng việc ngồi bên chân Người với tâm thế lắng nghe. Cô không làm gì, không nói gì, chỉ ngồi nghe. Cô đón tiếp Chúa Giêsu với một phong cách tốt nhất. Matta thì khác, cô giữ chân Chúa bằng những việc bếp núc, ăn uống. Có lẽ Macta ganh tị với em nên khiếu nại với Chúa: "Thưa Thầy, em con để một mình con phục vụ mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay". Matta trách em, nhưng cũng là một cách kể công và khoe mình quan trọng và có thể coi đó như một lời trách khéo đối với Chúa Giêsu. Nhưng Chúa từ tốn đáp lại: "Matta, Matta ơi, con lo lắng bận rộn nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy mất ". Chúa đã khen Maria biết chọn phần tốt nhất. Chọn phần tốt nhất không phải là phải chọn làm nhiều, nhưng là biết nghe, hiểu, và làm theo ý Chúa. Chúa Giêsu đón nhận sự phục vụ của Matta cũng như Người đã từng chấp nhận việc tiếp đón của những người Biệt Phái (Mt 7,36; 11,37; 14,1), đã từng đón nhận việc đón tiếp của Dakêu (Mt 19,5) và đã từng dạy phải đón tiếp các sứ giả Tin Mừng (Mt 9,4; 10,5-9). Nhưng Người đưa ra một bậc thang giá trị cần luôn để ý : người môn đệ đích thực phải coi trọng Lời Chúa trên hết. Vì đó chính là “phần” của họ như Thánh vịnh 119 đã viết “Lạy Chúa, con đã nói : phần của con là tuân giữ Lời ngài ” (c.57). Sống như thế ta sẽ được kể là người xứng đáng cư ngụ trên núi thánh Chúa (Đáp ca TV 14). Trong tập sách “Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá”, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận kể lại khoảng thời gian bị giam cầm trong tù ngục, ngài quẫn trí hoang mang về công việc tông đồ ngài đang hoạt động bị đình trệ. Lúc này tiếng Chúa đã nói lên từ đáy lòng ngài và chỉ cho ngài biết là cần phân biệt và chọn Chúa, thánh ý Chúa, chứ không phải công việc của Chúa. Ngài đã tìm lại bình an và hoạt động tông đồ giúp ích cho nhiều tù nhân. Người ta thường giải thích câu nói của Chúa Giêsu như một sự đề cao việc chiêm niệm trên sự hoạt động. Theo cách giải thích này thì Matta tiêu biểu cho đời sống hoạt động và Maria tiêu biểu cho đời sống chiêm niệm. Trên thiên đàng người ta sẽ chẳng còn hoạt động gì nữa mà chỉ còn chiêm ngắm Thiên Chúa trong niềm hạnh phúc vĩnh cữu vô biên mà thôi. Như thế Maria đã đạt tới cùng đích của đời sống Kitô hữu, cho dù chỉ là trong chốc lát ngắn ngủi giữa cuộc hành hương dưới thế này. "Phần hơn" của cô là ở chỗ đó. Có Chúa rồi, "chiếm hữu" được Chúa rồi thì còn gì hơn nữa. Trong cuộc sống, hai khía cạnh tâm linh và thể chất liên quan đến nhau, hỗ trợ nhau. Hai khía cạnh ấy của sự sống cần phải được quan tâm một cách điều hòa và quân bình. Cũng tương tự như thế, cần phải có sự điều hòa và quân bình giữa sự cầu nguyện và hành động. Cầu nguyện nhiều mà không cảm thấy có sức mạnh nào thúc đẩy mình đi đến hành động thực tế, thì sự cầu nguyện ấy hẳn nhiên không phải là cầu nguyện đích thực, nghĩa là không thật sự gặp gỡ Thiên Chúa. Rất nhiều Ki-tô hữu hiện nay ở trong tình trạng này. Họ cảm thấy an tâm, tự cho mình là người đạo đức, chỉ vì họ đã dành rất nhiều thì giờ để cầu nguyện. Nhưng sự cầu nguyện của họ chẳng dẫn họ đến hành động để thể hiện cụ thể tình yêu thương mà đáng lẽ họ phải đạt được khi cầu nguyện đích thực. Vì thế, rất nhiều việc đáng lẽ họ nên làm hoặc phải làm, nhưng họ đã không làm. Tuy nhiên, năng hành động mà không năng cầu nguyện thì ta dễ đi đến chỗ hành động chỉ vì lợi ích riêng của mình, chứ không phải vì Thiên Chúa hay tha nhân. Hành động như thế xét về mặt tâm linh thì không mấy giá trị và ít đem lại lợi ích thiêng liêng. Người hành động nhiều mà không cầu nguyện giống như người hành trình vào một vùng đất lạ, chỉ biết đi tới mà không biết phải lâu lâu dừng lại xem bản đồ để biết mình đang ở đâu, và biết phải đi đường nào để tới nơi mình muốn. Vì thế, có rất nhiều khả năng là họ sẽ lạc đường. Hoặc như người hành trình không biết dừng lại để ăn uống, hay để đổ xăng, hầu tiếp sức cho chính bản thân hoặc tiếp nhiên liệu cho phương tiện di chuyển. Họ sẽ không đủ sức và phương tiện để đi hết cuộc hành trình. Vậy, cầu nguyện và hành động đều rất cần thiết cho đời sống Kitô hữu mà chúng ta cần phải thực hiện một cách quân bình và điều hòa trong cuộc sống. Điều Ưu Tiên Đối với Chúa Giêsu, cả hai cách phục vụ, cả hai lối sống của Matta và Maria đều cần thiết và bổ túc cho nhau trong điều kiện đời sống hiện tại ở trần gian. Ðiều Chúa muốn nhắc cho Matta ở đây là: việc cốt yếu nhất đối với người môn đệ là nghe lời Chúa và đem ra thực hành. Muốn làm gì thì cứ làm; thích làm thật nhiều thì cứ làm cho nhiều nhưng đừng bao giờ vì lo lắng bận rộn công việc mà quên đi Ðấng là trung tâm của đời mình, Đấng mà mình phải vâng nghe và tôn vinh trong mọi sự. Chính Chúa sẽ mang lại cho đời sống và hoạt động của ta ý nghĩa và tính thống nhất cao cả nhất. "Mọi sự thuộc về anh em, còn anh em thuộc về Ðức Kitô và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa" (1 Cr 3,22-23). Trong nhiều đoạn Phúc âm, Chúa Giêsu cũng nói tới điều quan trọng nhất, cần thiết nhất:"Phúc cho ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành" (Lc 11,28); "Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành" (Lc 8,21. x.Mt 12, 46-50; Mc 3, 31-35);"Đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho" (Mt 6, 25.33). Tính ưu tiên ở đây không phải là ưu tiên về thời gian (làm cái này trước rồi làm cái kia sau) hay số lượng (làm "việc Chúa" nhiều, làm "việc đời" ít) v.v. nhưng ưu tiên về giá trị. Khi chúng ta làm việc gì, nếu ta tận tình làm việc cho đẹp lòng Chúa, như Chúa muốn, thì ta vẫn đang chọn phần tốt nhất như cô Maria bởi vì ta vẫn đang qui chiếu về Chúa, đang lắng nghe lời Chúa và thi hành thánh ý Chúa về đời mình. Thánh Phaolô dạy: "Dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc gì, anh chị em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa" (1 Cr 10,31). Hoạt động là tốt, nhưng ai cũng biết hoạt động có thể làm cho ta phân tâm, phân tán, quên mất cái cốt yếu, và hời hợt. Matta đã muốn làm việc phục vụ Chúa nhưng vào một lúc nào đó, cô để cho công việc thu hút đến nỗi hầu như quên mất đối tượng của công việc mình. Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, với Lời Chúa hôm nay, chúng con hiểu rằng không thể có lòng đạo đức nếu không quí trọng những giây phút “ngồi bên Chúa” như cô Maria. Xin giúp chúng con biết xây dựng cho mình một cuộc sống luôn gắn kết hoạt động với chiêm niệm: một hoạt động có chiêm niệm và một chiêm niệm có hoạt động. Xin giúp chúng con biết quí trọng việc cầu nguyện tối sáng, siêng năng tham dự Thánh lễ để lòng Tin Cậy Mến nơi chúng con được củng cố và chúng con hăng say hoạt động góp phần vào công cuộc truyền giáo của Hội Thánh. Lm Giuse Nguyễn Hữu An *** Thắp một ngọn đèn Barbara Varenhorst trong cuốn sách nhan đề là Real Friends (Những người bạn chân thật) có viết về một phụ nữ tên Erma như sau. Hôm đó, một người đàn bà tên là Erma có việc đi Chicago bằng phi cơ. Cô đến phi trường khoảng nửa tiếng trước khi máy bay cất cánh. Làm thủ tục xong, Erma ngồi chờ nơi phòng đợi. Trong lòng cô còn đang bực mình vì những chuyện không vui tuần vừa rồi. Cô lấy một cuốn sách hay ra đọc. Nhưng rồi bỗng Erma nghe tiếng một người đàn bà khác đã có tuổi ngồi bên cạnh nói: -Tôi đoán rằng tạiChicagotrời lạnh lắm. Erma mắt không rời cuốn sách, đáp lại cách lơ đễnh: -Có thể lắm. Người đàn bà có tuổi kia tiếp tục nói. Erma tiếp tục trả lời lại bằng những câu cụt ngủn lạnh lùng. Thế rồi bà ta nói ra một tin động trời. -Tôi hiện đi theo xác chồng tôi đem vềChicago. Anh ấy đã chết đột ngột sau 53 năm hôn phối. Đến đây, quả tim Erma nhảy lên, đập nhanh đập mạnh. Cô nhận thức được rằng người đàn bà đang ngồi bên cạnh mình là người đau khổ, cần một người khác biết lắng tai nghe, biết cảm thông, hầu bà có thể thổ lộ tâm tình, cho vơi sự đau khổ đang đè nặng tâm hồn bà. Bà ấy không van xin một lời khuyên nhủ. Không van xin bạc tiền. Bà chỉ đi tìm một người biết lắng tai nghe. Thế mà Erma đã vô tình, làm người hoàn toàn xa lạ. Bây giờ cô xếp sách lại, bỏ xuống ghế, đưa hai tay cầm lấy tay bà kia, và lắng tai nghe bà kể lể nỗi niềm đau thương của bà. Trong khi lắng tai nghe bà kia kể lể, Erma quên hết các vấn đề khó khăn của mình. Cô bỗng cảm thấy tươi trẻ lại, can đảm hơn, mạnh mẽ hơn. Khi tiếng người nhân viên hàng không vang lên trong máy phóng thanh, báo tin đã đến giời điChicago, Erma khoác tay bà kia lên máy bay. Tới nơi, họ chia tay nhau, tới chỗ ngồi của mình. Họ ngồi cách nhau vài ba hàng ghế. Khi Erma đang đứng bỏ chiếc áo quàng lên hộp đựng hành lý phía trên đầu, Erma nghe bà kia nói với người hành khách bên cạnh bà y như đã nói với cô trước đây.. “Tôi đoán rằng ởChicagotrời lạnh lắm...” Nghe vậy, Erma tự nhiên thốt lên một lời cầu nguyện: Lạy Chúa, xin Chúa ban cho người hành khách kia ơn biết nhẫn nại và lắng tai nghe với tất cả tấm lòng thương yêu. Câu chuyện đây giống như câu truyện Chúa phán trong bài dụ ngôn hôm nay về người phú hộ và người ăn mày nghèo khổ tên là Lazarô. Người giàu có đầy đủ hết mọi sự. Còn Lazarô thì thiếu thốn hết mọi sự. Lazarô rất cần sự giúp đỡ và chỉ cần rất ít thôi. Nếu người phú hộ kia muốn giúp đỡ Lazarô, thì chỉ cho anh ăn những mụn bánh từ bàn tiệc của ông rơi xuống đất cũng đủ. Nhưng ông không bao giờ để ý đến Lazarô cả. Ông coi Lazarô như không có. Cách xử trí của ông đối với Lazarô không khác gì cách xử trí của Erma lúc ban đầu đối với người đàn bà đau khổ trong câu chuyện nói trên. Cái tội làm cho người phú hộ trong dụ ngôn hôm nay phải chịu cực hình trong địa ngục là tội gì? Ông không bảo đầy tớ đuổi Lazarô ra khỏi cổng nhà của ông. Ông không đánh đập Lazarô mỗi khi ông đi ngang qua chỗ anh nằm. Ông không chưởi bới rủa nộp Lazarô mỗi khi ông trông thấy anh. Vậy tội làm cho người phú hộ phải chịu cực hình là tội gì? -Thưa là tội ông ta coi Lazarô như không có! Tội ông ta không phải là một tội phạm vì đã làm một điều không được làm. Tội ông là một tội thiếu sót. Không làm điều đáng lý ông phải làm (sin of omission). Tội người phú hộ là tội không lay một ngón tay để giúp đỡ một tí, một tí thôi, người nghèo cực cần được giúp đỡ. Bây giờ chúng ta hãy nhìn về chúng ta và xã hội chúng ta hôm nay. Ai trong chúng ta mà không nhận thấy rằng câu chuyện Lazarô đang tái hiện hằng ngày giữa chúng ta ? Đang tái hiện trong mọi tầng lớp của xã hội chúng ta đang sống? Con người chúng ta, xã hội chúng ta đang đặt ưu tiên của mình trên vật chất hơn là trên con người. Tổng thống Eisenhower trước đây có nói : “Mỗi một cái súng được đưa ra, mỗi một chiến hạm được hạ thủy, mỗi một hỏa tiễn được bắn đi, xét cho cùng là một cuộc đánh cắp người nghèo đói, không cơm ăn áo mặc.” Tổng thống John K. Kennedy còn nói mạnh hơn nữa: “Khi người ta đặt ưu tiên của vật chất trên con người, không những người ta hủy hoại lớp người nghèo cực, mà còn hủy hoại cả xã hội mình đang ở giữa. Nếu một nước tự do mà không lo cứu vớt lớp người nghèo, người ta cũng không thể cứu vớt được lớp người giàu.” Nếu chúng ta không lưu tâm đến những kẻ túng thiếu ở giữa chúng ta, thì không những chúng ta hủy hoại họ, mà hủy hoại cả chính bản thân chúng ta nữa. Nói như vậy, có những người cũng còn cho là mơ hồ, chưa nhìn thấy một câu trả lời cụ thể cho cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại. Vậy chúng ta có thể trả lời cho bài học của dụ ngôn hôm nay bằng ba cách. Thứ nhứt. Chúng ta xử sự như người phú hộ trong Phúc âm hôm nay: nhắm mắt lại trước mọi hoàn cảnh không may mắn, trước mọi đau khổ đang xảy đến chung quanh chúng ta. Thứ hai. Chúng ta không nhắm mắt lại trước hoàn cảnh đau thương, khỗ cực, túng thiếu đang xảy ra chung quanh. Chúng ta lên tiếng phản đối ầm ĩ, bằng lời nói, hoặc bằng ngòi viết. Nhưng chỉ có bấy nhiêu thôi! Chúng ta không lay ngón tay để làm một việc gì khác nữa cả, ngoài ra lời nói và ngòi viết. Sau cùng, thay vì nhắm mắt lại trước những cảnh đau thương khổ cực, thay vì đứng nguyền rủa bóng tối do hoàn cảnh tạo nên, chúng ta thắp lên một ngọn đèn, và thực hành một cử chỉ cụ thể nào đó. Ngọn đèn của một mình tôi xem ra mờ yếu. Nhưng nếu ngần nầy người trong nhà thờ hôm nay, mỗi người cùng thắp lên một ngọn đèn, thì sẽ tạo ra một rừng ánh sáng, đuổi bóng tối âm u ra khỏi khu vực của chúng ta. Nếu mỗi người con cái Chúa đều thắp lên một ngọn đèn như vậy, thì không bao lâu ánh sáng sẽ lan toả ra khắp nơi, trong làng mạc chúng ta sinh sống, trong thành thị chúng ta hoạt động, torng quốc gia chúng ta đang cư ngụ, trong toàn thế giới. Vậy bây giờ chúng ta hãy bắt đầu thực hành những việc nhỏ mọn, như Erma đã làm đối với người đàn bà đau khổ tại phi trường trong câu chuyện mở đầu. Nghĩa là làm những gì chúng ta có thể làm. Đây là sứ điệp của bài Tin Mừng mà Đức Yê-su thách đố chúng ta hôm nay: “Chúng con hãy thương yêu nhau, như Thầy đã thương yêu chúng con.” Khi chúng ta xử đại lạnh lùng đối với nhau thì mọi sự đều bế tắc hỗn loạn. Khi chúng ta biết thương yêu lẫn nhau, thì mọi sự thảy đếu xuôi gió thuận buồm. Lm Vũ Minh Nghiễm, CSsR *** Lòng nhân đạo Chia sẻ tiền của cho những người nghèo đói, đó là một hình thức bác ái cụ thể nhất và luôn được Chúa chúc phúc. Trong cuộc sống, chúng ta thường phân biệt: công bằng và bác ái. Công bằng là điều buộc phải tuân giữ, không tuân giữ thì có tội, chẳng hạn : không được bớt xén tiền bạc, không được lấy của kẻ khác, đừng làm hại tài sản của tha nhân, v...v... Bác ái là nhưng điều không buộc, muốn thì làm không thì thôi, chẳng hạn: cho kẻ nghèo một đồ vật cần dùng, ủng hộ cho cơ quan từ thiện một số tiền,v...v... Suy nghĩ kỹ, chúng ta thấy, nếu chỉ làm những việc phải làm, nếu chỉ dừng lại ở mức độ công bình, mà không tiến tới mức độ bác ái, con người vẫn chưa sống xứng với “đạo làm người”, sẽ đánh mất đi “lòng nhân đạo” và sẽ trở thành ích kỷ. Hiểu như vậy, cha ông chúng ta đã thường dùng những câu châm ngôn để nhắc nhở: “Chia cơm xẻ áo”, “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”. Về phương diện tôn giáo, đặc biệt trong Kitô giáo, bác ái không phải có tính cách “nhiệm ý”, nhưng là một điều luật căn bản và quan trọng, như Chúa Giêsu tuyên bố: “Đây là một giới răn mới”. Là một điều luật, một giới răn, bác ái mang tính cách bắt buộc, và mọi Kitô hữu phải tuân giữ. Để nhấn mạnh tầm quan trọng này, Chúa Giêsu đã kể cho chúng ta câu truyện về một nhà phú hộ và Lagiarô. Theo câu truyện, nhà phú hộ không làm gì sai đức công bằng: không gian tham, không trộm cắp, không bớt xén tiền của tha nhân. Nhưng điều tạo nên số phận bất hạnh đời đời cho ông, chính là ông không quan tâm đến Lagiarô, một người nghèo và bệnh tật mà ông gặp hằng ngày, không chia sẻ cơm áo cho người anh em trong cảnh túng quẫn đang hiện diện bên ông. Ông chỉ biết phung ph1i tiền của để tạo nên hạnh phúc cho riêng mình. Nói khác, ông sống ích kỷ. Ở đây, chúng ta cũng nên nhớ lại quang cảnh ngày phát xét chung, do chính Chúa Giêsu mô tả (Mt 25:31-46). Định mệnh đời sau của mỗi người hầu như tùy thuộc hoàn toàn vào tinh thần bác ái – có nghĩa là, tất cả những việc tốt chúng ta làm cho tha nhân, dù âm thầm và nhỏ bé, cũng luôn mang giá trị cứu độ và đóng góp vào hạnh phúc mai sau. Bác ái, như Chúa Giêsu cho biết, là con đường bảo đảm nhất dẫn vào Nước Trời. Hơn thế, Chúa cho thấy những ích lợi của bác ái ngay trong cuộc sống này. Bà goá miền Sarepta, vì biết chia sẻ nước uống và bánh cho tiên tri Isai, đã được Thiên Chúa cứu sống qua thời gian hạn hán, bằng cách làm cho hũ bột và bình dầu của bà không bao giờ vơi cạn (xem 1 Các Vua, 17). Tabitha được thánh Phêrô cho sống lại, “vì bà là người đã làm nhiều việc tốt và việc bố thí đối với tha nhân” (xem TĐCV9:36-42). Cùng với lời cầu nguyện và ăn chay, sự bố thí rộng lượng của Monica đã đem con trai của bà là Augustinô về với Chúa. Lạy Chúa, xin giúp chúng ta biết “dùng của cải đời này để mua sắm nước Thiên đàng đời sau.” Lm Bùi Mạnh Tín, CMC *** Phú hộ và Ladarô Ngày03/07/1980, Đức thanh Cha Gioan Phaolô II đến viếng thăm mục vụ ở Sao Paolô nướcBrazil, Ngài đã áp dụng dụ ngôn này vào thế giới hiện tại. Ngài nói : Hàng ngàn làn sóng những di dân chen chúc nhau trong những nơi ổ chuộc ở thành phố. Cuộc sống đầy thất vọng và tới tận cùng khốn khổ. Trẻ em, thiếu niên, thanh niên không tìm được khoảng không gian sinh hoạt để mạnh mẽ phát triển những nghị lực vật lý và tinh thần, đành phải sống lang thang trên hè phố, giữa cảnh xe cộ ồn ào náo nhiệt và cao ốc bao quanh san sát... Bên cạnh cuộc sống tiện nghi hiện đại, lại tồn tại những con người quá thiếu thốn... Sự phát triển hiện đại thường biến thành một phó bản kỳ lạ của bài dụ ngôn Phú hộ và Ladarô. Sự cọ sát giữa xa hoa và khốn cùng gây ra nỗi xúc động đầy thất vọng đau đớn...” Thật đúng với cảnh dụ ngôn mà Đức Giêsu đã nói! Trong thế gian nầy luôn có hai hạng giầu và nghèo sống cọ sát với nhau, rất khó thông cảm, dễ gây đối đầu, đối địch nhau. Hạng giầu ăn chơi phung phí; hạng nghèo khổ đói rách bệnh tật. 1/ Hạng phú hộ : Theo quan niệm thế gian, giầu sang phú quý, ăn ngon, mặc đẹp, chơi bời là hạnh phúc. Nhưng theo tâm lý, kẻ ăn mặc diêm dúa, xa hoa, xa xỉ, thích giao du bạn bè là hạng kiêu căng, giả hình, giả dối. Phúc âm tả Pharisiêu giả hình, kiêu căng nên thích ngồi chỗ nhất, ăn mặc diêm dúa: thả rộng ống tay áo, đeo tấm thẻ bài vĩ đại trước ngực, thêu ren tua áo lộng lẫy. Đức Giêsu đã bảo : “Họ như mồ mả sơn vôi đẹp bên ngoài, mà trong thì hôi thối, dòi bọ” (Mt 23: 5.27) Theo y học về dinh dưỡng, một bác sĩ nói : “Xin các bà vợ đừng giết chồng nữa. Tôi đã nghiên cứu từ 40 năm nay, và tôi kết luận : Phần đông đàn ông chết sớm hơn đàn bà vì ăn nhậu thái quá.” Bà vợ càng nấu món nhậu ngon, bụng chồng càng bự. Đó là cách giết chồng sớm, như bà Evà đã giết chồng bằng trái cấm quá ngon. Tác giả Carnegie nổi tiếng về các sách học làm người, đã hỏi : “Các bà có muốn giết chồng sớm không? Thật giản dị vô cùng: bà không cần thuốc độc, dao búa hay súng đạn, chỉ cần tọng cho ông các món nhậu thôi.” (Giúp chồng, tr. 213). Dụ ngôn không nhấn mạnh đến cái chết phần xác, nhưng đến cái chết đời đời phần hồn của những hạng phú hộ ăn nhậu, xa xỉ. Phú hộ phải sa hoả ngục vì ba tội này: 1. Ăn mặc lụa là xa hoa, ủy mị, phung phí, tiết lộ tính tình kiêu căng. 2. Ăn uống yến tiệc linh đình, dung dưỡng xác thịt: đólà tội mê ăn uống. 3. Nhất là tội bất nhân, ích kỷ, không thèm giúp đỡ Ladarô, người nghèo khổ đang nằm ngay cổng nhà mình. 2/ Hạng nghèo khổ đói rách, bệnh tật như Ladarô được hưởng phúc nước trời, là vì: 1.Anh đã vui lòng chịu những xỉ nhục nghèo hèn, những bệnh tật đau khổ như thánh Gióp. Anh đã biết dâng những hy sinh đau khổ lên Thiên Chúa, như Đức Giêsu, để đền tội và chuộc tội. 2.Anh không hề than trách trời đất và buồn hận với ông phú hộ ăn chơi sung sướng trước mặt anh. Ladarô thật giống thánh Gióp trong Cựu Ước. Ngài đã vui lòng chịu mọi cực khốn. Đang sống giàu có, sung sướng trong cảnh sum họp gia đình đông con nhiều cháu, đột nhiên nhà cửa bị thiêu rụi, các đoàn vật và con cái chết hết vì những tai họa ghê gớm. Ngài lại bị vợ và bạn bè đay nghiến, nguyền rủa xỉ nhục. Thân mình cô độc, lở loét, nằm trên đống tro tàn. Trong lúc đau khổ đến cực độ, Ngài vẫn vui lòng chấp nhận thân phận mình và nói : “Tôi đã sinh ra trần truồng trơ trọi. Tôi sẽ trở về trơ trọi hư vô. Thiên Chúa đã ban, Thiên Chúa lấy lại, chúc tụng danh Chúa muôn đời” (Jb1:21). 3.Ngày nay, được mấy người như thánh Gióp và Ladarô, lúc gặp đau khổ, họ rên xiết, oán trách trời đất, oán trách xã hội, làng xóm. Lúc hưởng giầu cók họ tìm cách ăn chơi phung phí. Họ cậy dựa vào tiền bạc. Họ đóng cửa lại không trông thấy ai đau khổ rên rỉ ngay trước cửa họ nữa. Một hố sâu phân cách giầu nghèo. Hai thế giới chênh lệch vẫn tồn tại song song nhau. Giầu sống khép kín bo bo lấy mình. Họ không bao giờ bước ra khỏi cái tôi. Cái tôi là thân xác, cái tôi là tiền của, cái tôi là khoái lạc, có thế thôi. Họ không còn biết đến anh em, không biết đến Đấng trên đầu họ. Họ tưởng thế là hạnh phúc, là bất tử. Họ không ngờ đêm nay người ta đến đòi linh hồn ngươi, người ta đem chôn ngươi. Dưới âm phủ, ngươi phải chịu cực hình, lúc đó mới ngước mắt lên, lúc đó mới thấy Ladarô ngồi sát bên tổ phụ Abraham trên trời, lúc đó mới kêu xin Abraham thương xót, thì quá muộn rồi! Lúc giầu thì lo ăn chơi, chẳng nhớ đến ai, chẳng kêu xin ai. Lúc lửa thiêu đốt, mới ngước mắt lên, miệng lưỡi mới kêu gào. Sao khôn lỏi thế? Sao ích kỷ thế? Sao ma giáo thế? Qua bài Tin Mừng này, có phải Thiên Chúa ủng hộ giai cấp nghèo, giai cấp vô sản và lên án giai cấp giầu có, giai cấp tư bản? Không. Thiên Chúa chỉ lên án những kẻ ích kỷ, bất nhân và ủng hộ thương mến những người hy sinh, xả kỷ, nhân hận như Đức Giêsu. Giầu hay nghèo, sống ích kỷ bất nhân đều bị lửa thiêu đốt trong hoả ngục. Giầu cũng như nghèo biết thực thi bác ái đều được ân thưởng vinh phúc trên trời. Lạy Chúa, xin chớ để con phải ăn mày và đừng để con giàu có. Xin chỉ ban cho con hằng ngày dùng đủ. Kẻo khi giầu, con bị mê hoặc mà bỏ Chúa và anh em, hoặc vì túng thiếu con đi ăn trộm mà làm ô danh Chúa” (Cn 30:8-9) Lm Vũ Khắc Nghiêm *** Bác ái cụ thể Chắc hẳn ai trong chúng ta lúc học giáo lý đều hiểu rõ đức bác ái là cốt tủy của đạo thánh Chúa: "Mười điều răn Đức Chúa Trời tóm về hai nầy mà chớ: "Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy". Trong ba năm rao giảng nước trời Đức Chúa Giêsu đã huấn dụ rất nhiều về Đức bác ái như bài giảng trên núi (xem Mt chương 5), dụ ngôn về người Samaritanô nhân hậu (Lc 10, 29-37), diễn từ chung luận về ngày tận thế (xem Mt. 25, 31-46), dụ ngôn về người phú hộ và Lazarô hôm nay (Lc 16, 19-31). Và nhất là lời trối trăng di chúc của Ngài trong bữa tiệc ly tối thứ năm trước khi bước vào giờ tử nạn: "Thầy truyền cho chúng con hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương các con, nhờ đó thiên hạ sẽ nhận ra các con là môn đệ của thầy" (Ga 13, 34-35) Quảng diễn giáo thuyết của thầy chí thánh, thánh Phaolô đã ca lên trong bài ca đức ái (xem 1Cor 13) và Ngài đã khẳng quyết: "Yêu thương anh em là chu toàn lề luật". Tiên tri Amos trong bài đọc 1 đã nói với những người phú quý giàu sang rằng vì họ xưa kia đã được sung sướng no đầy nên nay phải bị lưu đày. Người phú hộ trong bài Phúc Âm, thuở sinh tiền đã sống trong nhung lụa giàu sang phung phí yến tiệc linh đình mà khinh chê rẻ rúng người hành khất đáng thương Lazarô túc trực bên vỉa hè, do đó ngày nay bị trầm luân muôn kiếp trong lửa hỏa ngục, còn Lazarô suốt đời cực khổ, sống chẳng ra người thì nay được hưởng phần thưởng trên nước Thiên đàng với tổ phụ Abraham. Đây là một câu chuyện nửa dụ ngôn, nửa thực tế, đáng chúng ta run sợ xét lại mức độ thực thi bác ái cụ thể của mình. Lm. Louis Thanh Minh *** Hạnh phúc vĩnh cữu 1. Chủ đề của Phụng vụ Lời Chúa: Hạnh phúc vĩnh cữu. Qua ba bài đọc, Giáo Hội muốn ta ý thức lại cùng đích tối hậu của đời ta là CUỘC SỐNG VĨNH HẰNG, là HẠNH PHÚC VIÊN MÃN. Trong bài đọc 1, Ngôn Sứ Amốt đã ghê tỡm những thú vui trần tục. Ong đã cảnh cáo các vua chúa nếu cứ tiếp tục hưởng thụ một lối sống sa đoạ, sẽ có ngày đền tội bằng một cuộc đời lưu đày vất vả. Bài dọc 2, Thánh Phaolô khuyên đồ đệ thân tín của mình hãy can đảm sống công chính cho đến ngày Đức Giêsu quang lâm. Ngày đó, những kẻ tín trung sẽ được chiêm ngắm dung nhan của vị Chúa Tể Càn Khôn, Người đã sai Đức Giêsu, Con Một của Người đến trần gian dể cứu độ chúng sinh. Hạnh phúc được chiêm ngắm Ngài sẽ là viên mãn và vĩnh cữu. Bài đọc 3, sự tương phản giữa hai cuộc sống đưa đến sự tương phản giữa hai hạnh phúc: Hạnh phúc tương đối và hạnh phúc tuyệt đối. Ở cuộc sống chóng qua này, người nhà giàu xem ra rất hạnh phúc, ăn sung mặc sướng. Trong khi đó, Ladarô nghèo đói khổ cực, bệnh tật ghẻ chốc, bị khinh rẻ. Nhưng tất cả đều qua đi nhanh chóng vì ai cũng phải chết. Sau khi chết, cuộc sống vĩnh hằng bắt đầu, hạnh phúc hay đau khổ vĩnh viễn. Ong nhà giàu đã sa vào chốn cực hình. Người nghèo khó đã ung dung hạnh phúc trong lòng Apraham. Như vậy, Lời Chúa khuyên chúng ta hãy can đảm lội ngược dòng đời, hãy từ bỏ những sự phù phiếm thế gian để chiếm lĩnh phần phúc trên trời. Nhưng thế nào là phù phiếm thế gian ? Có phải hễ cứ giàu có thì sở đắc nhiều phù phiếm thế gian chăng? 2. Quan niệm đúng về kẻ giàu người nghèo. Qua bài Tin Mừng hôm nay, Ta thấy người giàu có đã sa vào âm phủ đời dời kiếp kiếp với những cực hình không thể tả nỗi. Một giọt nước đở khát cũng không được. Rồi ta lại liên hệ đến câu nói của Chúa Giêsu:" Người giàu có vào nước Thiên Đàng còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim". Hoá ra sự giàu có là một trọng tội? Sự nghèo khổ là cơ duyên cho một hạnh phúc vĩnh cữu? Vậy tại sao ai trong chúng ta cũng đều muốn trở nên giàu có? Nếu chúng ta không có quan niệm đúng về kẻ giàu người nghèo, chắc chắn chính chúng ta sẽ tự mâu thuẫu với chúng ta. Chúng ta thường tự hào khi đứng về phía người nghèo để đấu tranh cho họ. Không lẽ chúng ta đấu tranh cho họ để họ nghèo thêm? Mà nếu đấu tranh cho họ khá hơn thì tức là ta đã làm cho họ xấu hơn. Chương trình xoá đói giảm nghèo phỏng có ích gì? Và phải chăng ông Dale Carnegie đã sai lầm khi cho rằng một trong những điều kiện làm ta vui sống chính là ta phải thoát khỏi tình trạng túng quẫn thiếu nợ. Thực ra, nếu trong xã hội có nhiều người giàu thì càng tốt chứ sao. Vì như thế, người nghèo mới hy vọng có nơi để mượn tiền khi túng quẫn. Ai cũng thiếu ăn thì ai có thể giúp ai được. Như vậy, kẻ giàu, theo Tin Mừng, tức là người xem của cải trần gian này là mục đích tối hậu, nếu không nói sự giàu sang phú quí chính là thần tượng mà họ tôn thờ, là Chúa của lòng họ. Cái phao cuối cùng của họ là vật chất. Họ bám víu vào nó. Họ chiếm hữu nó bằng mọi giá. Hậu quả là họ tự phụ khi họ giàu. Họ mặc cảm khi họ làm ăn thua lỗ. Họ ganh tị khi thấy người khác kinh tế khá hơn mình. Tôi còn nhớ, cách đây không bao lâu, Báo Công an Thành phố HCM có đăng tin. Chỉ vì ganh ghét người bạn đồng nghiệp ngư phủ của mình làm ăn phát đạt mà kẻ sát nhân đã mất hết tính người, trói cả gia đình người bạn quẳng xuống sông, nhận chìm luôn chiếc ghe của họ. Rất tiếc, kẻ sát nhân đó là một người "có đạo". Còn kẻ nghèo, theo Tin Mừng, là người xem đồng tiền như một đầy tớ hữu dụng, biết dùng nó để mua những giá trị đời đời. Kẻ nghèo không bao giờ coi thường vật chất, cũng không tôn sùng nó như vị chúa tể của lòng mình. Họ biết đặt nó đúng vị trí. Do vậy, trong thực tế, có thể người giàu có trước mặt thế gian lại là người nghèo khó trước mặt Thiên Chúa. Và ngược lại. Đến đây, chúng ta có thể trở về với vấn nạn: Ta phải làm gì để đạt hạnh phúc đời đời? 3. Chia sẻ Muốn đạt hạnh phúc đời đời ta phải trở nên nghèo khó. Nghĩa là ta không dính bén của cải trần gian này. Ta có lắm của nhiều tiền là một việc tốt. Ta biết dùng nó để tạo cuộc sống ấm no cho bản thân gia đình và xã hội, một điều kiện cần thiết dể thực thi lòng mến Chúa yêu người. Ngoài ra, ta cũng biết chia sẻ với người anh em đang thiếu thốn như là một trách nhiệm phải làm chứ không như là một việc thi ân giáng phúc. Dĩ nhiên sự chia sẻ đó phải phát xuất từ thiện tâm của ta là giúp người anh em tiến gần Chúa hơn (hiểu theo nghĩa rộng là Chân Thiện Mỹ). Nguyện: Lạy Chúa, là Khôi Bình viên, hơn ai hết con phải biết chia LỜI và sẻ BÁNH cho anh em con. Xin Chúa cho con có đủ quảng đại để biết chia mà không tính toán hơn thiệt. Xin cho con không những chỉ chia những cái dư thừa, nhưng ngay cả cái con đang cần, để con ngày nên giống Chúa Giêsu trần trụi trên thập giá hơn. Amen. Lm Anrê Nguyễn Hữu Nghĩa *** Không thể mến Thiên Chúa nếu không yêu đồng loại Bài Tin Mừng hôm nay nói về cuộc phán xét cuối cùng như trong Mt 25,31-45. Mục đích là vạch cho thấy con đường cứu độ. Ta được cứu nhờ kết hợp với Thiên Chúa. Nội dung của Tin Mừng hôm nay dạy ta về điều kết hợp ta với Thiên Chúa ngược lại với điều tách rời ta ra khỏi vòng tay của Người. Điều kết hợp ta với Thiên Chúa chính là tình yêu: Bài học cơ bản cần được lãnh hội là: Không thể kết hợp với Thiên Chúa nếu tách rời khỏi anh chị em đồng loại. Không thể yêu mến Thiên Chúa nếu không yêu thương đồng loại. Hai điều quan trọng mà Lời Chúa muốn ta ghi lòng tạc dạ là: 1) Mối tương quan liên hệ giữa ơn cứu độ và tình yêu đối với đồng loại. 2) Vai trò của Lời Chúa trong việc hoán cải ta. Phẩm chất của tương quan với người lân cận 1. - Bài đọc thứ nhất nói rằng "Chúa không muốn một ai phải hư mất bởi vì Chúa yêu thương mọi điều Chúa dựng nên." Thế mà bài Tin Mừng hôm nay lại cho thấy người giàu có sa hoả ngục! Điều đó có nghĩa là mặc dầu ý muốn của Thiên Chúa là mọi người đều được cứu nhưng vẫn có những người hư đi. Tại sao vậy? Lý do vì nhiều người không để ý tới sự kiện là ơn cứu độ của ta hệ ở phẩm chất của mối tương quan giữa ta và người lân cận. Về điều này Tin Mừng nói rõ. Bài dụ ngôn hôm nay trình bày cho ta thấy hai hoàn cảnh xem ra trái ngược nhau nhưng trong thực tế không như vậy. Những hoàn cảnh đó chỉ trái ngược nhau theo địa vị xã hội của hai nhân vật chủ yếu: ở đời này người giàu có không thiếu sự gì, còn chàng La-da-rô thiếu thốn mọi sự; ngược lại, trong thế giới bên kia La-da-rô lại là người không thiếu sự gì, còn người giàu có thiếu thốn mọi sự! Nhưng xét về điều thiết yếu hoàn cảnh thực sự của hai nhân vật hoàn toàn trước sau như một: ở đời này người giàu có không thiếu sự gì nhưng lại thiếu điều thiết yếu là tình yêu; nơi thế giới bên kia, người đó cũng sẽ xa cách Thiên Chúa là Thiên Chúa cứu. Còn La-da-rô đã từng thiếu thốn mọi sự nhưng anh vẫn có Thiên Chúa nên trong thế giới bên kia anh tiếp tục ở với Thiên Chúa. Tại sao khi ở đời này La-da-rô thiếu thốn cả những điều cần thiết? Lý do vì người giàu có thiếu tình thương! Do đó anh nghèo La-da-rô bị đối xử như một con chó. Chính vì thiếu công bằng và tình yêu nên người giàu có gây nên đau khổ và sỉ nhục cho La-da-rô. Phẩm chất của mối tương quan giữa người giàu và anh La-da-rô hết sức tiêu cực, hầu như không có tương quan gì cả: Người giàu không xử đối với La-da-rô như người anh em theo luật đạo mà chỉ xử đối với La-da-rô như một con vật. Người giàu hư mất vì thiếu tình yêu Chính tình yêu thiếu vắng nơi người giàu có đã là nguyên nhân khiến người đó hư mất. Điều làm phát sinh ra những khổ đau cho anh em cũng làm phát sinh ra sự hư mất đời đời! (x. Mt 5.22). Ai đã từng sở hữu mọi sự ở đời này thì sẽ chẳng sở hữu được gì ở đời sau bởi lẽ người đó ở đời này đã chẳng có tình yêu nên cũng chẳng có Thiên Chúa! Giữa người đó và Thiên Chúa là cả một vực thẳm (c.26) vì vực thẳm xã hội ấy chính người giàu có đã đào thành hố sâu giữa bản thân mình và người nghèo La-da-rô. Sự kiện tình yêu thiếu vắng đã chôn vùi người giàu có trong sự hư mất, điều đó ta thấy rõ khi so sánh bài Tin Mừng hôm nay với Mt 25,31-46: + "Ta đói mà các ngươi không cho ta ăn" (Mt 25,42). La-da-rô "thèm được những mảnh vụn trên bàn ăn của ông ấy rơi xuống mà ăn cho no" (Lc 16,21). La-da-rô đói khổ trong khi người giào có "ngày ngày yến tiệc linh đình" (c.17). + "Ta là khách lạ mà các ngươi không tiếp rước" (Mt 25,43). "Lại có một người nghèo… nằm trước cổng ông nhà giàu" (Lc 16,20). La-da-rô không được tiếp đón nơi nhà người giàu có nên phải nằm ngoài cổng, chỉ có bầy chó đến liếm láp. + "Ta trần truồng mà các ngươi không cho mặc" (Mt 25,43). Người giàu có, ngược lại "mặc toàn lụa là gấm vóc" (Lc 16,19). La-da-rô bị loại ra ngoài cổng ăn mặc rách rưới. + "Ta đau yếu… mà các ngươi đã không thăm viếng" (Mt 25,43). La-da-rô với "mụn nhọt đầy mình", thế mà người giàu có chẳng quan tâm. Chỉ có lũ "chó đến liếm ghẻ chốc anh ta." Vì vậy các người đó "sẽ phải vào cực hình đời đời" (Mt 25,46): Thiên Chúa không thể chấp nhận để loài người chúng ta đối xử với nhau một cách phi nhân. Để hiểu điều đó ta cần hiểu kế hoạch mà Chúa Cha đã ấn định từ ban đầu. Ngài có ý cho loài người nên như một gia đình được mời gọi kết hợp với Ba Ngôi Thiên Chúa. Do đó Ngài đã sai Con Một Ngài là Đức Giêsu đến qui tụ mọi người lại thành một thân thể duy nhất với Đức Giêsu là đầu, và với mọi người là chi thể của Đức Giêsu. Chúng ta chỉ là một trong Đức Giêsu Kitô. Ta được nhận chìm trong Ba Ngôi với tư cách là thân thể của Đức Giêsu. Đó là hình ảnh nói lên được chút nào đó về sự thật được mạc khải là: chúng ta đều là anh chị em với nhau trong Đức Giêsu Kitô tới mức có thể nói như thánh tông đồ Phaolô rằng anh chị em "tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô, ai nấy liên đới với nhau như những bộ phận của một thân thể" (Rm 12,5). Đó là lý do sâu thẳm thúc đẩy ta xử đối với nhau như anh chị em và yêu thương nhau tới mức có thể hy sinh tính mạng vì nhau (Ga 15,13). Phẩm chất của tương quan dựa trên tình yêu 2. - Đừng tưởng tới sự sống đời đời như là một cuộc sống chỉ bắt đầu sau khi ta chết vì sự sống ấy phải bắt đầu trong xã hội trần thế này. Chính cái thế giới ta đang sống này cần được cứu. Ta được mời gọi để bắt đầu sống sự sống trên trời ngay ở dưới đất này. Bằng cách nào? Thưa bằng cách liên lỉ đổi mới phẩm chất của những mối tương quan ta có đối với tha nhân. Phẩm chất ấy phải dựa trên tình yêu. Điều vừa nói xem ra dễ nhưng lại rất khó thực hiện! Làm thế nào thực hiện được? Chính Đức Giêsu trả lời câu hỏi đó khi người giàu có xin cho anh La-da-rô đã chết hiện về để cải hoá những người anh em còn sống. Đức Giêsu trả lời qua tổ phụ Áp-ra-ham rằng "Chúng đã có ông Môsê và các ngôn sứ thì chúng cứ nghe lời các vị ấy" (Lc 16,29). Đức Giêsu cũng nói điều đó với chúng ta hôm nay là: Đừng chờ xảy ra những phép lạ để bắt đầu mến Chúa và yêu người! Hãy mở sách Phúc Âm ra sẽ thấy ở đó bài học về yêu thương. Đức Giêsu thường khuyến cáo người ta đưa lời Người dạy ra thực thi: "Hãy làm như vậy thì sẽ được sống" (Lc 10,28-37). Biến đổi ghen tị thành yêu thương "Tịnh và tôi lấy nhau được một năm. Theo tục lệ thôn quê, tôi phải ở chung với cha mẹ chồng sau ngày cưới. Vì ở chung nên chúng tôi không phải mua sắm gì cả." "Đến lượt em chồng lập gia đình thì nhà đã chật và vợ chồng chú phải dọn sang làng bên cạnh. Họ phải sắm sửa đủ thứ. Tôi cảm thấy ghen tức khi thấy họ được mua sắm tất cả vật dụng họ muốn." "Tôi chợt nhớ tới Lời Chúa Giêsu dạy là "Ngươi phải yêu mến người lân cận như chính mình ngươi." (Mc 12,31). Tôi hiểu ngay rằng nhu cầu của gia đình chú em là nhu cầu của tôi và tôi nên tỏ ra vui mừng khi thấy họ có đủ tiện nghi vật chất. Lẽ ra tôi phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ và vui mừng như chính họ. Tôi bắt đầu yêu mến họ và cố gắng làm bất cứ điều gì để giúp đỡ họ. Vì có chút kinh nghiệm về những thứ cần dùng trong nhà, nên tôi đề nghị họ nên mua những đồ cần thiết và thích hợp cho họ nhất." "Tôi thực sự cảm nghiệm được rằng chính Lời Chúa đã biến đổi lòng ghen tị của tôi thành tình thương." Lời Chúa đóng vai thiết yếu Mẫu chuyện vừa kể do chị Tịnh cho thấy Lời Chúa đóng vai trò thiết yếu trong việc hoán cải lòng người: Lời Chúa mang lại sức mạnh và ánh sáng giúp ta ra khỏi tính ích kỷ để có thể yêu thương. Có những Kitô hữu chọn một câu Phúc Âm mỗi tuần để đưa ra thực thi. Thực ra mọi Kitô hữu đều nên làm như vậy hầu mang lại phẩm chất cho đời sống hàng ngày của mình. Lm Augustine S.J *** Niềm hy vọng của nhân lọai "Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư; người giàu có lại đuổi về tay trắng" (Lc1:52-53). Lời kinh Magnificat của Đức Maria trong ngày thăm viếng chị họ Elisabet đã được Chúa Giêsu làm rõ nét hơn qua dụ ngôn "Phú ông và Lazarô." Hai con người rất gần nhau trong không gian, nhưng lại rất xa nhau trong cảnh sống. Phú ông mặc toàn gấm vóc, lụa là; người ăn mày Lazarô nghèo nàn, rách nát. Phú ông ở nơi nhà cao cửa rộng; Lazarô lê lết bên cổng nhà giàu. Phú ông ngày ngày yến tiệc linh đình; Lazarô không một chút bánh cầm hơi. Phú ông sống trong thiên đàng dương thế; Lazarô chịu cảnh hoả ngục trần gian. Thế giới của hai người chỉ cách nhau bằng một chiếc cổng, ấy thế mà vẫn như xa nhau vô cùng. Người nhà giàu chẳng khi nào bước qua chiếc cổng đó để đi vào thế giới người nghèo. Ông ta chôn mình trên nhung lụa và hưởng thụ mê say. Đang khi kẻ bất hạnh nằm chờ chút bánh rơi mà không được; anh ta thèm thuồng nhìn những miếng bánh "lau tay" đi vào miệng bầy chó. Mấy con chó này còn "có lòng" hơn phú ông khi không "cắn gậy ăn mày," nhưng đến liếm các mụn ghẻ cho anh ta. Thời xưa, trên các bàn ăn của người Do thái chưa hề có dao, muỗng, nĩa và khăn lau tay như ngày nay. Người ta dùng tay để lấy và cầm thức ăn. Tại nhiều nhà sang trọng hay trong những nơi quyền quí, người ta có thói quen lau tay ngay trên những miếng ruột bánh mì mà sau bữa ăn sẽ được vứt đi. Đây là thứ bánh "lau tay" mà Lazarô khao khát trông chờ. Song hoài công! Phú ông vẫn làm ngơ, vô tình. Nhưng rồi cái chết ập đến làm đổi thay tất cả. Kẻ từng lê lết dưới chân bàn ăn thì được đưa lên mây trời; còn người ngồi nơi cao ráo lại bị tống xuống vực sâu. Lazarô được hưởng phúc thiên đàng; còn Phú hộ thì trầm luân hoả ngục. Phải chăng Kinh thánh muốn nói: hễ sung túc đời này sẽ bất hạnh đời sau và khốn khổ hôm nay sẽ được hạnh phúc ngày mai? Không hẳn thế, vì giàu sang không phải là tội và nghèo khổ cũng chưa chắc là tấm vé thiên đàng. Ân phúc là việc người nghèo biết tựa nương, cậy trông Thiên Chúa. Lazarô là danh xưng duy nhất mà Thánh Luca đã đặt cho nhân vật "ăn mày" trong dụ ngôn trên. Lazarô có nghĩa là "Thiên Chúa là Đấng phù trợ tôi." Như thế, kẻ ăn mày này đã biết tin tưởng và phó thác đời mình cho Thiên Chúa dù đang nghèo rớt mồng tơi. Chính niềm tin tưởng và phó thác này đã mang lại cho anh ta ơn phúc làm con tổ phụ Abraham--cha những kẻ tin. Còn người phú hộ, ông ta đâu có bóc lột hay ngược đãi gì kẻ khác; ông đâu có ra lệnh tống cổ tên ăn mày khỏi cổng nhà mình; ông cũng chẳng đánh đập hay ăn chận gì của Lazarô, vậy cớ sao lại bị đoạ đày trong chốn cực hình như vậy? Thái độ đáng trách của Phú ông là đã làm ngơ trước nỗi thống khổ của người bên cạnh. Tội của ông là sự dửng dưng, coi như không có sự hiện diện của Lazarô. Chẳng phải vì người phú hộ đã làm điều gì thất nhân ác đức, nhưng vì ông ta đã không làm gì cả cho kẻ khốn cùng. Không phải chỉ có làm điều xấu mới là tội, nhưng tránh không làm điều tốt cũng là tự đưa mình xa cách Thiên Chúa và tha nhân. Mắt không chút xót thương, lòng không hề vương vấn đã làm cho hố sâu ngăn cách giữa ông và Lazarô rộng lớn đến nỗi không thể qua được. Người nghèo phải đau khổ vì sự bần cùng đã đành, nhưng người giàu cũng sẽ phải khốn nạn vì sự giàu sang, nếu trong đó không có tình yêu và xót thương. Một nhà tư tưởng đã chỉ ra hai nguy cơ của sự giàu có thiếu tình thương như sau: Một là nó khép kín lòng mình với Thiên Chúa: người ta bằng lòng với những lạc thú trần gian mà quên đi đời sống vĩnh cửu là điều tối quan trọng. Hai là nó khép kín lòng mình với tha nhân: người ta không còn nhìn thấy người nghèo nằm ngay bên cổng nhà mình. Hoả ngục chính là sự kéo dài của tình trạng khép kín này: người ta vẫn mãi xa cách Thiên Chúa và tha nhân. Hố ngăn cách càng được đào sâu và rộng bao nhiêu, đời sau người ta sẽ hết phương trở về bấy nhiêu. Thế nên thật chí lý khi nói rằng: "Con người đã tự phán xử chính mình ngay ở đời này"(Noel Quesson). Nếu tôi yêu mến và liên kết với Thiên Chúa qua tha nhân, ngày kia tôi sẽ hiệp hoan Nước Trời. Trái lại, nếu tôi ích kỷ trong hưởng thụ riêng tư, chẳng hề quan tâm đến việc chia sẻ phúc lộc mình có, thì nỗi đơn độc và khổ đau sẽ là sản nghiệp đời đời cho tôi. Dụ ngôn "Phú ông và Lazarô" là lời cảnh báo những kẻ chỉ biết tôn thờ vật chất, say hưởng trần gian, quên đi tình Chúa tình người. Nó còn là lời kêu gọi ý thức trách nhiệm xây dựng liên đới với tha nhân, nhất là người nghèo. Mẹ Têrêsa Calcutta có nói: "Ngay trong giờ phút lâm chung, bạn và tôi, bất kể chúng ta là ai, đã từng sinh sống nơi nào, Kitô hữu hay là lương dân, tất cả chúng ta, những người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa bằng bàn tay yêu thương của Ngài, chúng ta sẽ phải đứng trước nhan Giavê và được xét xử tuỳ theo những gì đã sống và làm cho người nghèo. Chính lúc này các cân lượng mẫu mực cho việc phán xét sẽ được đưa ra." "Chúng ta phải càng ngày càng ý thức hơn rằng người nghèo chính là niềm hy vọng của nhân loại, bởi vì chúng ta sẽ được xét xử theo cách thức mà chúng ta đã cư xử với họ. Chúng ta sẽ đối đầu với thực tế khi được triệu về trước ngai Thiên Chúa. Và Ngài sẽ nói: "Xưa ta đói, ta trần truồng, ta không nhà cửa… Và những gì ngươi đã làm cho một trong những kẻ bé mọn chính là đã làm cho Ta." "Kẻ bé mọn" không chỉ là những người đang nghèo nàn về vật chất, nhưng còn là những ai đang thiếu thốn về tinh thần. Có người nghèo cơm ăn áo mặc, nhưng cũng không ít người nghèo giáo lý, kiến thức, cảm thông, an ủi, thứ tha… vì chẳng ai trao ban. Thế nên, hôm nay, sau khi nghe tiếng Chúa, bạn và tôi, chúng ta đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy rộng mở cho yêu thương và sẻ chia. Lm Bùi Quang Tuấn, CSsR *** Chúa nhật 26 C thường niên 1. Chúng ta chỉ là những người quản lý những gì chúng ta có Tất cả những gì chúng ta đang có trong tay, dù là vật chất hay tinh thần (đức độ, tài năng, chức quyền, địa vị, hay của cải, tiền bạc, v.v…) cũng đều do Thiên Chúa ban. Ngài muốn chúng ta tạm thời quản lý để làm những việc ích lợi cho Thiên Chúa và tha nhân, tức làm lợi cho Nước Trời. Chúng không phải là của ta, vì nếu chúng thật sự là của ta, thì chúng cũng phải theo ta về đời sau. Nhưng trong thực tế, khi lìa cuộc đời, ta phải để lại tất cả cho người khác. Do đó, xét cho cùng, chúng ta chỉ là những người quản lý tạm thời những gì chúng ta đang có, và phải sử dụng chúng theo ý muốn của người chủ đích thực của chúng là Thiên Chúa. Và chúng ta sẽ phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa về cách chúng ta quản lý chúng. Người quản lý nào không sử dụng của cải tiền bạc của chủ đúng theo ý chủ, nghĩa là không làm lợi cho chủ mà chỉ làm lợi cho mình, sẽ bị đuổi việc hoặc phải chịu trách nhiệm về cách quản lý sai trái ấy. Trong dụ ngôn bài Tin Mừng hôm nay, người phú hộ bị hình phạt dưới âm phủ, chịu lửa thiêu đốt và khát cháy cổ, không phải vì phạm một tội ác nào, mà chỉ vì sử dụng của cải Thiên Chúa ban để ích lợi cho một mình mình. Ông ta «mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình», bỏ mặc người nghèo ở ngay trước cổng nhà mình «sống chết mặc bay!», phải chịu «mụn nhọt đầy mình», «mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta», «thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no» mà không hẳn được ai cho. Người phú hộ ấy – cũng như biết bao người giàu có khác – nghĩ rằng những gì mình đang có trong tay là của mình, mình muốn sử dụng hay hưởng thụ thế nào, cho ai hay không cho ai là tùy ý mình. Ông ta nghĩ rằng ông hoàn toàn vô tội khi không làm thiệt hại gì ai. Đối với những người nghèo khổ đến với ông, ông nghĩ ông có quyền không cho, và làm như thế ông không có lỗi gì với họ cả: ông có làm gì khiến họ bị thiệt hại đâu! Nhưng việc ông phải chịu phạt dưới âm phủ chứng tỏ cách suy nghĩ như thế là hoàn toàn sai lầm. Tuy dù ông không có hành động tích cực hay cụ thể nào gây bất công cho ai, nhưng việc chỉ dùng của cải Thiên Chúa ban để hưởng thụ một mình mình, hay một mình gia đình mình, đồng thời làm ngơ hoặc không đếm xỉa gì đến những đau khổ của những người nghèo túng, bị áp bức chung quanh mình, thì ông đã phạm một tội rất nặng rồi. Vì tiền bạc của cải ông có, thật ra đâu phải là của ông khiến ông có toàn quyền sử dụng theo ý mình. Ông chỉ là người quản lý, và ông phải quản lý làm sao để chứng tỏ ông có tình thương, để làm lợi cho Nước Trời, là thứ xã hội lý tưởng trong đó mọi người luôn yêu thương nhau. Có thế ông mới xứng đáng được hưởng hạnh phúc trong Nước Trời, vốn chỉ dành cho những con người có tình yêu thương thật sự. Theo bài Tin Mừng về ngày phán xét cuối cùng (Mt 25,31-46), rất nhiều người chẳng phạm một tội ác nào tích cực, thế mà chẳng thể vào được Nước Trời chỉ vì, như Chúa nói, «xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng» (Mt 25,42-43). 2. Của cải vật chất trên nguyên tắc là để mọi người hưởng dùng Thiên Chúa tạo dựng nên của cải vật chất trên thế gian là cho tất cả mọi người hưởng dùng. Nhưng vì các cơ chế xã hội còn bất toàn, nên sự phân phối của cải chưa hợp lý, khiến cho xã hội còn nhiều bất công: «kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra». Do đó, để sửa chữa hay giảm bớt bất công trong xã hội, những ai được cơ chế xã hội ưu đãi khiến mình giàu có hơn người, dù là giàu có một cách rất hợp pháp, phải biết chia sẻ cho những người nghèo khổ hơn mình, nhất là những người gặp cảnh cùng quẫn. Đó là nghĩa vụ mà lương tâm tự nhiên của con người đòi hỏi, không cần phải nại đến luân lý Ki-tô giáo. Cổ nhân ta có những câu như «Lá lành đùm lá rách», «Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn», «Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng». Việc xây dựng một xã hội công bằng, trong đó của cải được phân chia hợp lý, hay việc chống bất công, cũng là nghĩa vụ của mọi người, nhất là những người được Thiên Chúa ban cho nhiều khả năng làm việc ấy một cách hữu hiệu (những người có tài năng, chức quyền, có địa vị trong xã hội và Giáo Hội…) Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa công bằng và yêu thương, Ngài đã cho Con Một Ngài xuống thế để loan báo Tin Mừng về Nước Thiên Chúa hay Nước Trời và khởi đầu xây dựng nước ấy, trước hết tại trần gian, và sau đó là trên trời. Nước Trời là một xã hội hay Giáo Hội lý tưởng, trong đó mọi người đều đối xử với nhau không chỉ hợp với lẽ công bằng, mà còn phải đầy tình yêu thương nữa. Những người ích kỷ, chỉ biết hạnh phúc một mình, đầy đủ một mình, những người chủ trương ai chết mặc ai, ai khổ mặc ai, không thể là đối tượng của Nước Trời. Vì thế, những người theo Ngài, tức các Ki-tô hữu, có nhiệm vụ tiếp nối công việc của Ngài là làm chứng và xây dựng cho Nước Trời. Làm chứng là chính mình sống đúng tinh thần công bằng và yêu thương của Nước Trời ngay trong chính môi trường mình đang sống. Xây dựng là làm sao để trong môi trường mình sống ngày càng có nhiều người sống tinh thần ấy. Thiết tưởng mọi Ki-tô hữu cần ý thức và quan tâm tới chiều kích xã hội và giáo hội này. 3. Những người giàu có, hạnh phúc, cần quan tâm giúp đỡ và chia sẻ với người nghèo túng, đau khổ Qua bài Tin Mừng hôm nay, ta thấy Thiên Chúa không chấp nhận cho vào Nước Trời những người sống ích kỷ, không biết yêu thương, những người lãnh đạm hoặc làm ngơ trước những đau khổ, thế cùng quẫn, tình trạng bị áp bức, bóc lột mà những người chung quanh ta đang phải gánh chịu một cách bất công. Vì thế, một cách cụ thể, chúng ta cần biết chia sẻ, giúp đỡ họ, và phải làm một cái gì đó khi có thể. Nếu chúng ta có tình yêu đích thực, tình yêu ấy ắt sẽ khiến chúng ta bức xúc và không thể im lặng hay bất động trước những đau khổ người khác đang phải chịu trước mắt mình. Tình yêu đích thực không cho phép chúng ta hành động như anh nhà giàu trong bài Tin Mừng hôm nay, an tâm «mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình» trong ngôi nhà khang trang đầy tiện nghi, không thèm đếm xỉa đến nỗi cùng quẫn của những «La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, thèm được những thứ trên bàn ăn rớt xuống mà ăn cho no» đang nằm trước cổng nhà mình. Tình yêu đích thực không cho phép chúng ta khoanh tay ngồi nhìn những kẻ ác tự do gây bất công cho những kẻ thế cô, khi mà chúng ta có thể dùng tài năng hay địa vị của chúng ta để can thiệp. Chúng ta sẽ phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa về những gì Thiên Chúa ban mà chúng ta lại không sử dụng để làm lợi cho Ngài và tha nhân. Dụ ngôn về nén bạc cho chúng ta biết điều ấy (xem Mt 25,14-30; Lc 19,12-27): Kẻ nào đem chôn nén bạc Chúa trao, dù chỉ là một nén, mà không sinh lợi ích cho Ngài, thì sẽ Ngài bị kết án: «Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng» (Mt 25,30). Do đó, chúng ta không thể tự hào mình vô tội chỉ vì mình không hề làm điều gì bất công. Coi chừng chúng ta là kẻ tội lỗi đáng kết án chỉ vì đã không làm những gì lương tâm và tình yêu thương đòi buộc phải làm, dù bởi lười biếng hay hèn nhát… Cầu nguyện Lạy Cha, con cảm thấy mình chưa đủ tình thương đối với Cha cũng như với đồng loại, vì con chưa dám hy sinh một chút danh tiếng, một chút thì giờ, một chút của cải, hay chấp nhận một chút đau khổ, nhục nhã, khó nhọc để làm cho những người thân đang đau khổ chung quanh con bớt đau khổ. Con vẫn chỉ nghĩ tới sự an toàn và hạnh phúc của riêng con, coi sự an toàn và hạnh phúc của con hơn tất cả. Xin ban cho con có nhiều tình yêu hơn, vì có đủ tình yêu, con sẽ làm được tất cả những gì Chúa muốn, những gì lương tâm và tình yêu đòi buộc. Amen. Jkn *** Chúa nhật 26 C thường niên Anh chị em thân mến. Cả thế giới ngày nay đang hốt hoảng lên vì căn bệnh của thời đại, căn bệnh mà hiện nay chưa có một phương thuốc nào khống chế được. Đó là căn bệnh AIDS. Mọi người đang cố sức tuyên truyền, thông báo mọi cách phòng bị để tránh căn bệnh hiểm nghèo này. Nhưng con số nhiễm bệnh ngày mỗi tăng cao hơn. Không phải những người bị nhiễm bệnh là những người không biết gì về căn bệnh. Nhưng, cũng có thể họ là những người được thông tin rất rỏ, họ cũng biết cách làm sao cho đừng nhiễm bệnh, thế mà họ vẫn mang căn bệnh hiểm nghèo của thời đại. Vì họ nghe, biết nhưng họ không giữ được, họ nghe đó, nhưng không bao giờ để ý đến điều mình đã nghe. Có khi họ nghe và biết rõ như thế nhưng vẫn ngoan cố đi vào để mang lấy căn bệnh không thể nào chạy chửa khỏi được. "Chúng đã có Môisen và các tiên tri, chúng hãy nghe các Ngài". Người phú hộ trong bài phúc âm, đã sa xuống vực sâu của cuộc sống. Ong đã vướn vào một căn bệnh mà giờ đây ông đành bất lực. Ong có van xin khóc lóc kêu la cũng vô ích. Ong còn lo cho những anh em của mình, sợ họ cũng vướn vào như ông. Ong nhờ Lazaro về thông báo, nhưng cũng không được chấp nhận. Mọi thông tin cần thiết đã có đầy đủ, có tránh được hay không là do ý thức của mỗi người. Cũng như ông, Phúc Âm không nói đến những việc làm của ông có gì sai trái, cũng không nói dến ông có làm việc gì bất chính. Chỉ nói đến việc ông lo hưởng thụ cho bản thân mà không nhìn thấy được việc cần phải làm cho người khác. Đó là căn bệnh Ích kỷ, căn bệnh chỉ biết hưởng thụ, căn bệnh không nhìn thấy tha nhân. Còn người nghèo khổ Lazaro. Không phải vì nghèo mà được chúc phúc, nhưng là thái độ chấp nhận sự nghèo khổ mà không một lời phiền hà trách móc. Cho dù trước mắt anh là cả một sự trái ngược đang diễn ra, cho dù anh đã bị đẫy xuống đến tột cùng, làm bạn với những con chó, anh cũng vui lòng chấp nhận thân phận mình. Chính vì thái độ chấp nhận đó mà anh đã được đền bù xứng đáng, anh thoát khỏi được căn bệnh của thời đại. "Chúng đã có Môisen và các Tiên Tri, chúng hãy nghe các Ngài". Phương tiện truyền thông đầy đủ, nhưng con người qua mọi thời đều vướn vào căn bệnh nan y không thể cứu chửa được. Đó là căn bệnh làm ngơ. Con người vẫn ngoan cố lao vào căn bệnh hiểm nghèo mà không chút sợ hãi. Mọi đều biết cách thế để tránh xa cơn bệnh vì đã được dạy bảo, được thông báo, nhưng những gì họ hiểu biết không giúp ích được gì. Căn bệnh vẫn ung dung bước vào từng người một. Mỗi người trong chúng ta, cũng nghe biết và được chỉ dạy rất nhiều để tránh được căn bệnh của thời đại. Nhưng hiện giờ chúng ta đã bị nhiễm bệnh đến mức nào? Cứ nhìn vào đới sống thực tế, nhìn vào những ngày tháng đã qua, nhìn vào những việc làm hiện tại của mỗi người, chúng ta sẽ thấy mình đang vướn vào căn bệnh hay vẫn còn lành mạnh. Trước những nỗi thương tâm, những đau khổ của người khác, trước những lời van xin thống thiết. Cũng như chứng kiến những bất hạnh, những đau thương chung quanh, chúng ta vẫn ngồi yên mà tận hưởng những gì là của mình, tận hưởng những gì mình có được, tìm sự thoải mái cho bản thân. Đôi lúc còn tệ hại hơn, thay vì không nhìn thấy những gì chung quanh để giúp đở, mà trái lại, chúng ta còn làm cho hoàn cảnh chung quanh trở nên tệ hại hơn vì lợi ích riêng tư của chính mình. Nếu như thế thì căn bệnh của chúng ta đã quá nặng, không biết có còn cách nào để chạy chửa được hay không? Còn nếu chúng ta biết giúp đở để làm cho hoàn cảnh chung quanh mình trở nên tốt đẹp hơn, không phải chỉ bằng vật chất đơn sơ, nhưng bằng cả những hành động cụ thể phát xuất từ con tim chân thành, còn có lời nói và cả cái nhìn độ lượng, để làm cho người khác vơi đi chút đau khổ. Nếu được như thế, chúng ta đang là những con người đầy sức sống của Thiên Chúa, chúng ta đang là những con người mạnh mẽ, chúng ta đang nghe theo phương pháp phòng chống căn bệnh hiểm nghèo cách tốt đẹp. Chúng ta cầu xin Chúa mở mắt tâm hồn mỗi người, để thấy được nhu cầu của anh em và sẵn sàng đáp ứng theo Thánh ý Chúa *** Chúa nhật 26 C thường niên Tình người ngược lại với hố ngăn cách Bài Tin Mừng hôm nay vạch cho thấy hố ngăn cách mà con người có thể đào sâu ở giữa nhau cả ở bên kia nấm mồ. Ngược lại với tình người được biểu lộ một cách sống động trong câu chuyện chia sẻ. Bối cảnh của câu chuyện là sau vụ tàn sát khủng khiếp do một người điên tại Arthur của nước Úc. Hai anh chị người Úc là Pat và Maureen Coyne sau khi chứng kiến thảm kịch ghê gớm đó đã có thể thiết lập mối tương quan Tin Mừng như thế nào đối với hai thân nhân của một số những nạn nhân bị sát hại. Chị Maureen chia sẻ như sau: Sau vụ thảm sát ghê gớm ấy, mãi đến tối mịt nhà tôi và tôi mới lên một chuyến xe khác để về Hobart. Chuyến xe trên đó chúng tôi đã khởi hành cần được thay thế vì chính người tài xế đã bị giết chết. Tôi rất sửng sốt khi bước lên xe mà thấy bà mẹ của một nữ hành khách đã bị sát hại đang ngồi đó cùng với cô con gái khác của bà. Tại sao hai người này không được ai lưu ý săn sóc cách riêng trong hoàn cảnh bi đát như vậy? Ðiều đáng sợ là họ ngồi lặng lẽ cách chẳng bình thường! Hai chúng tôi cùng nhau lần chuỗi để cầu cho các nạn nhân nhưng thấy khó cầm trí. Người ta đưa chúng tôi tới một trường cảnh sát để phần nào nhận sự an ủi và giúp đỡ. Kế đó chúng tôi được hướng dẫn lên xe để ngủ ở khách sạn. Khi ấy chỉ còn 6 người ở trên xe, trong đó có hai mẹ con nạn nhân bị sát hại. Tôi lặng lẽ đến bên người mẹ đáng thương để tỏ tình liên đới. Tôi đặt tay tôi trên cánh tay bà và nói: "Thưa bà, tuy không được rõ về niềm tin tôn giáo của bà, hai chúng tôi cũng đã sốt sắng cầu nguyện cho bà." Bà liền nắm lấy tay tôi và nói: "Quả thật, chúng tôi là người Kitô hữu. Tối qua chúng tôi đã tới nhà thờ Chính Toà tham dự Thánh Lễ. Thế là tương quan đã được thiết lập giữa hai bên nhờ niềm tin. Tôi lấy làm sung sướng cùng chung hiệp với bà về niềm tin Công Giáo. Tới khách sạn đã quá nửa đêm. Khi chia tay đi ngủ ở phòng riêng, tôi hứa sáng mai sẽ gọi điện thoại để xem có điều gì chúng tôi có thể làm để giúp đỡ bà. Thiên Chúa an bài mang lại kết quả bất ngờ Nhưng sáng mai khi tôi gọi, cô con gái đã trả lời rằng: "Quả thật, hai mẹ con chúng tôi đang trong tình trạng lạc lõng. Chúng tôi thực không biết phải làm gì và làm thế nào để trở về nhà. Chúng tôi không biết xử trí ra sao về vé máy bay của chúng tôi." Thế nhưng cô ta lại kết luận một cách chẳng chút lôgic chút nào khi nói:"Xin bà đừng đến gặp chúng tôi làm gì!" Khi tôi đặt ống nói xuống, tôi thấy rõ hai mẹ con ngỏ ý không muốn gặp chúng tôi vì lý do nào đó tuy họ rất cần sự giúp đỡ. Vậy nhà tôi đã gọi ông quản lý khách sạn và được biết ông này không để ý tới sự kiện có một số thân nhân của nạn nhân vụ thảm sát hiện ở khách sạn. Ông tỏ lòng biết ơn và phái người phụ tá của ông đứng ra lo đáp ứng những nhu cầu cho hai mẹ con nạn nhân. Ông quản lý còn cho nhà tôi biết chính ông cũng có năm người bạn bị giết trong cuộc thảm sát đó. Hôm đó chúng tôi có việc đi khỏi, mãi đến đêm mới trở về khách sạn. Chúng tôi nhận được mấy dòng của nhân viên trực điện thoại khách sạn cho biết cô con gái của bà mẹ bảy mươi tuổi đã gọi để cảm ơn chúng tôi về tất cả những giúp đỡ chúng tôi đã dành cho hai mẹ con trong cảnh khó khăn. Thực tình mình nói, chúng tôi đâu có làm gì nhiều để giúp đỡ họ! Dầu sao, sáng hôm sau chúng tôi cũng đã gọi họ để nói rằng chúng tôi muốn đến thăm họ trước khi bỏ Hobart. Lần này họ tỏ ra rất sung sướng đón tiếp chúng tôi. Chỉ sau khi chúng tôi tới gặp họ được mấy phút liền có cảnh sát đến xin đưa cô con gái đi nhận diện xác của bà chị của cô. Thế là chúng tôi tình nguyện ở lại tiếp chuyện bà mẹ bảy mươi tuổi. Bà và tôi thay đổi nhau nói đủ thứ chuyện trong khi nhà tôi chỉ biết lắng nghe tuy với quyết tâm nên một với người mẹ đáng thương. Tới lúc chia tay, một cách bất ngờ bà mẹ quay về phía nhà tôi và nói: "Này bạn Pat, tôi rất mến bạn." Câu nói đột xuất khiến nhà tôi hết sức cảm kích. Thế rồi khi trở về Melbourne chúng tôi đã đi dự lễ an táng các nạn nhân vụ thảm sát. Nhà thờ chật ních người với đủ thứ máy truyền hình. Xem ra rất khó để chúng tôi có cơ hội chia buồn với nhà hiếu. Bỗng cô con gái quen biết của chúng tôi xuất hiện qua đám đông. Cô ôm tôi trong vòng tay và nói: "Không có anh chị can thiệp với ông quản lý khách sạn, có lẽ chúng tôi không sống sót đâu. Chúng tôi rất biết ơn anh chị". Riêng bà mẹ còn nhắc tới nhà tôi đã dành cho bà thứ tình yêu chăm chú và lắng nghe mặc dầu trong thực tế nhà tôi hầu như chẳng nói gì. Sau này chúng tôi nói với nhau rằng "Ðó chính là lý do Thiên Chúa đã an bài để chúng tôi có mặt tại Arthur ngày hôm đó. Ý nghĩa của câu chuyện vừa chia sẻ nhấn mạnh mối tương quan bình thường cần có giữa con người với nhau. Chính Thiên Chúa sẽ an bài để tương quan ấy mang lại kết quả thật bất ngờ. Hãy sống lời Kinh Thánh dậy đừng chờ kẻ chết sống lại dậy thêm điều gì Riêng dụ ngôn anh nhà giầu với Ladarô nghèo trong Tin Mừng hôm nay, ngược lại, cho thấy hố ngăn cách mà con người tự chôn mình trong đó, không ai khác có thể lôi kéo mình ra khỏi được, đời này cũng như đời sau. Hố ngăn cách ấy được đào sâu ngay trong cách sử dụng của cải. Anh nhà giầu mặc sức hưởng thụ của cải mình có bất kể tới nhu cầu kẻ ăn xin bụng đói cất rét nằm ngay trước cổng nhà anh. Anh không màng chi tới việc chuẩn bị cho đời sống vĩnh cửu (x.16,8-9). Không phải của cải ngăn chặn không cho anh hưởng tiệc vui nơi lòng tổ phụ Apraham cho bằng anh quản lý (tức sử dụng) của cải đó. Cuộc sống của anh nhà giầu và Ladarô nghèo đã khác nhau, nỗi chết của họ càng khác nhau hơn nữa. Ladarô được các thiên thần rước vào lòng tổ phụ Apraham, còn anh nhà giầu bị chôn vùi trong lòng đất. Anh hết còn hy vọng gì nơi nấm mộ. Còn với Ladarô thì cuộc sống hạnh phúc bắt đầu sẽ không bị chấm dứt. Anh nhà giầu được mô tả bị giam nơi âm phủ (không phải là hỏa ngục) ngăn cách khỏi nơi cực lạc của tổ phụ Apraham. Ðó chính là nơi Ladarô đang được sung sướng. Ðiều bi đát là chính anh nhà giầu này phải xin Ladarô nghèo giúp đỡ mình. Anh tưởng mình còn có khả năng sai người mà anh kể như không hiện hữu trên đời, giúp nhỏ một giọt nước trên đầu lưỡi cho anh đỡ nóng, rồi giúp về cảnh cáo người trong gia đình anh để họ khỏi sa vào chốn cực hình như anh. Hẳn Ladarô phải lấy làm lạ khi thấy anh nhà giầu này biết đến danh xưng Ladarô của mình. Và cả tổ phụ Apraham cũng phải sửng sốt nghe anh nhà giầu tự xưng mình là con của tổ phụ trong khi anh vẫn từng xử đối với người mà tổ phụ nhận vào dự tiệc nơi lòng mình khác nào người dưng nước lã! Vấn đề chủ yếu được đặt ra là sống điều Môsê và các ngôn sứ (tức Kinh Thánh) dậy đừng chờ để người chết sống lại dậy thêm điều gì. ***
Posted on: Sat, 28 Sep 2013 11:55:51 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015