Cách phòng bệnh đau mắt đỏ . Theo khuyến cáo của - TopicsExpress



          

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ . Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, với đau mắt đỏ không nên quá nôn nóng điều trị, bởi cần có thời gian nhất định là 7 – 10 để loại bỏ vi-rút khỏi cơ thể. Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Nguyên nhân do sự dịch chuyển của người dân từ vùng này sang vùng khác nên virus gây bệnh phát tán nhanh. Bệnh đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan, thông thường trong gia đình có 1 người bị là cả nhà cũng bị lây theo. Điều này rất gây khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Có điều nghiêm trọng hơn đó là khi phát hiện thấy dấu hiệu bất thường ở mắt, người bệnh thường không đi khám ngay mà thường chủ quan tự mua thuốc về nhỏ, chủ yếu là thuốc kháng sinh. Việc này khiến bệnh ngày càng nặng hơn, để lâu còn có nguy cơ mù mắt vĩnh viễn. Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do nhiễm trùng. Nhưng đa phần là do virus. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ trở thành dịch và khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường: qua hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm nắm chạm vào những đồ vật của nguồn bệnh, qua thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng… Dịch đau mắt đỏ đang hoành hành trở lại. (Ảnh minh họa) Dịch đau mắt đỏ đang hoành hành trở lại. (Ảnh minh họa) Triệu trứng Biểu hiện ban đầu là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt, bệnh nhân vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không suy giảm. Ở thể nặng hơn, bệnh nhân có thể bị phù mắt đỏ, có màng trong mắt. Người bệnh còn có biểu hiện toàn thân sốt nhẹ, viêm mũi- họng, nổi hạch trước tai, sợ ánh sáng, mỗi khi nuốt nước bọt họng đau và nổi hạch. Hiện tại, đau mắt đỏ không có thuốc đặc trị, chỉ có thể dựa vào chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cẩn thận thì sau 6-10 ngày, virus sẽ tự hết, người bệnh mới có khả năng khỏi. Vì vậy, tốt nhất, người dân nên áp dụng tốt các biện pháp phòng để tránh mắc bệnh và gặp khó khăn khi điều trị. Theo bác sĩ Bác sĩ Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ương), đây là một loại bệnh mà phòng bệnh tốt và đơn giản hơn nhiều chữa bệnh. Dưới đây là cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ tại gia đình, trường hợp, công sở: - Không dùng chung đồ đạc với người đau mắt, không tiếp xúc trực tiếp (trò truyện) với người đau mắt. - Nếu nhiều người trong gia đình bị đau mắt đỏ thì mỗi người dùng riêng một chai thuốc nhỏ. Việc dùng chung một chai thuốc sẽ khiến bệnh có thể diễn tiến nặng thêm. - Người chưa mắc bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc nên có khẩu trang. Trong nhà có người mắc bệnh cần hạn chế ngủ chung giường với người bệnh trong thời gian đau mắt đỏ và sau khi khỏi bệnh ít nhất 1 tuần. - Bạn nên thường xuyên rửa tay chân sạch sẽ, súc miệng nước muối thường xuyên. Tránh đến nơi đông người, đặc biệt là nguồn dịch. Tránh dụi tay vào mắt. Hạn chế bơi lội trong giai đoạn phát dịch. - Uống thật nhiều nước để cơ thể có thể thải được độc tố trong cơ thể. Khi đi ra ngoài, bạn cần đeo kính chắn bụi, chắn virus. - Rửa mặt bằng nước sạch, dùng khăn riêng. Vệ sinh khăn mặt của mình bằng cách giặt sạch và phơi ngoài nắng. Vệ sinh sạch sẽ phòng ốc, thường xuyên giặt ga giường, vỏ gối,… -Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa với người bệnh - Không dụi mắt bằng tay - Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (sáng, trưa, tối). - Nếu thấy cộm mắt hay ra gỉ nhiều thì nên đi khám ngay chứ tuyệt đối không tự ý mua thuốc về tra mắt. Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, có không ít trường hợp bệnh kéo dài và có biến chứng xấu ảnh hưởng thị lực sau này nên mọi người luôn có ý thức phòng bệnh tốt và cần được can thiệp kịp thời khi bị mắc bệnh.
Posted on: Wed, 25 Sep 2013 06:26:10 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015