Cấu Trúc Đảo Ngữ Trong Tiếng Anh (cơ bản) Cũng - TopicsExpress



          

Cấu Trúc Đảo Ngữ Trong Tiếng Anh (cơ bản) Cũng như trong rất nhiều thứ ngôn ngữ khác, đảo ngữ là một hiện tượng ngữ pháp phổ biến trong tiếng Anh. Thông thường, người ta sử dụng đảo ngữ nhằm nhấn mạnh mục đích nói hoặc làm tăng tính trang trọng của câu văn. 1. Đảo vị trí chủ ngữ và động từ chính ( Subject - verb inversion) ví dụ : Here comes the rain ( Cơn mưa sắp đến ) Once upon a time, there lived a king. 2.Đảo vị trí chủ ngữ và trợ động từ/ động từ khuyết thiếu ( Subject-operator inversion) vd Never did I see him so angry. ( Tôi chưa bao giờ thấy anh ta giận dữ như vậy) 3 Cấu trúc đảo ngữ trong câu đơn hoặc trong một mệnh đề. a / Đảo ngữ trong câu bắt đầu bằng những phó từ mang nghĩa phủ định Trong tiếng Anh, có một số phó từ có dạng phủ định hoặc mang nghĩa phủ định tuy không ở dạng tường minh ( initinal negative averbial/ Initial Semi- Negative Adverbial) ví dụ như : i) Initinal negative Adverbials: Never; Never + another averbial; In/ under no circumstances, On no account , In no case, At no time, Not once, Not since ...., ii) Initial semi-negative Adverbials: Seldom, rarely, Hardly, Litter, Only +after/ by/ once/ in/ during/ at/ when / with/ as/ then .... Những phó từ đặc biệt này thường đứng ở đầu câu. Khi đó, ta có câu trúc đảo ngữ : A.N + Operator + Subject + main Verb ... Quan sát một số ví dụ cụ thể ta sẽ thấy rõ hơn. Under no circumstances should you lend him the money. (Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được cho anh ta vay tiền ) On no account must this switch be touched .(Dù bất cứ lí do nào cũng không được động vào cái công tắc này) In no way could I agree with you. ( Tôi không sao có thể đồng ý với anh) no means does he intend to criticize your idea. ( Anh ta hoàn toàn không có ý định phê phán ý kiến của bạn. ) Seldom did we have any time to ourselves. ( Ít khi chúng ta có thời gian cho riêng mình ) Rarely has he take such a good exam. ( Chả mấy khi hắn ta thi tốt như thế) Hardly ever did she agreed to go to the cinema in the evening. ( Hầu như chẳng bao giờ cô ta được cho phép đi xem phim vào buổi tối ) Ta có thể thấy trong tất cả các ví dụ trên, tính phủ định của câu được nhấn mạnh. b/ Đảo ngữ sau các phó từ chỉ phương hướng, địa điểm, trật tự và thời gian. - Khi câu đơn (mệnh đề) mở đầu bằng các trạng ngữ chỉ nơi chốn, trật tự, địa điểm hoặc thời gian thì động từ chính có thể đảo lên trên chủ ngữ, nhưng nhớ rằng tuyệt đối không sử dụng trợ động từ trong trường hợp này. Adverbial phrase of place/order/time + m.Verb + S (no auxiliary) Xét các ví dụ dưới đây. Two women were talking outside the house. Outside the house were talking two women. ( Phía trước toà nhà là hai người phụ nữ đang nói chuyện ) The police came first, then the ambulance came [First came the police, then came the ambulance. ( Đến đầu tiên là cảnh sát, sau đó là xe cứu thương) - Trong 2 cách diễn đạt cùng một sự việc ở ví dụ thứ 2, ta thấy cách thứ nhất mang tính chất liệt kê sự việc, trong khi cách thứ 2 nhấn mạnh đến thứ tự của hành động, đó chính là tác dụng mà đảo ngữ đem lại. - Một động từ luôn dùng ở dạng đảo ngữ khi câu bắt đầu bằng một phó từ chỉ nơi chốn, địa điểm là động từ To BE Ví dụ In front of the museum is the post office. ( Bưu điện ở trước cửa viện bảo tàng ) - Ngoài ra, một số động từ khác cũng hay được đảo lên trước chủ ngữ khi câu bắt đầu bằng một phó từ chỉ nơi chốn, địa điểm, đó là climb, come, fly, go, hang, lie, run, sit, stand - Tuy nhiên chú ý rằng, chúng ta không dùng dạng đảo ngữ với chủ ngữ là một đại từ. Ví dụ có thể nói : In the armchair sat a woman. ( Trên ghế bành là một người phụ nữ ) chứ không thể nói : In the armchair sat she. - Trong giao tiếp thông thường, đảo ngữ thường xuất hiện sau các phó từ như here, there và các phó từ khác như back, down, in, off, up, round, out, ect. Down came the rain and up went the umbrellas. ( Mưa xuống và ô dù giương lên ) c/ Đảo ngữ sau so.. that ; such... that ( quá .. đến nỗi) Cấu trúc thường thấy khi sử dụng so... that là: Subject +main verb + so + adj + that + .... Ví dụ: He was so intelligent that he can complete all the homework in only a half an hour. ( Anh ta thông minh đến mức có thể hoàn thành tất cả bài tập về nhà chỉ trong vòng nửa giờ ) - Thế nhưng, khi cần nhấn mạnh một cách đặc biệt vào ý nghĩa của tính từ, chúng ta có thể đặt So + tính từ lên đầu câu. Khi đó, hoặc động từ chính sẽ chuyển lên trước chủ ngữ, hoặc trợ động từ sẽ chuyển lên trước chủ ngữ. So + adj + main verb + subject + that ... Ví dụ : So successful was her business, that Marie was able to retire soon. (Đã quá thành công trong kinh doanh nên Marie có thể về hưu sớm ) So + adj + auxiliary + subject + main veb + that + ... So dangerous did the weather condition become that all mountain roads were closed. ( Điều kiện thời tiết quá nguy hiểm đến nỗi tất cả các con đường lên núi đều bị đóng ) - Cũng giống như trong cấu trúc So.. that, khi cần nhấn mạnh đến tính chất của của chủ ngữ, người ta cũng có thể dùng đảo ngữ trong cấu trúc Such... that. Khi đó, Such được đưa lên đầu câu, tiếp đó là động từ be. Ví dụ Such is the popularity of the play that the theatre is likely to be full every night. ( Sự yêu thích của công chúng với vở kịch lớn đến nỗi, nhà hát hầu như chật ních trong tất cả các đêm ). d/ Đảo ngữ trong câu tường thuật trực tiếp . - Trong khi tường thuật trưc tiếp một đoạn hội thoại, chúng ta thường gặp những câu như : Nice to meet you said Bill. (thay cho ... Bill said) ( Hân hạnh được gặp anh Bill nói ) hoặc Shut up, please shouted the woman ( thay cho .... the woman shouted) ( Câm mồm , người phụ nữ quát ) - Trong các ví dụ trên, động từ chính được đảo lên trước chủ ngữ, đó là hiện tượng đảo ngữ thường gặp trong các câu tường thuật, đặc biệt là trong văn viết. e/ Những trường hợp khác - Bên cạnh 2 cấu trúc đảo ngữ chính đã trình bày, ta cũng thường gặp một số dạng đảo ngữ không chính thức khác. Trong phần này, chúng ta sẽ điểm qua 2 dạng thường gặp. + Đảo vị trí phó từ đóng vai trò bổ nghĩa cho động từ chính : Trong dạng thức chuẩn của câu đơn (hoặc mệnh đề), ta thấy, phó từ bổ nghĩa cho động từ chính thường đứng ở cuối : ( S-V-A hoặc S-V-Od-A). Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, phó từ không đứng ở vị trí bình thường mà nó được đảo lên đầu câu nhằm nhấn mạnh vào tính chất hành động của chủ ngữ. Khi đó, cấu trúc ngữ pháp sẽ thay đổi, sau phó từ đầu câu là chủ ngữ, trợ động từ ( nếu có ) và động từ chính. Adverb - Subject - Verb + ... Quan sát ví dụ sau đây, Very carefully, she drives. ( Cô ấy lái xe rất cẩn thẩn) So sánh với dạng quen thuộc : She drives very carefully, ta thấy, phó từ very carefully được đảo lên đầu câu, và ở đây, cách hành động của chủ thể được nhấn mạnh. Điều đó được thể hiện tương tự trong câu. Again it worked . Hay: Very fast, he takes his gun and shoots. (Rất nhanh, anh ta rút súng và bắn ) + Đảo vị trí định ngữ bổ nghĩa cho chủ ngữ.( Complement of subject): Trong dạng câu này, định ngữ bổ nghĩa cho chủ ngữ (complement of subject) thường đứng ở cuối câu ( S-V-C ), nhưng khi cần thiết có thể được đảo lên đầu câu với tác dụng nhấn mạnh. Complement of subject + Subject + main verb +... ( Tính từ bổ nghĩa cho chủ ngữ + chủ ngữ + động từ chính ) Yellow, it was. (Cái đó màu vàng) Sandra her name is. ( Tên cô ấy là Sandra) 4.Các trường hợp đảo ngữ khác trong câu ghép, câu phức và câu phức hợp kép. a/ Neither... và nor ... - Trong câu ghép có chứa neither.. hoặc nor... , thì mệnh đề có chứa neither.. và nor.. được sử dụng ở dạng đảo ngữ với cấu trúc như sau : Negative clause, neither/ nor + operator + S + (main V). Ví dụ She doesnt play the guitar and neither do I. ( Cô ấy không chơi ghita, và tôi cũng vậy ) He had no money, nor did he know anybody from whom he could borrow. ( Anh ta không có tiền, mà anh ta cũng chẳng biết vay ai. ) b/ Đảo ngữ trong các câu so sánh với as và than - Trong các câu so sánh mang tinh chất trang trọng, đặc biệt là trong văn viết, người ta có thể đảo vị trí của chủ ngữ và động từ chính trong mệnh đề đứng sau as hoặc than, khi đó, ta có cấu trúc đảo ngữ. The first subject + main verb + Adverb, as/ then + main verb + the second Subject - Quan sát 2 cách diễn đạt cho cùng một vấn đề dưới đây, cách thứ nhất sử dụng cấu trúc ngữ pháp thông thường, cách thứ hai sử dụng đảo ngữ. Vd: The cake was execellent, as the coffee was. The cake was execellent, as was the coffee. ( Món bánh thật tuyệt vời và cà fê cũng vậy ) Research shows that children living in villages watch more television than their couterparts do in inner city areas. Research shows that children living in villages watch more television than do their couterparts in inner city areas. ( Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em sống tại làng quê xem vô tuyến nhiều hơn những đứa trẻ cùng lứa sống tại khu vực thành thị ) - Trong cách diễn đạt thứ hai ( có sử dụng đảo ngữ ), câu văn trang trọng hơn, đồng thời, mục đích so sánh được nhấn mạnh hơn. Các cấu trúc đảo ngữ này đặc biệt hay sử dụng trong văn học, tuy nhiên chú ý rằng, không sử dụng chúng nếu chủ ngữ thứ hai là một đại từ. Ví dụ Có thể nói Trangs sister was very pretty, as was Trang . Nhưng không thể nói Trangs sister was pretty, as was she. c/ Đảo ngữ trong câu điều kiện - Trong một số câu điều kiện, nếu động từ thứ nhất trong mệnh đề điều kiện if là should, were hoặc had, chúng ta có thể lược bỏ if và đặt động từ đó ở đầu mệnh đề, sau đó là chủ ngữ và động từ chính. Xét một số ví dụ thể hiện điều đó. If any of this should cost anything, send me the bill. Should any of this cost anything, send me the bill. (Nếu anh phải trả bất kì một chi phí nào cho việc này, xin cứ gửi hoá đơn cho tôi) If they hasnt rushed Dan to hospital, he would have died. Had they not rushed Dan to hospital, he would have died. ( Nếu họ không đưa gấp Dan vào bệnh viện, có lẽ anh ta đã chết ) d/ Đảo ngữ kiểu câu xen vào giữa (parenthetical statements ) Trước hết, quan sát một số ví dụ sau đây. This, he told her, was the end. ( Đây ( anh ấy nói với cô ta ) là sự chấm dứt ) Greatmen, it is true, are sometimes very careless about their appearance. (Thật sự là những vĩ nhân đôi khi rất cẩu thả về bề ngoài của họ ) History, we know, is apt to repeat herseft. ( Lịch sử, như chúng ta biết, hoàn toàn của thể tái diễn ) Sincerity, I think, is better than grace ( Tôi nghĩ sự chân thật thì tốt hơn kiểu cách ) - Ta thấy rằng, đôi khi, để làm rõ nghĩa cho chủ ngữ hoặc đưa ra một nhận xét tức thời nào đó về ý nghĩa của câu, người ta có thể xen vào giữa cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ chính của câu một mệnh đề. Đó là cấu trúc Câu xen vào giữa ( Parenthetical Statements ) trong tiếng Anh. Mệnh đề bổ sung nhất thiết phải đặt trong 2 dấu phẩy hoặc 2 dấu gặp ngang để phân biệt với cấu trúc chính của câu: Main Subject, parenthetical statement , Main Verb + etc. Cấu trúc này hay được sử dụng trong văn viết và có tác dụng chính là đưa ra nhận xét của người viết về vấn đề đưa ra hoặc làm rõ nghĩa cho chủ ngữ.
Posted on: Tue, 19 Nov 2013 05:23:12 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015